Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Đa dạng quần xã côn trùng bộ Cánh thẳng theo sinh cảnh khác nhau
Phân bố của côn trùng bộ cánh thẳng trong khu vực nghiên cứu theo sinh cảnh đƣợc thể hiện tại bảng 4.4.
Bảng 4.4: Phân bố của côn trùng bộ Cánh thẳng theo sinh cảnh STT Họ Côn trùng Các dạng sinh cảnh
SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6
1 Acrididae 8 5 4 11 8 10
2 Cetantopidae 3 4 1 5 2 4
3 Gryllidae 3 4 3 4 4 1
4 Gryllotalpidae 0 1 0 0 0 1
5 Mogoplistidae 0 0 1 0 0 0
6 Oedipodidae 2 1 1 2 1 1
7 Tettigoniidae 3 1 1 3 2 1
8 Tetrigidae 0 1 0 0 0 0
Tổng số Họ 5 7 6 5 5 6
Tổng số Loài 19 17 11 25 16 18
% Loài 54,28 48,57 31,42 71,42 45,71 51,42
Hình 4.3 Tỷ lệ phần trăm số loài côn trùng bộ Cánh thẳng theo sinh cảnh
Chú giải :
- SC1: Sinh cảnh rừng trồng.
- SC2: Sinh cảnh rừng ven suối.
- SC3: Sinh cảnh rừng tự nhiên.
- SC4: Sinh cảnh khu dân cư.
- SC5: sinh cảnh canh tác nông nghiệp trên đất rừng.
- SC6: sinh cảnh đồng ruộng.
Qua bảng 4.4 và hình 4.3 ta thấy sinh cảnh khu dân cƣ (SC4) có số loài cao nhất (25 loài chiếm 71,42%), đây là sinh cảnh có thành phần loài cây thấp hơn so với các sinh cảnh khác nhƣng lại có thêm nhiều thảm thực vật và cây bụi thích hợp cho việc sinh sống các loài côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng . Do đó ở sinh cảnh này có số loài cao nhất.
Sinh cảnh rừng trồng (SC1) là sinh cảnh có số loài cao thứ hai (19 loài chiếm 54,28 %). Ở sinh cảnh này rất đa dạng về thực vật với các loại thảm
thực vật phong phú và cây bụi thích hợp cho việc sinh sống của các loài côn trùng bộ Cánh thẳng.
Sinh cảnh đồng ruộng (SC6) cũng nổi bật với các loại thảm thực vật xanh tốt đặc biệt là cây lúa là thức ăn và nơi trú ngụ cho các loài côn trùng bộ Cánh thẳng nên cũng kéo theo đa dạng về các loài côn trùng bộ Cánh thẳng (18 loài chiếm 51,42%).
Sinh cảnh rừng ven suối (SC2) (17 loài chiếm 48,57%) và sinh cảnh canh tác nông nghiệp trên đất rừng (SC5) (16 loài chiếm 45,71%) hai sinh cảnh này cũng có nhiều loài thực vật lý tưởng cho việc sinh sống của các loài côn trùng bộ Cánh thẳng. Nhưng đây không phải là môi trường lý tưởng cho nhiều loài côn trùng bộ Cánh thẳng do có nhiều khoảng trống, thường xuyên xảy ra lũ lụt và đốt rừng làm nương rẫy của người dân.
Sinh cảnh rừng tự nhiên (SC3) là sinh cảnh có số loài thấp nhất (11 loài chiếm 31,42 %) do chịu sự tác động của con người như khai thác gỗ, củi, phát dọn thực bì nên sinh cảnh thường không ổn định, tầng cây bụi thảm tươi khó phát triển, nguồn thức ăn bị hạn chế và do sự xuất hiện của các loài chim các loài động vật ăn côn trùng nên sinh cảnh này có số lƣợng loài côn trùng Cánh thẳng thấp nhất.
Các loài chỉ thu được ở pha trưởng thành duy nhất ở một sinh cảnh đƣợc thống kê qua bảng 4.5.
Bảng 4.5 Thống kê các loài chỉ bắt gặp ở duy nhất 1 sinh cảnh
STT Tên loài Họ
1 Eupropacris coerulea Cetantopidae
2 Pseudomogoplistes vicentae Mogoplistidae 3 Eucriotettix oculatus (Bolívar) Tetrigidae
Từ bảng 4.5 phản ánh đúng đặc điểm sinh thái, phân bố của các loài côn trùng bộ Cánh thẳng.
