Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4 Thực trạng và giải pháp quản lý côn trùng bộ Cánh thẳng tại khu vực nghiên cứu
4.4.3. Giải pháp quản lý chung
Từ kết quả điều tra thực tiễn, kết hợp với việc sử dụng, kế thừa tài liệu, luận văn đề xuất các phương hướng quản lý và phát triển loài côn trùng bộ Cánh thẳng nói riêng và hệ sinh thái nói chung tại khu vực nghiên cứu. Từ đó, làm cơ sở để xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học tại xã Xuất Lễ:
1. Xây dựng phương án quản lý và bảo vệ rừng bền vững nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây suy thoái đa dạng sinh học đã nêu trên;
2. Cần có chương trình giám sát các loài chỉ thị, loài châu chấu, cào cào… ở xã Xuất Lễ để theo dõi các loài có khả năng gây hại. Việc giám sát các loài côn trùng trong bộ nên đƣợc tiến hành vào các thời gian cố định trong tháng hoặc trong năm, cũng nhƣ các điều kiện thời tiết giống nhau;
3. Tuyên truyền, vận động, giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở xã đối với cộng đồng địa phương. Cần tăng cường lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng.
4. Đối với cơ quan chính quyền
Cần có sự kết hợp quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền, nghiêm cấm các hành vi khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, tàng trữ tài nguyên rừng trái phép.
Công tác quy hoạch, phát triển, sử dụng đất, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi,... làm chia cắt sinh cảnh và giảm diện tích rừng. Vì vậy,
cần kết hợp xây dựng quy hoạch cùng các cơ quan, ban ngành có liên quan.
Cần thay đổi nhận thức một cách toàn diện cả hệ thống chính trị về giá trị thực của rừng.
Rừng không chỉ mang lại nguồn lợi trước mắt về tài nguyên mà quan trọng hơn cả đó là giá trị về sinh thái, môi trường.
Tiếp tục tăng cường công tác vận động, tuyên truyền về giá trị của việc bảo tồn đa dạng sinh học bằng nhiều hình thức cho nhiều đối tƣợng tham gia vào việc bảo vệ môi trường sinh thái trên toàn tỉnh nói chung và xã Xuất Lễ nói riêng.
5. Đối với người dân trong xã trong tất cả các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học, nhân tố quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc nhất chính là con người. Vì vậy, cần chú trọng quan tâm, đầu tư cho công tác tuyên truyền về quản lý, giáo dục nâng cao nhận thức và hành vi của người dân.
Hướng tới việc phát triển bền vững, liên kết được vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu phát triển của người dân.
Vì vậy, bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, cần có đề án, phương án phát triển kinh tế bền vững mà không làm suy thoái tài nguyên côn trùng rừng.
Đối với dân cư sống tập trung, phải xây dựng các quy ước, hương ước có các quy định về cam kết bảo vệ tài nguyên côn trùng rừng. Cộng đồng là chìa khóa quan trọng nhất trong công tác bảo vệ và phát triển. Người dân cần đƣợc tuyên truyền, giáo dục và cổ động đầy đủ, tham gia bảo vệ và phát triển rừng cùng với các cơ quan có thẩm quyền. Tăng cường hoạt động của các mô hình chia sẻ lợi ích.
4.4.4 Giải pháp quản lý cụ thể
Tại xã Xuất Lễ có khoảng 35 loài, trong đó một số loài đƣợc coi là có ý nghĩa lớn – các loài chủ yếu, các loài có vai trò là sinh vật chỉ thị. Để tập
trung nguồn lực cho công tác quản lý cần đặc biệt chú ý tới các loài chủ yếu này.
4.4.4.1 Công tác điều tra giám sát
Do độ phong phú cũng nhƣ sự xuất hiện của các loài côn trùng Cánh thẳng có thể thay đổi theo năm , do vậy cần tiến hành điều tra liên tục trong một số năm tại 18 điểm điều tra trên 06 tuyến điều tra đã đƣợc xác lập ban đầu. Trên các tuyến điều tra trên, tiến hành thu thập các số liệu chính sau :
Xác định thành phần các loài côn trùng cánh thẳng đặc biệt là các loài chủ yếu, thu thập mẫu vật các côn trùng cánh thẳng đặc biệt là ở giai đoạn lấy con non.
Thu thập tất cả các thông tin về thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, đặc điểm lâm phần tại thời điểm điều tra.
4.4.4.2 Các biện pháp cụ thể về bảo tồn các loài có giá trị thương phẩm cũng như giám sát, phòng trừ các loài có khả năng gây hại.
Trên cơ sở các kết quả điều tra phân tích về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài Cánh thẳng chủ yếu đã đƣợc trình bày ở trên, để phát triển chúng cần phải tiến hành các biện pháp kỹ thuật sau :
* Đối với nhóm loài gây hại cho cây trồng
Đối với nhóm này cần có những biện pháp nhƣ: Trồng hỗn giao nhiều loại cây hoặc chia nhỏ các lô trồng các loài cây xem kẽ để cung cấp nhiều loại thức ăn cho côn trùng lựa chọn nhằm hạn chế phát dịch trên một loại cây trồng.
