Hê ̣ thống chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị trấn xuân mai chương mỹ thành phố hà nội (Trang 51 - 56)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.5. Hê ̣ thống chỉ tiêu

Chất lượng tín dụng được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, mỗi chỉ tiêu sẽ phản ánh một khía cạnh nhất định. Hơn nữa, đứng ở những vị trí khác nhau với quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau sẽ có những chỉ tiêu khác nhau để đánh giá. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu - tôi chỉ xin phép đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của một chi nhánh NHTM. Các chỉ tiêu này được đánh giá trên ba góc độ: Người cho vay (NH), người đi vay (khách hàng) và góc độ xã hội nói chung.

Tập hợp các chỉ tiêu khác nhau trên cơ sở đánh giá của các đối tượng liên quan sẽ cho một kết quả đánh giá hoàn chỉnh nhất, một cái nhìn toàn cảnh về chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Thị trấn Xuân Mai, Chương mỹ, Tp. Hà Nội.

2.3.5.1. Đứng trên giác độ khách hàng (người đi vay) a/ Chi phí vốn vay (lãi suất tiền vay)

Chi phí vốn vay là khoản chi phí mà khách hàng bỏ ra để được NH nhượng quyền sử dụng một số tiền, trong một thời gian nào đó.

Đối với dịch vụ NH thì chi phí vốn vay = lãi suất cho vay + các loại phí (nếu có) của khoản vay.

Đối với người đi vay - đặc biệt là với những khách hàng lớn, có uy tín , có nhiều sự lựa chọn về NH phục vụ thì chi phí vốn vay là một yếu tố quan trọng để người vay cân nhắc nên vay ở NH nào. Về phía các NH, thông thường chỉ có các NH lớn, có uy tín, có năng lực quản trị kinh doanh tốt mới có khả năng thu hút được nhiều nguồn vốn rẻ (nguồn vốn trong thanh toán), mới có thể cho vay với lãi suất cạnh tranh.

b/ Thời gian bình quân để xem xét, giải quyết 01 món vay

Thời gian để xét giải quyết cho vay nhánh hay lâu cũng là yếu tố khách hàng quan tâm, bởi trong điều kiện kinh tế thị trường, yếu tố thời gian nhiều khi đóng vai trò quyết định sự thành bại của một phương án kinh doanh. Vì vậy tiêu chí này ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn NH để vay vốn của khách hàng. Do vậy, để tránh mất đi những NH tốt, các NH cần không ngừng tìm mọi giải pháp để đơn giản hoá các thủ tục vay vốn, giảm thiểu thời gian xét duyệt cho vay ...

c/ Sự phàn nàn từ phía khánh hàng

Chỉ tiêu này chủ yếu phản ánh sự ca thán, đánh giá của khách hàng về tinh thần thái độ làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên NH. Thông qua các ý kiến phản hồi của khách hàng, NH có cơ hội nhìn lại mình, tìm ra những biện pháp khắc phục các hạn chế, phát huy ưu điểm, xây dựng văn hoá kinh doanh NH, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

d/ Tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập (thông qua các số liệu điều tra thu thập được, sử dụng phương pháp hàm sản xuất để tính toán chỉ tiêu này).

2.3.5.2. Đứng trên giác độ ngân hàng a/ Tình hình dư nợ tín dụng

Đây là chỉ tiêu về “lượng” tại những thời điểm nhất định (cuối tháng, quý, năm), phản ánh số dư nợ cho vay của NH ( bao gồm các khoản vay chưa đến hạn thanh toán và cả các khoản vay quá hạn).

Mặc dầu chỉ tiêu này nghiêng về số lượng nhưng được các NH rất quan tâm.

Chỉ tiêu này cho biết quy mô tín dụng của một NH và thông qua việc so sánh giữa các thời kỳ khác nhau sẽ đánh giá được tốc độ tăng trưởng tín dụng của NH. Trong điều kiện bình thường, không có sự tác động từ các chính sách của nhà nước (chẳng hạn như chính sách thắt chặt tiền tệ đang được áp dụng trong giai đoạn hiện nay) thì sự tăng lên hay giảm xuống của dư nợ tín dụng phần nào cho biết chất lượng tín dụng của NH là đang đi lên hay đi xuống. Nếu dư nợ tăng đều, ổn định qua các thời kỳ - chứng tỏ hoạt động tín dụng của NH đang phát triển tốt. Ngược lại, khi dư nợ tín dụng giảm nhiều và có tính hệ thống qua các thời kỳ - cho thấy hoạt động tín dụng của NH đang có vấn đề, vấn đề đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: chất lượng dịch vụ kém, trình độ chuyên môn của nhân viên tín dụng yếu kém, NH đang phải tập trung giải quyết nhiều khoản nợ xấu ...

b/ Tình hình nợ quá hạn

Phản ánh giá trị tuyệt đối của toàn bộ các khoản nợ quá hạn của NH.

Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ đã đến hạn thanh toán nhưng không được thanh toán đúng hạn và khách hàng không có giấy đề nghị xin gia hạn nợ hoặc có giấy đề nghị gia hạn nợ nhưng không được NH chấp thuận. Mặc dầu chỉ tiêu này chưa cho biết nguy cơ rủi ro của NH, nhưng trong một chừng mực nào đó phản ánh chất lượng tín dụng của NH là không tốt nếu tổng số nợ quá hạn cao và liên tục tăng lên qua cáo thời kỳ.

c/ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Trước năm 2000, ở nước ta chưa có khái niệm nợ xấu. Khái niệm nợ xấu xuất hiện kể từ khi Chính phủ ban hành QĐ số 149/QĐ-TTg, ngày 05/10/2001 V/v phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt

động phân loại nợ và xử lý nợ tồn đọng phát sinh trước 31/12/2000. Theo đó việc phân loại các khoản nợ xấu tồn đọng không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tính chất và khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp đảm bảo của khoản vay và tình trạng pháp lý của khách hàng, theo đó có 03 nhóm nợ với các cơ chế xử lý khác nhau, bao gồm: Nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo (nhóm I); Nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng thu hồi (nhóm II); Nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ đang còn tồn tại hoạt động (nhóm III).

Hiện nay các TCTD đang áp dụng việc phân loại nợ theo QĐ 493/2005/QĐ- NHNN, ngày 22/4/2005 và QĐ số 18/2007/QĐ-NHNN, ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Theo đó, nợ xấu của các TCTD được xác định căn cứ vào thực trạng khách hàng + thời gian quá hạn của khoản nợ và được phân làm 5 nhóm là: nhóm 1- nợ đủ tiêu chuẩn; nhóm 2- nợ cần chú ý; nhóm 3- nợ dưới tiêu chuẩn;

nhóm 4- nợ nghi ngờ; nhóm 5- nợ có khả năng mất vốn. Các khoản nợ nhóm 3, 4, 5 được coi là nợ xấu và được trích tỷ lệ dự phòng tương ứng là 20%, 50% và 100%.

Đây là chỉ quan trọng và chủ yếu để đánh gía chất lượng tín dụng của TCTD.

d/ Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn/Tổng số nợ xấu

Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của TCTD.

e/ Tình hình trích lập dự phòng rủi ro

Số tiền trích lập dự phòng rủi ro có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận của TCTD. Chất lượng tín dụng của TCTD được đảm bảo khi TCTD vừa hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận, đồng thời trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ. Tuy nhiên, việc một TCTD phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro lớn cũng thể hiện chất lượng tín dụng không tốt, có tỷ lệ nợ xấu cao.

g/ Tình hình xử lý rủi ro và thu nợ đã xử lý rủi ro

Theo quy định hiện nay, NHNo&PTNT Thị trấn Xuân Mai, Chương mỹ, Tp. Hà Nội được sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:

1. Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; các nhân bị chết hoặc mất tích.

2. Các khoản nợ thuộc nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn (bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5).

Như vậy rõ ràng số nợ xấu phải xử lý rủi ro có quan hệ tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng và ngược lại số nợ xấu đã xử lý rủi ro thu được có quan hệ tỷ lệ thuận với chất lượng tín dụng.

h/ Kết quả lợi nhuận, lãi thu từ hoạt động cho vay

Một khoản cho vay tốt là phải thu hồi được đầy đủ gốc + lãi đúng thời hạn.

Chất lượng tín dụng của NH tỷ lệ thuận với chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này càng cao, năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ dư nợ của NH có sự tăng trưởng tốt, khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

2.3.5.3. Đứng trên phương diện xã hội

Vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng kinh tế. và một trong những kênh chủ yếu để cung ứng vốn cho nền kinh tế là tín dụng ngân hàng. Như vậy, kết quả tăng trưởng kinh tế chính là hệ quả kinh tế xã hội của hoạt động tín dụng. Điều này thể hiện qua một số khía cạnh sau:

- Thu hút sử dụng lao động vào sản xuất kinh doanh: Nguồn vốn tín dụng góp phần quan trọng vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh nên đã làm gia tăng khối lượng công việc, từ đó tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

- Sự gia tăng tổng thu nhập (GDP, GNP): Tín dụng huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội (kể cả nguồn vốn từ nước ngoài) để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nên đã góp phần quan trọng làm gia tăng tổng sản lượng xã hội.

- Thúc đẩy phát triển các ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

- Tác động đến việc thay đổi cơ cấu ngành và khu vực của nền kinh tế: Để thực hiện những chính sách của nhà nước về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế hoặc tập trung cho việc đầu tư phát triển những khu vực nào đó thì tín dụng là một trong những công cụ quan trọng để đạt được mục tiêu này.

- Sự cải thiện chung của mức tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế: Thông qua việc nới lỏng hay thắt chặt tín dụng, nhà nước sẽ điều chỉnh lại cơ cấu sử dụng vốn của các chủ thể - hoặc là gia tăng đầu tư, hoặc là tiết kiệm....để cho phù hợp với mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị trấn xuân mai chương mỹ thành phố hà nội (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)