Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, địa hình

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân trong phát triển nông nghiệp nông thôn tại thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 44 - 49)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN THỊ XÃ TAM ĐIỆP VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, địa hình

Thị xã Tam Điệp có diện tích 110,9 km² với dân số 55.021 người (thống kê 2009) gồm: 5 phường: Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn, Tây Sơn, Tân Bình; 4 xã:

Quang Sơn, Yên Bình, Yên Sơn, Đông Sơn.

Địa giới hành chính:

- Phía Đông Bắc giáp huyện Hoa Lư, Ninh Bình - Phía Đông Nam giáp huyện Yên Mô, Ninh Bình

- Phía Tây Nam giáp thị xã Bỉm Sơn và các huyện Hà Trung, Thạch Thành của tỉnh Thanh Hoá.

- Phía Tây Bắc giáp huyện Nho Quan, Ninh Bình.

Thị xã Tam Điệp được thành lập ngày 17/12/1982,[4] trên cơ sở thị trấn Tam Điệp và 2 xã Yên Bình, Yên Sơn tách từ huyện Tam Điệp. Khi đó thị xã gồm 3 phường: Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn, và 4 xã: Quang Sơn, Yên Bình, Yên Sơn, Đông Sơn. Trước đó, thị trấn Tam Điệp được thành lập ngày 23/2/1974 trên cơ sở thị trấn nông trường Đồng Giao thuộc huyện Yên Mô và nông trường Tam Điệp.

Ngày 27/4/1977, thị trấn Tam Điệp trở thành huyện lị huyện Tam Điệp được thành lập do sáp nhập huyện Yên Mô và 10 xã của huyện Yên Khánh.

Thị xã Tam Điệp nằm trên trục Quốc lộ 1A (đoạn chạy qua đây dài 12 km), là nơi tiếp giáp giữa vùng Bắc Trung Bộ và phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 105 km về phía Nam, cách thành phố Ninh Bình 12 km. Từ thị xã còn có Quốc lộ 12B đi Nho Quan và Hòa Bình, đường sắt Bắc-Nam đoạn chạy qua đây dài 12 km với 2 ga: Ghềnh và Đồng Giao.

36

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Thị xã Tam Điệp

(Nguồn: Phòng TN-MT thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 2011) 2.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu

Khí hậu của Thị xã Tam Điệp là khí hậu thuộc tiểu vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Hàng năm chịu ảnh hưởng từ 2 - 4 cơn bão. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,2oC, độ ẩm trung bình 81,2%, lượng mưa trung bình 1.786,2 mm/năm, số giờ nắng trung bình 1.600h.

2.1.1.3. Điều kiện đất đai, tài nguyên rừng

Đất đai: Thị xã Tam Điệp thuộc vùng bán sơn địa, có địa hình phức tạp, nhiều núi đá vôi, đồi dốc, ruộng trũng. Cao độ địa hình dao động từ +4 đến +53m, địa hình dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trung bình 70 – 110o. Vùng đất trũng xen kẽ núi đá vôi, bao gồm các xã Yên Sơn, Yên Bình, Đông Sơn, là vùng trồng lúa của Thị xã, với tổng diện tích đất trồng lúa hiện nay trên 1.450 ha. Vùng đồi: Diện tích 3.525 ha, là vùng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất của thị xã, thuộc nhóm đất Feralit đỏ, vàng rất thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Trước kia được

37

khai thác trồng cà phê, chè, cây hoa màu; hiện nay đang hình thành vùng cây ăn quả tập trung, trồng dứa, ngô rau, lạc tiên cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đồ hộp xuất khẩu. Vùng núi đá vôi: Diện tích 2.323,6 ha (chiếm 21% diện tích tự nhiên), là một phần của dãy núi Biện Sơn - Tam Điệp, đây là khu vực có trữ lượng lớn về đá vôi và Đôlômít, là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng như: Xi măng và một số hoá chất công nghiệp.

Bảng 2.1. Bảng phân tích biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng trên địa bàn thị xã Tam Điệp Đvt : ha STT Mục đích sử

dụng đất

Diện tích năm 2009

Diện tích năm 2010

Diện tích năm 2011

Biến động 2011-2009

Biến động 2011-2010

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(3) (7)=(5)-(4)

Tổng diện tích 10.685,46 10.685,46 10.497,90 (187,56) (187,56) 1 Đất nông nghiệp 7.309,95 7.800,55 7.311,73 1,78 (488,82) 1.1 Đất sản xuất nông

nghiệp 5.038,88 4.968,98 4.673,77 (365,11) (295,21) 1.1.1 Đất trồng cây

hàng năm 2.027,81 2.011,26 1.831,16 (196,65) (180,10) 1.1.1.1 Đất trồng lúa 1.083,29 1.078,76 951,82 (131,47) (126,94) 1.1.1.2 Đất trồng cây

hàng năm khác 944,52 932,50 879,34 (65,18) (53,16) 1.1.2 Đất trồng cây lâu

năm 3.011,07 2.957,72 2.842,61 (168,46) (115,11) 1.2 Đất lâm nghiệp 2.121,89 2.682,48 2.435,45 313,56 (247,03) 1.2.1 Đất rừng sản xuất 734,53 716,51 414,17 (320,36) (302,34) 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1.387,36 1.965,97 2.021,28 633,92 55,31

