Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đa dạng về côn trùng bộ Cánh thẳng tại xã Xuất Lễ
Trong thời gian nghiên cứu từ ngày 9/2016 đến 3/2017, tại khu vực nghiên cứu đã ghi nhận đƣợc 35 loài côn trùng Cánh thẳng thuộc 8 họ là:
Acrididae ( họ Châu chấu lớn), Cetantopidae ( họ Châu chấu lúa), Gryllidae (họ Dế mèn), Gryllotalpidae (họ Dế dũi), Mogoplistidae (họ Dế vảy), Oedipodidae, Tettigoniidae( họ Sát sành ), Tetrigidae( họ Châu chấu lùn ).
Thành phần và tỷ lệ bắt gặp theo điểm điều tra của các loài đƣợc thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Thành phần loài và mức độ bắt gặp theo sinh cảnh của các loài côn trùng bộ Cánh thẳng tại xã Xuất Lễ
TT Tên khoa học Tần suất bắt gặp trên các sinh cảnh
P(%) SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6
(1) Họ châu chấu lớn - Acrididae
1 Acrida cinerea Thunberg x x x x 66,7
2 Acrida turrita (Linnaeus 1758) x x x 50
3 Acrotylus insubricus (Scopoli, 1786) x x x 50
4 Aiolopus puissanti x x 33,3
5 Ceracris kiangsu Tsai x x x 50
6 Ceracris nigricornis Walker x x x x 66,7 7 Chondracris rosea De Geer x x x x x 83,3
8 Gomphocerippus rufus x x 33,3
9 Hieroglyphus tonkinensis Bol x x 33,3
10 Mermiria bivittata x x x x x 83,3
11 Pododula ancisa x x x x 66,7
12 Phlaeoba infumata Brunner von Wattenwyl x x x 50
13 Spathosternum pygmaeum x x x x 66,7
14 Truxalis nasuta x x 33,6
(2) Họ Châu chấu lúa - Cetantopidae
15 Catantops splendens Thunberg x x x 50
16 Encoptolophus subgracilis Caudell, 1903 x x x 50
17 Euchorthippus chopardi x x x x x 83,3
18 Eupropacris coerulea x 16,7
19 Oxya chinensis Thunberg - Châu chấu lúa x x x x 66,7 20 Xenocatantops brachycerus (Willemse) x x x 50 (3) Họ Dế mèn - Gryllidae
21 Brachytrupes portentosus (Lichtenstein) x x x 50
22 Gryllodes sigillatus x x 33,3
23 Gryllus campestris x x x x x 83,3
24 Teleogryllus commodus x x x x 66,7
25 Teleogryllus sp x x x x x 83,3
(4) Họ Dế dũi - Gryllotalpidae
26 Gryllotalpa orientalis - Dế dũi x x 33,3 (5) Họ Dế vảy - Mogoplistidae
27 Pseudomogoplistes vicentae x 16,7
(6) Oedipodidae
28 Oedaleus decorus x x 33,3
29 Oedipoda caerulescens x x 33,3
30 Stethophyma grossum x x x x 66,7
(7) Họ Sát sành - Tettigoniidae
31 Amblycorypha sp x x 33,3
32 Conocephalus dorsalis x x x 50
33 Conocephalus discolor (Thunberg) x x x 50
34 Neoconocephalus robustus x x x 50
(8) Họ Châu chấu lùn - Tetrigidae
35 Eucriotettix oculatus (Bolívar) x 16,7
Chú giải :
- SC1: Sinh cảnh rừng trồng.
- SC2: Sinh cảnh rừng ven suối.
- SC3: Sinh cảnh rừng tự nhiên.
- SC4: Sinh cảnh khu dân cư
- SC5: sinh cảnh canh tác nông nghiệp trên đất rừng - SC6: sinh cảnh đồng ruộng.
Kết quả này đã phản ánh đƣợc sự đa dạng về thành phần loài và số lƣợng loài tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên kết quả điều tra chƣa thực sự thể hiện đầy đủ. Điều này có thể là do thời gian tôi thực hiện đề tài nghiên cứu ngắn hơn (7 tháng so với 12 tháng), đề tài chỉ tiến hành trong phạm vi xã Xuất Lễ và lại chỉ tập trung tại 4 thôn trung tâm xã, trong đợt điều tra có những tháng trời rét, mưa nhiều nên ảnh hưởng đến kết quả đều tra.
