Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh thẳng orthoptera và đề xuất một số biện pháp quản lý tại xã xuất lễ huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 24 - 28)

Chương II: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên

Xuất Lễ là xã miền núi nằm ở phía Đông của huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn.

Xã có 15 thôn, dân số 5528 người với tổng diện tích đất tự nhiên là 7045.69 ha.

- Về địa giới:

+ Phía Bắc và phía Đông giáp Trung Quốc.

+ Phía Nam giáp xã Mẫu Sơn.

+ Phía Tây giáp xã Cao Lâu, Xã Công Sơn.

- Xã Xuất Lễ có tuyến đường huyện lộ 235 chạy qua trung tâm xã, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu văn hoá, kinh tế, có khả năng thu hút nguồn lao động.

- Về địa hình: Xuất Lễ nằm trong vùng địa hình đồi núi cao của huyện Cao Lộc, nhìn chung địa hình tương đối phức tạp, độ cao trung bình trên 300m, độ dốc lớn và chia cắt mạnh.

- Về khí hậu: Xã Xuất Lễ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, khí hậu ở đây đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm;

+ Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm.

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 220C.

+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 11 - 17,80C (tháng 12 - tháng 1 năm sau).

+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 33,8 - 34,30C (tháng 6, tháng 7).

* Lƣợng mƣa: tổng lƣợng mƣa khá lớn, bình quân 810 mm/năm và tập trung chủ yếu vào mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm tới 70 - 75% lƣợng mƣa cả năm. Mƣa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng trong năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Số ngày mƣa trong năm là 136 ngày. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau ít mƣa.

Lƣợng mƣa bình quân tháng ở những tháng này là 44,5 mm. Lƣợng bốc hơi bình quân năm là 810 mm. Số giờ nắng là 1.446 giờ. Số ngày có sương muối trong năm không đáng kể, chỉ 2-3 ngày.

* Độ ẩm không khí: tương đối cao trung bình 82% và nhìn chung không ổn định. độ ẩm cao nhất là 88% tập trung vào các tháng 3, 4 và thấp nhất là 77% tập trung vào tháng 12.

* Chế độ gió: Xã Xuất Lễ chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đột ngột làm giảm nhiệt độ 4 - 60C so với bình quân nên thường gây hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là mạ và lúa chiêm xuân. Gió mùa Đông nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Ngoài ra hàng năm vào mùa đông (khoảng tháng 12 đến tháng 1 có xuất hiện sương muối ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng).

Đặc điểm chung của khí hậu là có mùa đông lạnh, kéo dài, nhiệt độ thấp và có sương muối. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các cây đặc sản nhƣ: Hồi, trẩu, sở.... và một số loại cây ăn quả.

2.1.2. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất:

- Đất đai Xuất Lễ đƣợc hình thành chủ yếu do quá trình phong hóa đá mẹ, ngoài ra còn một phần diện tích đƣợc hình thành do sản phẩm dốc tụ và đất phù xa sông suối. Theo kết quả điều tra, đất đai xã đƣợc chia ra các loại đât sau:

+ Đất phù sa sông suối: Gồm 2 đơn vị đất phụ là đất phù sa sông suối ngoài suối và đất phù sa trên nền ferralit.

+ Đất Ferralit trên núi cao: Gồm hai đơn vị đất phụ là đất vàng đỏ trên đá sét và đất vàng nhạt trên đá cát.

+ Đất lúa nước: Gồm 3 đơn vị đất phụ là đất lúa nước trên trên sản phẩm dốc tụ, đất ferralit biến đổi do trồng lúa và đất thung lũng.

Nhƣ vậy, tài nguyên đất của xã Xuất Lễ khá đa dạng, có nhiều loại, thích hợp cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

Diện tích đất tự nhiên: 7045,69 ha; mật độ dân số 79 người/km2 - Diện tích đất nông nghiệp: 6554,26 ha, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 353,64 ha;

+ Đất lâm nghiệp: 6197,22 ha;

+ Đất nuôi trồng thủy sản: 3,40 ha.

- Đất phi nông nghiệp: 455,26 ha, trong đó:

+ Đất ở: 20,58 ha;

+ Đất chuyên dùng: 302,23 ha;

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,24 ha;

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 132,21 ha.

- Đất chƣa sử dụng: 36,17 ha.