1.2.3 Đất rừng đặc dụng - - - - -

1.3 Đất nuôi trồng

thủy sản 120,97 120,88 181,76 60,79 60,88

1.4 Đất làm muối - - - - -

1.5 Đất nông nghiệp

khác 28,21 28,21 20,75 (7,46) (7,46)

2 Đất phi nông

nghiệp 2.253,86 2.353,25 2.690,69 436.83 337,44

2.1 Đất ở 334,81 347,31 390,37 55,56 43,06

2.1.1 Đất ở tại nông

nghiệp 149,04 153,79 160,13 11,09 6,34

38

2.1.2 Đất ở tại đô thị 185,77 193,52 230,24 44,47 36,72 2.2 Đất chuyên dùng 1.524,86 1.612,02 1.850,51 325,65 238,49 2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

22,13 21,93 22,06 (0,07) 0,13

2.2.2 Đất quốc phòng 326,66 338,91 364,76 38,10 25,85

2.2.3 Đất an ninh 6,48 6,60 5,52 (0,96) (1,08)

2.2.4

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

442,24 508,94 526,99 84,75 18,05

2.2.5 Đất có mục đích

công cộng 727,35 735,64 931,18 203,83 195,54

2.3 Đất tôn giáo, tín

ngưỡng 1,89 1,89 2,73 0,84 0,84

2.4 Đất nghĩa trang,

nghĩa địa 28,42 28,41 30,68 2,26 2,27

2.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

358,57 358,31 411,09 52,52 52,78

2.6 Đất phi nông

nghiệp khác 5,31 5,31 5,31 - -

3 Đất chưa sử

dụng 1.121,65 531,66 495,48 (626,17) (36,18) 3.1 Đất bằng chưa sử

dụng 82,62 80,26 77,62 (5,00) (2,64)

3.2 Đất đồi núi chưa

sử dụng 205,70 202,75 200,09 (5,61) (2,66)

3.3 Núi đá không có

rừng cây 833,33 248,65 217,77 (615,56) (30,88) (Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Tam Điệp 2011)

Tóm lại, Tam Điệp là thị xã có diện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 70%. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Tam Điệp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng toàn diện. Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn đây chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng phát triển, nhằm từng bước góp phần làm cho bức tranh kinh tế thị xã ngày càng phong phú. Đây cũng là điều kiện tốt cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hoá mũi nhọn trong nông, lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu phát

39

triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm xuất khẩu như Dứa, nước Dứa đông lạnh, rau làm nguyên liệu chế biến….

Rừng: Diện tích rừng toàn thị xã không lớn, khoảng 2.000 ha. Trong đó rừng tái sinh hơn 1.570 ha, rừng núi đá gần 540 ha. Ban Quản lý rừng Tam Điệp đã lập hồ sơ khoanh nuôi, bảo vệ, rà soát, qui hoạch 3 loại rừng phòng hộ, sản xuất và rừng đặc dụng để bảo vệ an toàn, hiệu quả. Nhờ đó đến nay toàn thị xã đã phát triển được gần 90% diện tích trồng rừng theo qui hoạch, khoanh nuôi, tái sinh được 99%

diện tích rừng và trồng mới được 15 ha rừng sản xuất. Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác, mặt khác diện tích đất có khả năng lâm nghiệp còn khá lớn, cần phủ xanh để nâng cao độ che phủ và cũng là tiềm năng để phát triển cây lâm nghiệp có giá trị cao.

Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng đất thị xã Tam Điệp giai đoạn 2009-2011 Đvt: ha

Loại đất

Diện tích Năm 2009

Diện tích Năm 2010

Diện tích Năm 2011

Cơ cấu sử dụng đất (%)

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011 1. Đất nông nghiệp 7.309,95 7.800,55 7.311,73 68,41 73 69,65 2. Đất phi nông nghiệp 2.253,86 2.353,25 2.690,69 21,09 22,02 25,63 3. Đất chưa sư dụng 1.121,65 531,66 495,48 10,50 4,98 4,72 Tổng cộng 10.685,46 10.685,46 10.497,9 100 100 100

(Nguồn: Số liệu tổng hợp)

40

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 của thị xã Tam Điệp

Trong ba năm cùng với sự tăng dân số, quá trình đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu diện tích đất của từng ngành cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Diện tích nông nghiệp năm 2009 chiếm 68.41% và tiếp tục tăng lên năm 69.65% năm 2011. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên làm cho diện tích đất chưa sử dụng tuy còn ít nay lại ngày càng giảm dần qua các năm. Nhìn chung tình hình sử dụng đất đai của thị xã không có nhiều biến động lớn. Do thị xã đang trong giai đoạn chuyển mình để phát triển nên trữ lượng đất chưa sử dụng đang được tận dụng tối đa.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân trong phát triển nông nghiệp nông thôn tại thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)