Tình hình cung ứng vốn tín dụng đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp của Ngân hàng NNo&PTNT thị xã Tam Điệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân trong phát triển nông nghiệp nông thôn tại thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 67 - 73)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.2. Tình hình cung ứng vốn tín dụng đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp của Ngân hàng NNo&PTNT thị xã Tam Điệp

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Tam Điệp sau khi chuyển thành ngân hàng thương mại và chuyển giao nguồn vốn chính sách cho Ngân hàng Chính sách Xã hội, đã có nhiều thay đổi trong mục tiêu hoạt động kinh doanh. Trước đây Ngân hàng NNo&PTNT chủ yếu phục vụ cho phát triển ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn, nhưng hiện nay Ngân hàng đã mở rộng đối tượng phục vụ và chú trọng hơn đến hoạt động thu hút vốn đầu tư, với phương châm hoạt động "đi vay để cho vay" như nhiều ngân hàng thương mại khác. Tuy nhiên, Ngân hàng NNo&PTNT vẫn chú trọng đến hoạt động tín dụng ở khu vực nông thôn. Hàng năm Ngân hàng dành ra khoản vốn cho vay có ưu đãi khu vực nông thôn khó khăn, và đóng vai trò khá quan trọng trong thị trường tín dụng nông thôn, ngân hàng cung ứng lượng vốn lớn cho những hộ khá không được vay ưu đãi ở Ngân hàng Chính sách Xã hội.

3.1.2.1. Tình hình đầu tư vốn tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp của Ngân hàng Nno & PTNT thị xã Tam Điệp

- Tình hình cho vay vốn tín dụng phân theo thời gian, theo ngành và thành phần kinh tế

59

Bảng 3.3. Tổng hợp tình hình cho vay theo thời gian và theo ngành kinh tế của ngân hàng NNo&PTNT thị xã Tam Điệp giai đoạn 2009 – 2011

Đvt: Tr.đ

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)

lượng TT (%)

lượng

TT

(%) Sô lượng TT

(%) 11/10 11/09 1. Phân theo

thời gian 679.390 100 689.757 100 640.032 100 92,79 94,21 Ngắn hạn 382.245 56,26 489.719 71 517.915 81 106 135 Trung & dài

hạn 297.145 43,74 200.038 29 122.117 19 61 41 2. Phân theo

ngành kinh tế 679.390 100 689.757 100 640.032 100 0,93 0,94 - Nông nghiệp 182.862 26,92 254.802 36,94 261.558 40,87 1,03 1,43 - Công nghiệp 96.360 14,18 34.964 5,07

- Xây dựng 58.375 8,59 85.653 12,42 87.960 13,74 1,03 1,51 - GTVT 59.610 8,77 98.136 14,23 90.498 14,14 0,92 1,52 - Thương

nghiệp 102.441 15,08 111.014 16,09 76.855 12,01 0,69 0,75

- Thủy, hải sản 1.060 0,17

- Khác 179.742 26,46 105.188 15,25 122.101 19,08 1,16 0,68 (Nguồn: Ngân hàng NNo&PTNT thị xã Tam Điệp 2011) Kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng NNo&PTNT thị xã Tam Điệp qua 3 năm từ 2009 đến 2011 đã có những chuyển biến nhất định. Doanh số cho vay biến động lớn từ 679.390 triệu đồng năm 2009 giảm xuống còn 640.032 triệu đồng năm 2011 (giảm 5,79%). Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên gần gấp đôi 382.245 triệu đồng năm 2009 lên 517.915 triệu đồng năm 2001, tăng 35,49%. Cho vay trung và dài hạn giảm một nửa, từ 297.145 triệu đồng năm 2009 xuống còn 122.117 triệu đồng năm 2011, giảm 58,9%. Điều này cho thấy, mặc dù cho vay

60

trung và dài hạn mang lại lãi cao hơn, song trong điều kiện bất ổn của nền kinh tế thì ngân hàng đang có xu hướng chuyển mạnh sang cho vay ngắn hạn.

