Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN THỊ XÃ TAM ĐIỆP VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Sau 29 năm kể từ ngày thành lập, Tam Điệp có 2 Khu công nghiệp Tam Điệp 1 và KCN Tam Điệp 2, có 10 nhà máy công nghiệp tập trung, 184 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 19 - 25% và đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (75%), dịch vụ (21%), nông nghiệp (4%).
Cơ cấu sử dụng đất
69.65%
25.63%
4.72%
Đất nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Đất phi NN
41
Tam Điệp là đô thị công nghiệp theo quy hoạch của tỉnh Ninh Bình. Hiện GDP bình quân đầu người thị xã khoảng 1.400 USD năm 2011. Kinh tế 2 năm 2010, 2011 có tốc độ tăng trưởng cao.
Thị xã Tam Điệp còn là một điểm đến của du khách với nhiều dự án: Khu liên hợp du lịch sân golf 54 lỗ sân golf Hoàng Gia, khu du lịch Đồi Dù, khu du lịch sinh thái hồ Yên Thắng…
a. Công nghiệp
Tiềm năng - thế mạnh
Công nghiệp Tam Điệp nổi bật với ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản. Với lợi thế so sánh về tài nguyên khoáng sản như đá vôi, Đôlômit, đất sét, than bùn... và năng lực sản xuất của các chủ thể kinh tế hiện tại như các nhà máy xi măng Hướng Dương, Tam Điệp, The Vissai, Công ty cổ phần bê tông thép Ninh Bình ... , Tam Điệp có lợi thế khá lớn về sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với các sản phẩm như: Xi măng, gạch gói, thép xây dựng, bê tông đúc sẵn...
Công nghiệp vật liệu xây dựng
Công nghiệp vật liệu xây dựng là ngành kinh tế nổi trội của Tam Điệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất xi măng. Trên địa bàn thị xã có các cơ sở sản xuất lớn như: Nhà máy xi măng Tam Điệp, nhà máy xi măng Hướng Dương, nhà máy cán thép Tam Điệp công xuất 36 vạn tấn/năm.
Công nghiệp chế biến thực phẩm
Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu của Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm, dây chuyền nước hoa quả cô đặc 5.000 tấn/năm.
b. Dịch vụ
Tam Điệp có các chợ sau là được xếp hạng chợ loại 2, 3 ở Ninh Bình: Chợ Bắc Sơn, Chợ Chiều, Chợ Đền Dâu, Chợ Đồng Giao, Chợ Đồng Sơn, Chợ Quang Sỏi.
Hệ thống các siêu thị phát triển khá đồng bộ như: Siêu thị Viettel, Siêu thị Thế Giới Di Động, Siêu thị Điện Máy Long Việt, Siêu thị Điện Máy Thành Đồng, Siêu thị mini Tam Điệp, Siêu thị Đông Thành Plaza II, Gara sửa chữa ô tô HASCO.
42
Hệ thống Ngân hàng: Ngân hàng Công thương Tam Điệp Vietinbank; Ngân hàng Nông nghiệp Tam Điệp AgriBank; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN BIDV;
Ngân hàng Quân đội MB; Ngân hàng Dầu khí toàn cầu GPBank; Ngân hàng Chính sách xã hội VN.
c. Nông, lâm nghiệp
Thị xã có diện tích lớn đất Feralit đỏ, vàng thích hợp trồng cây công nghiệp và ăn quả. Nông trường Đồng Giao là doanh nghiệp Nhà nước đóng tại địa bàn có nhiệm vụ sản xuất và chế biến nông sản. Sản phẩm đặc trưng của Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao trồng trọt và chế biến các loại rau quả đóng hộp và rau quả tươi phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu như dứa Đồng Giao, lạc, vải, ngô, đu đủ, na, ớt...
Tam Điệp cũng có làng nghề trồng đào Đông Sơn nổi tiếng với thương hiệu Đào phai Tam Điệp cung cấp cho thị trường miền Bắc và Bắc Trung Bộ
2.1.2.2. Đặc điểm xã hội a. Lịch sử
Tam Điệp là một vùng đất cổ, những dấu tích người tiền sử ở dãy núi Tam Điệp cho thấy từ xa xưa nơi đây đã là một cái nôi của loài người. Tam Điệp nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa tương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng Đười ươi và các động vật trên cạn ở Núi Ba thuộc Sơ kỳ đồ đá cũ và một số hang động ở Tam Điệp có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình.[5]
b. Y tế - Giáo dục
Trên địa bàn Tam Điệp có 8 trường Tiểu học, 7 Trường THCS, 2 Trường THPT, 1 trường Bổ túc, 2 Trường Trung cấp, 2 Trường Cao đẳng: Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô (Dự kiến nâng cấp lên Trường Đại học vào năm 2015); Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình (Dự kiến nâng cấp lên
43
Trường Đại học vào năm 2015); 2 Trường Trung Cấp Nghề số 13 Bộ Quốc Phòng và Trường Trung Cấp Nghề số 14 Bộ Quốc Phòng. Trường THPT Nguyễn Huệ, trường THPT Ngô Thì Nhậm
Thị xã có tất cả 4 Bệnh viện và 9 trung tâm y tế xã phường và các phòng khám, điểm khám chữa bệnh khác.
Một số công trình đô thị đặc trưng của thị xã: Nhà văn hóa trung tâm thị xã, Khách Sạn Xanh, Siêu thị Viettel, Siêu thị Thế giới di động Ngân Hàng Quân Đội MB, Khu đường đôi trung tâm thị xã, ……..
d. Di tích - Danh thắng
Sân golf Yên Thắng được xây dựng ở xã Đông Sơn với quy mô 54 lỗ hứa hẹn trở thành khu du lịch giải trí chất lượng cao ở miền Bắc. Hiện thị xã cũng đang xây dựng hạ tầng khu vui chơi giải trí trung tâm của khu du lịch hồ Đồng Thái nằm ở vùng giáp ranh giới với huyện Yên Mô.
Đồi Dù Resort: Khu du lịch đồi Dù được xây dựng tại phía bắc bờ hồ Yên Thắng, thuộc địa phận phường Trung Sơn, gồm có nhà nghỉ sinh thái, câu cá, chòi ăn uống, khuôn viên, bể nuôi cá sấu...