Thường xuyên tiến hành công tác điều tra để thu thập thông tin về các loài côn trùng Cánh thẳng gây hại có thể gây ra dịch và thiên địch của chúng, nhằm cung cấp thông tin cho dự tính dự báo và nghiên cứu cơ bản khác, thống kê số liệu điều tra qua nhiều năm, tìm ra quy luật phát dịch, thiên địch để tìm ra quy luật của côn trùng trong bộ Cánh thẳng gây hại một cách chính
xác hơn, chủ động xây dựng kế hoạch phòng trừ hợp lý. Với các loại Dế mèn, Dế dũi... Cần điều tra theo phương pháp điều tra dưới đất.
Trước khi dịch hại do các loài trong bộ Cánh thẳng gây ra cần bảo vệ, giữ mật độ thiên địch luôn ổn định bằng các biện pháp bảo vệ tầng cây bụi, thảm tươi, bổ sung nguồn thức ăn, khi xuất hiện dịch hại cần ngưng cung cấp thức ăn để thiên địch tập trung vào các loài gây hại, khi nguồn thức ăn không đƣợc cung cấp nữa thì các loài thiên địch sẽ tập trung ăn các loài gây hại, biện pháp sinh học này làm giảm số lƣợng, mức độ quần thể loài gây hại một cách nhanh chóng.
Phương pháp diệt trừ châu chấu.
Sau đây là những phương pháp cơ bản giúp bạn diệt trừ Châu chấu:
Cách 1: Sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ châu chấu trưởng . Đọc kỹ hướng dẫn trước khi áp dụng.
Cách 2: Gieo trồng và cấy hạt sớm hơn thời gian cũ. Bởi vì châu chấu chỉ phát triển theo mùa, gieo trông sớm giúp cây cối cao lớn và già hơn trước khi bị châu chấu gặm nhắm. Nhìn chung châu chấu không thích gặm nhắm những cây cao lớn và già.
Cách 3: Đặt đồ ăn mồi và bẫy để bắt châu chấu. Những loại đồ ăn mồi này thường bán ở các cửa hàng cây giống và dụng cụ vườn tược. Mồi thường là cám, sẽ cám dỗ châu chấu dính bẫy, sau đó bạn có thể loại trừ chúng đi.
Cách 4: Thả giun tròn trong vườn nhà bạn. Giun tròn có bán sẵn tại các cửa hàng cung cấp vườn. Châu chấu thường phát triển vào giữa mùa xuân, nếu nuôi giun tròn vào đầu mùa xuân chúng sẽ diệt hết ấu trùng châu chấu.
Cách 5: Mua và nuôi những loại vật ăn châu chấu nhƣ gà, vịt, ếch, cóc…thu hút các loài chim thích ăn châu chấu tới vườn nhà bạn, ngay cả mèo cũng rất thích châu chấu.
Cách 6: Nuôi trồng hàng rào rau mùi khắp chu vi khu đất bạn vì châu chấu rất ghét rau mùi.
Phương pháp diệt trừ dế:
Phòng trừ bằng cách: Dọn sạch cỏ, rác trong vườn ươm, đào tổ đổ nước đầy hang bắt diệt hoặc dùng bả...
* Đối với nhóm loài có tên trong sách đỏ và mới phát hiện ở Việt Nam : Mở rộng môi trường sống của chúng với việc nâng cao số lượng và chất lƣợng rừng nhƣ : Đẩy nhanh công tác khoanh nuôi làm giàu rừng, công tác trồng rừng tạo môi trường sống thích hợp với cơ cấu loài cây làm thức ăn cho các loài Châu chấu, Cào cào, Dế...
* Đối với nhóm loài có vai trò là sinh vật chỉ thị, có giá trị về thương phẩm
Đối với nhóm loài này cần đầu tƣ kinh phí cho công tác khoanh nuôi trồng các loài cây làm thức ăn cho côn trùng
Do côn trùng có ở khắp mọi nơi và chúng sinh sôi rất nhanh, nhƣng chúng có mức độ ảnh hưởng môi trường tương đối thấp việc nuôi và tiêu thụ các loại côn trùng ăn đƣợc mang lại nguồn lợi không nhỏnên cần có kế hoạch khai thác cho hợp lý.
Các loài côn trùng Cánh thẳng đa số đều có thể làm thực phẩm. Những loài côn trùng có giá trị sử dụng làm thực phẩm nhƣ các loài Cào cào, Châu chấu, Sát sành, Dế… đều là những loài côn trùng gây hại cho cây trồng hoặc cây tự nhiên, vì vậy việc khai thác chúng không gây ảnh ƣởng đến sự suy giảm đa dạng mà về một góc độ nào đó còn có yếu tố tích cực, làm giảm đáng kể số lƣợng côn trùng hại, bảo vệ đƣợc mùa màng... Các loài côn trùng Cánh thẳng có thể phát triển rộng bằng việc vận động nhân nuôi trong các hộ gia đình.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