Tài nguyên rừng:

Trên địa bàn xã có 6197,22 ha đất lâm nghiệp, chiếm phấn lớn diện tích xã, chủ yếu là rừng trồng sản xuất và rừng đầu nguồn. Đây là nguồn tài nguyên chủ yếu nhất góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, hạn chế xói mòn đất, lũ lụt. Xã có rừng sản xuất tập trung chủ yếu ở phía Bắc và phía Nam. Độ che phủ rừng đạt 87,96%. Diện tích rừng của xã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì cảnh quan, giữ nước đầu nguồn, hạn chế xói mòn đất, lũ lụt. Tuy nhiên, hiện nay nạn phá rừng, đốt nương rẫy đang còn tồn tại, nhiều vùng rừng cây gỗ trữ lƣợng cao nay đã biến thành đất trống đồi núi trọc.

Thảm thực vật ở đây đa dạng, phong phú, thảm thực vật gồm các cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm…, hệ thống cây xanh trong khu dân cƣ chiếm tỷ lệ khá cao.

Tài nguyên nước:

Nguồn nước của Xuất Lễ được cấp chủ yếu từ hệ thống sông suối chảy trên địa bàn xã, đáp ứng được cho yêu cầu của người dân trong sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết và địa hình nên vào mùa khô đôi khi xảy ra hiện tượng thiếu nước cho sản xuất. Đây là hệ thống tiêu thoát nước chủ yếu của xã trong mùa mưa, lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy của suối khá lớn do hệ thống các suối từ núi cao xung quanh đổ về và đây cũng là con suối có lưu lượng nước chủ yếu phục vụ sản xuất và có thể gây lũ lụt vào mùa mƣa.

Về nguồn nước ngầm tuy chưa có khảo sát cụ thể nhưng qua thực tế cho thấy xã có khả năng khai thác nước ngầm, tuy nhiên đòi hỏi lượng đầu tư lớn. Vì vậy biện pháp tốt nhất là trữ nước trong mùa mưa và xây dựng đập ngăn nước hồ chứa nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất.

2.1.3. Cảnh quan môi trường

Hiện tại tình trạng ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí của xã chưa nhiều. Điều kiện môi trường xã Xuất Lễ khá thuận lợi đối với đời sống của dân cƣ và phát triển sản xuất. Tuy nhiên đang tiềm ẩn một số nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của xã. Đó là:

- Nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất: trong sản xuất nông nghiệp, do người dân quá lạm dụng trong việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu đã gây nên sự ô nhiễm trực tiếp tới nguồn nước, đất và môi trường không khí, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, gây hại cho các vi sinh vật trong đất dẫn tới làm giảm quá trình phân hủy chất hữu cơ và giảm độ phì của đất.

- Nguồn gây ô nhiễm từ dân sinh: đó là những chất thải từ vật nuôi, từ sinh hoạt hằng ngày của nhân dân chƣa đƣợc sử lý kịp thời. Đặc biệt là hệ thống tiêu thoát nước chưa có hoặc còn thiếu, nước thải sinh hoạt đổ ra hầu nhƣ ngấm trực tiếp xuống đất.

Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khỏe cho người dân, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng phát triển hệ thực vật xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn bản và toàn cộng đồng.

Xuất Lễ có vị trí địa hình, địa mạo tạo cho xã một nét khá riêng biệt so với các xã trong huyện. Trước đây rừng bị tàn phá nhiều, ngày cành có xu hướng thu hẹp ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, suy thoái tài nguyên.

Hiện nay được sự quan tâm của nhà nước diện tích rừng được phủ xanh ngày càng nhiều, tạo sự an toàn cho môi trường xã Xuất Lễ.

* Các vấn đề bức xúc tại xã Xuất Lễ:

- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

- Chưa có hệ thống thu gom nước thải và thoát nước mưa.

- Nước thải sinh hoạt, và chất thải trong chăn nuôi gia cầm, gia súc không xử lý, xả thẳng ra môi trường.

- Chƣa có bãi xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

2.1.4. Nhận xét đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên

- Lợi thế: Với điều kiên tự nhiên, nhất là về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường của xã Xuất Lễ cho thấy xã có điều kiện cho sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là giao lưu, trao đổi với các xã trong vùng và các đia phương lân cận.

- Hạn chế: Địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn gây khó khăn, tốn kém trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, bố trí sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh thẳng orthoptera và đề xuất một số biện pháp quản lý tại xã xuất lễ huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)