4.2.2. Đa dạng quần xã các loài côn trùng bộ Cánh thẳng ở các sinh cảnh khác nhau
Các chỉ số đa dạng (số lƣợng loài, số lƣợng cá thể, chỉ số đa dạng H’, chỉ số phong phú d, chỉ số đồng đều J’) của các quần xã loài côn trùng bộ Cánh thẳng ở các sinh cảnh khác nhau đƣợc trình bày trong bảng 4.6.
Trong nội dung này, số liệu về thành phần loài và độ phong phú của các loài của các quần xã côn trùng loài cánh thẳng đƣợc thu thập trên 6 tuyến chính và 18 điểm điều tra cố định ở 6 loại sinh cảnh có thảm thực vật khác nhau. Số liệu thu thập, xử lý thống kê đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.6: Đa dạng quần xã các loài côn trùng bộ Cánh thẳng ở các sinh cảnh khác nhau tại xã Xuất Lễ.
STT Sinh cảnh
Số lượng loài (S)
Số lượng cá thể (N)
Chỉ số phong phú (d)
Chỉ số đồng đều
(J’)
Chỉ số đa dạng (H’)
1 SC1 19 36 11,56 1,03 3
2 SC2 17 33 10,59 0,96 2,69
3 SC3 11 23 7,35 0,75 1,74
4 SC4 25 73 12,90 1,03 3,32
5 SC5 16 26 10,63 0,90 2,5
6 SC6 18 55 9,77 0,82 2,39
Chú giải :
- SC1: Sinh cảnh rừng trồng.
- SC2: Sinh cảnh rừng ven suối.
- SC3:Sinh cảnh rừng tự nhiên.
- SC4: Sinh cảnh khu dân cư.
- SC5: sinh cảnh canh tác nông nghiệp trên đất rừng.
- SC6: sinh cảnh đồng ruộng.
Chỉ số đa dạng phụ thuộc vào ba yếu tố là số lƣợng loài, độ phong phú của các loài và sự đồng đều về độ phong phú giữa các loài của quần xã. Một khu vực có số lƣợng loài hoặc số lƣợng cá thể nhiều chƣa hẳn nơi đó có tính đa dạng cao.
Nhìn trên bảng 4.6 nhận thấy sinh cảnh Khu dân cƣ(SC4) có 73 cá thể thuộc 25 loài và có độ phong phú cao nhất (d = 12,90), sau đó là sinh cảnh Rừng trồng (SC1) có 36 cá thể thuộc 19 loài và có độ phong phú cao thứ hai (d = 11,56 ) và thấp nhất là sinh cảnh rừng tự nhiên (SC3) có 23 cá thể thuộc 11 loài và có độ phong phú d =7,35.
Bảng 4.6 cũng cho ta thấy sinh cảnh Khu dân cƣ cũng là sinh cảnh có sự đa dạng cao nhất (H’ = 3,32), sau đó là sinh cảnh rừng ven suối (H’ = 2,69) và thấp nhất là sinh cảnh rừng tự nhiên (H’ = 1,74).
Về độ đồng đều thì sinh cảnh rừng trồng và sinh cảnh khu dân cƣ là cao nhất (J’ = 1,03), thấp nhất là sinh cảnh Rừng tự nhiên (J’ = 0,75).
Nhƣ vậy chỉ số đa dạng cao hay thấp ở các sinh cảnh có liên quan chặt chẽ với chỉ số phong phú và chỉ số đồng đều. Chỉ số phong phú và chỉ số đồng đều cao thì chỉ số đa dạng cao, ngƣợc lại chỉ số phong phú và chỉ số đồng đều thấp thì chỉ số đa dạng thấp.
Các loài cào cào, châu chấu thuộc họ Acrididae, thường gặp nhiều ở sinh cảnh Khu dân cƣ do thích hợp các trảng cỏ cây gỗ rải rác và gặp ở hầu hết các sinh cảnh khác. Tại khu vực nghiên cứu vào những lúc thời tiết nắng ấm, tiết trời chuyển sang xuân thường bắt gặp các loài cào cào, châu chấu con xuất hiện rất nhiều.
Các loài côn trùng khác trong bộ thường xuất hiện ít có loài còn khó bắt gặp nếu không điều tra tỉ mỉ do thời tiết với trải qua một mùa gió rét các loài chƣa sinh sôi nảy nở hoặc còn chui rúc dưới các hốc cây hoặc sâu trong lòng đất.