4.1.2. Đa dạng một số bậc phân loại
Số lƣợng giống hoặc loài của các họ côn trùng bộ Cánh thẳng điều tra đƣợc tại Xuất Lễ đƣợc trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Số lượng loài, giống của các họ côn trùng bộ Cánh thẳng STT Tên khoa học họ Loài % Loài Giống % Giống
1 Acrididae 14 40 11 37
2 Cetantopidae 6 17,1 5 17
3 Gryllidae 5 14,2 4 13,3
4 Gryllotalpidae 1 2,8 1 3,3
5 Mogoplistidae 1 2,8 1 3,3
6 Oedipodidae 3 8,6 3 10
7 Tettigoniidae 4 11,4 4 13,3
8 Tetrigidae 1 2,8 1 3,3
Tổng 35 100 30 100
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Loài Giống
Hình 4.1 Đa dạng theo giống và loài của các loài côn trùng Cánh thẳng trong khu vực nghiên cứu.
Qua bảng 4.2 ta thấy tại khu vực nghiên cứu họ có số loài và giống nhiều nhất là họ Acrididae (14 loài chiếm 40% tổng số loài), họ Gryllotalpidae, Mogoplistidae và Tetrigidae chỉ thu đƣợc một loài (chiếm 2,8%) .
Về số giống qua bảng ta thấy hai họ có số giống nhiều nhất là Acrididae (11 giống), họ Gryllotalpidae, Mogoplistidaechỉ và Tetrigidae chỉ thu đƣợc 1 giống. Kết quả thu đƣợc cho thấy cấu trúc thành phần các loài côn trùng bộ Cánh thẳng đã điều tra đƣợc phù hợp với cấu trúc của chúng trong tự nhiên.
4.1.3. Mức độ bắt gặp của các loài ở xã Xuất Lễ
Qua kết quả điều tra, các loài Côn trùng bộ Cánh thẳng tại khu vực nghiên cứu loài thường gặp là (12 loài chiếm 34,28%), trong khi đó số lượng các loài ít gặp (ít phổ biến) là (20 loài chiếm 57,14%), số lƣợng loài hiếm gặp hoặc gặp ngẫu nhiên là (3 loài chiếm 8,57 %). Biểu đồ sau đây thể hiện rõ điều này.
Hình 4.2: Tỉ lệ độ bắt gặp của các loài côn trùng bộ Cánh thẳng thuộc khu vực nghiên cứu
Những loài thường gặp có số lượng cá thể lớn, phân bố rộng được thống kê dưới bảng sau:
Bảng 4.3: Các loài thuộc nhóm thường gặp (P > 50%)
STT Tên khoa học P%
(1) Acrididae
1 Acrida cinerea Thunberg 66,7
2 Pododula ancisa 66,7
3 Ceracris nigricornis Walker 66,7
4 Chondracris rosea De Geer 83,3
5 Mermiria bivittata 83,3
6 Spathosternum pygmaeum 66,7
(2) Cetantopidae
7 Euchorthippus chopardi 83,3
8 Oxya chinensis Thunberg 66,7
(3) Gryllidae
9 Gryllus campestris 83,3
10 Teleogryllus commodus 66,7
11 Teleogryllus sp 83,3
(4) Oedipodidae
12 Stethophyma grossum 66,7
Qua bảng 4.3 và hình 4.2 ta thấy rõ 12 loài thuộc nhóm thường bắt gặp tại khu vực xã Xuất Lễ trong đó họ Acrididae 6 loài, họ Cetantopidae 2 loài, họ Gryllidae 3 loài, họ Oedipodidae 1 loài. Với kết quả này ta có thể nhận ra các loài trong ở bảng trên có vùng phân bố và hoạt động khá rộng do khả năng thích ứng với hoàn cảnh môi trường và nguồn thức ăn tự nhiên phong phú hầu nhƣ là bắt gặp ở tất cả các điểm điều tra trong khu vực nghiên cứu.
Với các họ còn lại có số loài ít hơn do tập tính và thức ăn, có loài có thể ăn nhiều loại thức ăn nhƣng có loài chỉ ăn một loại thức ăn và chỉ sống đƣợc một số môi trường nhất định.
4.2. Đa dạng quần xã côn trùng bộ Cánh thẳng theo sinh cảnh khác nhau.