27%

14%

9% 9%

15%

26%

37%

5%

12%

41%

0%

14%

17%

19%

0%

14% 15%

16%

0%

12%

14%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

Nông nghiệp

Công nghiệp

Xây dựng Giao thông vận tải

Thương nghiệp

Thủy, hải sản

Khác

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Hình 3.3. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của

ngân hàng NNo&PTNT thị xã Tam Điệp giai đoạn 2009 - 2011

Hình 3.3 cho thấy tình hình cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng trong giai đoạn 2009-2011. Cột số liệu của ngành nông nghiệp cao vọt hẳn so với các ngành khác, điều này chứng tỏ mục tiêu chính của ngân hàng vẫn là cho vay nông nghiệp và đang tập trung hơn nữa vào nông nghiệp. Ngược lại, ngành công nghiệp vốn vay đã ít nay lại tiếp tục giảm dần và đến năm 2011, con số này là 0%, tức là không cho vay công nghiệp nữa. Doanh số cho vay của ngân hàng năm 2011 giảm 5,79% so với năm 2009 cho thấy lý do giảm ở đây là vì ngân hàng không còn cho vay công nghiệp. Tuy doanh số cho vay giảm, ngân hàng vẫn mở rộng thị trường cho vay sang lĩnh vực mới là thuỷ hải sản.

Năm 2011, cho vay nông nghiệp đạt 261.558 triệu đồng ứng với tỷ lệ 40,87%, tăng so với năm 2009 là 43,04%, điều này cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đối với ngành nông nghiệp của thị xã. Đứng thứ 2 là cho vay khác chiếm

61

122.101 triệu đồng ứng với tỷ lệ 19,08%, cho vay khác gia tăng mạnh nhất vào năm 2010 tuy nhiên vẫn bị sụt giảm quá nửa so với năm 2009, điều này cho thấy ngân hàng không còn tập trung vào mảng cho vay này nhiều.

Bảng 3.4. Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế

của ngân hàng NNo&PTNT thị xã Tam Điệp giai đoạn 2009 – 2011 Đvt: Trđ

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)

Số lượng

TT (%)

Số lượng

TT (%)

Số lượng

TT

(%) 11/10 11/09 Tổng cộng 679.390 100 689.757 100 640,032 100 0,93 0,94 Doanh nghiệp 372.481 54,83 435.415 63,13 357,093 55,79 0,82 0,96 Hộ sản xuất 167.994 24,73 176.460 25,58 181,865 28,41 1,03 1,08 Vay tiêu dùng 133.124 19,59 74.483 10,80 97,564 15,24 1,31 0,73 Vay cầm cố 5.791 0,85 3.399 0,49 3,510 0,55 1,03 0,61

(Nguồn: Ngân hàng NNo&PTNT thị xã Tam Điệp 2011)

Hình 3.4. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

của Ngân hàng NNo&PTNT thị xã Tam Điệp giai đoạn 2009 - 2011

357,093

181,865

97,564

3,510 -

50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

1. Doanh nghiệp

2. Hộ sản xuất

3. Cho vay tiêu dùng

4. Cho vay cầm cố Cho vay theo thành phần kinh tế

Cho vay theo thành phần kinh tế

62

Cho vay theo thành phần kinh tế thể hiện như sau: Về mặt tổng quát, cho vay doanh nghiệp tuy cao 357.093 triệu đồng ứng với 55,79%, nhưng có dấu hiệu giảm nhẹ 4,13% so với 2009. Năm 2009 cho vay tiêu dùng là 133.124 triệu đồng, gia tăng mạnh vào năm 2010 đạt 130,99% nhưng lại giảm mạnh năm 2011, giảm 21,76%. Điều này cho thấy ngân hàng tập trung vốn để cho vay phát triển sản xuất, tạo thêm tài sản cho xã hội và hạn chế tiêu dùng. Mặt khác, người dân do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên cũng hạn chế vay.

Hình 3.4 ta thấy ngân hàng cho vay hộ sản xuất với tỉ lệ cao và ngày càng tăng lên qua các năm. Số vốn vay bình quân của hộ sản xuất ở mức trung bình, cụ thể như: Năm 2009 mỗi hộ vay vốn sản xuất được vay 94,8 triệu đồng, đến năm 2011 con số này là 169,81 triệu đồng, tăng gần gấp đôi với tỷ lệ tăng 84,4%. Cho vay doanh nghiệp chiếm phần lớn vốn cho vay của ngân hàng NNo&PTNT, tuy nhiên lượng vốn vay bình quân của một DN lại có xu hướng giảm dần qua các năm.

