Nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân trong phát triển nông nghiệp nông thôn tại thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 77 - 80)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân

3.2.2. Nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra

3.2.2.1. Số lượng hộ có nhu cầu vay vốn với các mức lãi suất

Bảng 3.9. Tỷ lệ nhu cầu vay vốn của các nhóm hộ được điều tra với các mức lãi sất khác nhau

Mức lãi cho vay (%/tháng) Hộ khá (%)

Hộ trung bình (%)

Hộ nghèo (%)

Tổng cộng 100 100 100

Dưới 0,65% - 30,89 87,65

Từ 0,65%-1% 56,05 51,33 12,35

Từ 1%-1,4% 36,45 16,50 -

Trên 1,4% 7,50 1,28 -

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vay vốn của các hộ. Nhóm hộ khá trong điều tra không được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp (dưới 6,5%). Nhưng hộ sẵn sàng vay với lãi suất cao hơn, một số hộ cá biệt chấp nhận mức lãi suất trên 1,4% khi hộ có cơ hội kinh doanh. Những hộ chấp nhận mức lãi cao chủ yếu để kinh doanh dịch vụ với thời gian quay vòng vốn rất ngắn. Nhóm hộ nghèo chủ yếu vay với nguồn vốn ưu đãi (chiếm 87,65% số hộ nghèo được điều tra), hộ rất ít có khả năng vay với mức lãi suất cao hơn, 12,35% hộ muốn vay với mức lãi từ 0,65-1%. Hộ nghèo chủ yếu vay vốn để sản xuất nông nghiệp cho ngành chăn nuôi, với thời gian quay vòng vốn chậm nên yêu cầu vốn vay có lãi suất thấp và thời gian cho vay dài. Hộ trung bình được tiếp cận ít với nguồn vốn ưu đãi 30,89% hộ trung bình được vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Còn lại hộ vay với mức lãi suất cao hơn.

Không phải hồ sơ xin vay vốn nào của hộ cũng được ngân hàng cho vay, có những hồ sơ không đảm bảo yêu cầu ngân hàng sẽ trả về yêu cầu làm lại và có những hồ sơ ngân hàng thông báo từ chối cho vay. Tổng hợp tình hình cho vay vốn của các hộ tại 2 ngân hàng: Ngân hàng CSXH và ngân hàng NNo&PTNT như sau:

69

Bảng 3.10. Tình hình cho vay vốn các hộ dân của 2 ngân hàng NNo&PTNT và NH CSXH TX Tam Điệp

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Số hồ sơ đề nghị vay vốn 1.500 1.615 1.668

2. Số hồ sơ được vay vốn 1.273 1.496 1.590

3. Tỷ lệ hộ được vay vốn 84,67% 92,63% 95,32%

Như vậy, số hồ sơ đạt yêu cầu ngày càng tăng lên. Điều này thể hiện chất lượng của các hồ sơ xin vay vốn của các hộ dân tăng lên. Biểu hiện trình độ hiểu biết của người dân được tăng lên hoặc nỗ lực của ngân hàng trong việc tuyên truyền, giải thích để người nông dân có nhận thức đúng đắn về tín dụng và vai trò to lớn của nó trong xã hội.

3.2.2.2. Nhu cầu về mức vốn vay

Bảng 3.11. Tỷ lệ nhu cầu vay vốn của các nhóm hộ được điều tra với các mức cho vay khác nhau

Mức vốn hộ cần vay Hộ khá (%)

Hộ trung bình (%)

Hộ nghèo

(%)

Tổng cộng 100 100 100

Dưới 5 triệu đồng - 3,43 83,65

Từ 5 – 10 triệu đồng 2,06 31,76 12,99

Từ 10 - 20 triệu đồng 24,64 47,5 3,36

Từ 20 - 30 triệu đồng 56,83 12,3 -

Trên 30 triệu đồng 16,47 5,01 -

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Với mỗi mức vốn vay khác nhau thì nhu cầu vay vốn ở mỗi nhóm hộ cũng khác nhau. Nhóm hộ khá có nhu cầu về lượng vốn vay ở mức cao hơn. Hộ khá vay vốn để tập trung mở rộng quy mô sản xuất, những ngành nghề mà họ đã có thành công. Mức nhu cầu vay vốn từ 20 triệu - 30 triệu chiếm 56,83%, với mức vốn vay này hộ thường vay ở Ngân hàng NNo&PTNT với điều kiện có tài sản thế chấp và

70

những tài sản bảo đảm vay khác. Nhóm hộ trung bình có nhu cầu vay ở mức từ 10 triệu đến 20 triệu là cao nhất. Những hộ có nhu cầu vay ở nhóm này chủ yếu tập trung cho ngành trồng trọt như trồng dứa, đào phai, hoặc các cây dài ngày như cây nhãn, cây keo... mở rộng quy mô trồng trọt, tăng số lượng gốc trồng, diện tích trồng. Nhóm hộ nghèo thường không có khả năng tiếp cận với lượng vốn vay lớn vì họ không có tài sản thế chấp và những tài sản bảo đảm vay cần thiết. Hộ chủ yếu được vay vốn ưu đãi thông qua các tổ chức Đoàn, Hội, những đơn vị đứng ra bảo lãnh vay cho hộ nghèo. Có 83,65% số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn ở mức dưới 5 triệu, vay vốn ở mức này hộ không cần thế chấp tài sản mà được các Hội bảo lãnh vay, hộ được vay với lãi suất ưu đãi, thời gian cho vay lâu dài (thường từ 2 - 3 năm) và có thủ tục cho vay khá đơn giản. Tuy nhiên với mức vốn vay chỉ dưới 5 triệu thì cơ hội đầu tư kinh doanh vươn lên thoát nghèo của hộ là rất ít, chủ yếu là vay cho nhu cầu tiêu dùng thông thường như trả nợ, ma chay, cưới xin… Họ chưa thực sự tận dụng được cơ hội vay vốn.

3.2.2.3. Nhu cầu về thời gian vay vốn

Bảng 3.12. Tỷ lệ nhu cầu vay vốn của các nhóm hộ được điều tra với kỳ hạn cho vay khác nhau

Thời gian vay vốn (tháng) Hộ khá (%)

Hộ trung

bình (%) Hộ nghèo (%)

Tổng cộng 100 100 100

Dưới 6 tháng 28,6 8,75 7,5

12 tháng 25,64 24,74 11,3

24 tháng 27,5 37,69 33,26

> 36 tháng 18,26 28,82 47,94

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Với nhóm hộ khá thời gian vay vốn không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu vay vốn. Vì nhóm hộ này gần như không được tiếp cận với vốn vay ưu đãi, họ phải vay vốn với mức lãi suất cao hơn và có thể chủ động hơn về thời gian hoàn vốn.

Nhóm hộ này chủ yếu vay vốn để kinh doanh dịch vụ hoặc ngành nghề nên thời gian quay vòng vốn nhanh và họ có nhu cầu về thời gian vay thấp hơn. Nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo có nhu cầu về thời gian vay dài hơn, vì họ vay vốn

71

chủ yếu để sản xuất nông nghiệp. Nhóm hộ nghèo có nhu cầu vay vốn từ 36 tháng trở lên chiếm tỷ lệ cao 47,94%.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân trong phát triển nông nghiệp nông thôn tại thị xã tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)