Bảng 3.5. Số hộ vay vốn theo ngành cho sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng NN&PTNT thị xã Tam Điệp

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) SL

(hộ) (%) SL

(hộ) (%) SL

(hộ) (%) 11/09 11/10 Tổng số hộ vay 744 100 1.420 100 1071 100 88 78 - Vay trồng trọt 272 36,54 532 37,46 505 47,16 114 98 - Vay chăn nuôi 253 34,02 460 32,40 353 32,95 85 79 - Vay dịch vụ 219 29,44 428 30,15 213 19,90 60 51

Số vốn vay BQ/hộ Tr.đ Tr.đ Tr.đ

- Hộ vay trồng trọt 14,80 - 18,08 - 18,40 - 124 102 - Hộ vay chăn nuôi 13,90 - 21,80 - 20,57 - 148 94 - Hộ vay dịch vụ 20,74 - 34,86 - 29,93 - 144 86

(Nguồn: Ngân hàng NNo&PTNT thị xã Tam Điệp 2011) Tỉ lệ vốn vay cho ngành trồng trọt thấp hơn trong tổng doanh số cho vay, số

63

hộ vay lại lớn hơn so với ngành chăn nuôi, nên số vốn vay bình quân/hộ thấp hơn.

Số vốn vay bình quân/hộ năm 2011 của ngành trồng trọt tăng 1,4% so với năm 2009; ngành chăn nuôi ngành chăn nuôi tăng 4,8%, dịch vụ tăng 4,4%. Như vậy số vốn vay bình quân/hộ tăng lên qua các năm nhưng lượng vốn vay không lớn, điều này cho thấy phần lớn các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô không lớn.

- Tình hình thu nợ của Ngân hàng NNo&PTNT thị xã Tam Điệp.

Bảng 3.6. Dư nợ và doanh số thu nợ của Ngân hàng NNo&PTNT Tam Điệp

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) Số tiền

(Tr.đ)

TT (%)

Số tiền (Tr.đ)

TT (%)

Số tiền (Tr.đ)

TT

(%) 10/09 11/10 Tổng dư nợ 320.641 100 411.346 100 421.125 100 128 102

- Nợ trong hạn (Nhóm 1)

317.867 99,13 406.527 98,83 419.305 99,57 128 103

- Nợ quá hạn

(Nhóm 2) 1.311 0,41 4.101 1,00 0 0 313 0

- Nợ xấu 1.463 0,46 718 0,17 1.820 0,43 49 253

Doanh số

thu nợ 575.060 600.032 640.054 104 107

(Nguồn: Ngân hàng NNo&PTNT thị xã Tam Điệp 2011) Qua bảng ta thấy năm 2011 ngân hàng không còn nợ quá hạn. Điều này thể hiện nỗ lực đối với công tác xử lý nợ, đề phòng rủi ro tín dụng. Tổng dự nợ và doanh số thu nợ hàng năm của Ngân hàng NNo&PTNT tăng nhanh. Các khoản nợ quá hạn giảm rất nhanh, năm 2009 có 13.650 triệu năm 2011 giảm còn 1.439 triệu.

Tuy nhiên nợ xấu vẫn cao, chiếm tỷ lệ 0,4% tổng mức dư nợ năm 2011. Ngân hàng cần tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời.

Tỷ lệ thu hồi vốn cho vay qua các năm tại ngân hàng dưới 5%, tuy nhiên với một lượng vốn cho vay quá lớn, thì ngân hàng đang lãng phí vốn.

64

3.1.2.2. Kết quả hoạt động cho vay của NHNo&PTNT thị xã Tam Điệp

Do vận dụng sáng tạo các chủ trương, giải pháp kinh doanh của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam, của Tỉnh vào thực tế địa phương, bám sát địa bàn và mở rộng mạng lưới hoạt động, thay đổi phong cách giao dịch, tiếp thị khách hàng, nên kết quả kinh doanh của chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Tổng dư nợ của ngân hàng NNo&PTNT thị xã (đến ngày 31/12/2011) đạt 421.125 triệu đồng, trong đó 99.57% là nợ trong hạn, không còn nợ quá hạn, nợ xấu là 1.820 triệu đồng chiếm 0.43% tổng nợ phải thu của ngân hàng. Tuy nhiên đây lại là mức nợ xấu cao nhất trong 3 năm. Không có nợ quá hạn thể hiện nỗ lực của ngân hàng trong việc đôn đốc thu hồi nợ và tuy nhiên ngân hàng cần có biện pháp phát hiện và xử lý nợ xấu, vì nợ xấu nhiều chứng tỏ tình hình tài chính của đơn vị là kém lành mạnh, ảnh hưởng đến uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là trong thời điểm mức lãi tiền gửi thấp (12%/năm và càng giảm dần thì sự tín nhiệm sẽ rất quan trọng trong việc thu hút nguồn tiền gửi của khách hàng.

Tính đến năm 2010, sau 10 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng NNo&PTNT đã đạt được nhiều kết quả. Tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn động. Bộ máy quản lý của Ngân hàng NNo&PTNT thị xã được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân trong phát triển nông nghiệp nông thôn tại thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)