2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.5. Xử lý số liệu
Phần mềm MaxEnt (Phillip và cs, 2006)[48] sẽ được sử dụng để mô hình hóa vùng phân bố địa lý cho các loài Vượn được nghiên cứu trong điều kiện các biến khí hậu của hiện tại và tương lai (2050 và 2070).
Các bước xử lý số liệu bằngphần mềm MaxEnt
Bước 1: Tạo file .csv chứa tọa độ các điểm ghi nhận được sự xuất hiện của các đàn Vượnbằng Excel. Trong bảng này chứa các thông tin về loài, kinh độ, vĩ độ (tọa độ được sử dụng là hệ tọa độ địa lý ).
Hình 2.3:Tọa độ các điểm có mặt của loài chuẩn bị cho phần mềm MaxEnt Bước 2: Chạy chương trình MaxEnt
Nhập các dữ liệu mẫu và các biến vào trong phần mềm để tiến hành chạy.
Nhập file .csv chứa tọa độ điểm vào mục Sample. Nhập các biến khí hậu vào mục Environmental layers. Sau đó chọn file đầu cho cho mục Output. Sau đó ấn Run.
Hình 2.4: Giao diện phần mềm MaxEnt
Bước 3: Sau khi chạy xong chương trình MaxEnt thì sản phẩm sẽ được tạo ra trong thư mục Output. Trong đó sẽ có file ASCII chứa thông tin về vùng phân bố có mô phỏng của loài. Ta cần chuyển từ file ASCII sang dạng Raster để tính toán và xử lý trên Arcgis bằng công cụ toolboxes\system toolboxes\conversion tools.tbx\to raster\ascii to raster .
Các bước chạy chương trình MaxEnt cần được thực hiện lần lượt với từng loài với từng biến khí hậu của hiện tại và của tương lai (2050 và 2070).
Xác định diện tích các khu vực có các mức thích hợp đối với từng loài.Phần mềm MaxEnt sẽ tự động tính toán mức độ thích hợp của các pixel của khu vực nghiên cứu. Sử dụng lệnh Reclassify trong Arcgis theo đường dẫn toolboxes\system toolboxes\spatialanalyst tools.tbx\reclass\reclassify để thực hiện việc phân chia mức độ thích hợp của khu vực. Kích thước của các pixel được xử lý là 0,83x0,83km. Số lượng các pixel được tạo ra của các mức độ thích hợp các nhau sẽ được tính toán ra diện tích.
Thang phân chia mức độ thích hợp của các khu vực sẽ được phân chia thành 5cấp độ khác nhautrong bảng 2.1.
Bảng 2.3: Các thang phân chia mức độ thích hợp của vùng phân bố Thang phân chia Hệ số đánh giá MaxEnt (Ma)
Không thích hợp Ma <0,1
Thích hợp thấp 0,1<=Ma< 0,3
Thích hợp trung bình 0,3 <=Ma< 0,5
Thích hợp cao 0,5 <=Ma< 0,7
Rất thích hợp 0,7 <= Ma
Sử dụng phần mềm Argis để biên tập bản đồ phân bố theo hiện trạng của các loài Vượn, bản đồ vùng phân bố mô phỏng theo biến sinh – khí hậu hiện tại và tương lai.
- Đánh giá sự thay đổi diện tích khu vực phân bố của loài thời điểm hiện tại so với thời điểm 2050.
∆S=Stl-Sht
Trong đó: ∆S: là sự chênh lệch diện tích
Stl: diện tích vùng phân bố tại thời điểm tương lai (2050hoặc 2070) Sht: diện tích vùng phân bố tại thời điểm hiện tại
Tính toán sự thay độ cao của vùng thích hợp
Để tính toán được sự thay đổi độ cao của các vùng thích hợp qua các giai đoạn khác nhau, đề tài đã sử dụng mô hình số độ cao (DEM) có độ phân giải là 30x30 mét để xác định. Địa hình khu vực phân bố được cắt ra từ DEM dựa trên công cụ Clip Raster trong Arcgis. Độ cao trung bình khu vực phân bố được tính trung bình cho cả vùng thích hợp.
Đánh giá mức độ ưu tiên trong bảo tồn Vượn của các khu rừng đặc dụngở Việt Nam
Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả sử dụng 4 tiêu chí để xác định mức độ ưu tiên bảo tồn của các khu rừng đặc dụng có Vượn sinh sống.Các tiêu chí này gắn liền trực tiếp đến quần thể loài Vượn ở các khu rừng đặc dụng. Bên cạnh đó, các tiêu chí này thể hiện mức độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của BĐKH đến
vùng phân bố của loài Vượn. Sự biến động diện tích các khu vực cư trú thích hợp của loài Vượn nằm trong các khu rừng đặc dụng sẽ được tính cho mức độ ưu tiên các khu rừng đặc dụng. Ảnh hưởng của BĐKH mang tính chất lâu dài, nên đề tài đã sử dụng mốc thời gian lâu hơn là năm 2070.Kịch bản BĐKH được sử dụng là 2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5.Ngoài ra, các tiêu chí này còn thể hiện tính chất cần ưu tiên bảo tồn của các khu rừng đặc dụng có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm.
- Tiêu chí 1. Số lượng đàn Vượn được ghi nhận tại thời điểm hiện tại: Những khu vực có số lượng đàn (cá thể) Vượn nhiều hơn sẽ được ưu tiên bảo tồn hơn. Các khu vực có từ10 đàn trở lên sẽ nhận được 3 điểm, nhỏ hơn 10 đàn Vượn sẽ nhận được 2 điểm. Các khu vực trước đây đã từng ghi nhận được loài Vượn xuất hiện, nhưng hiện tại được xác định là không còn sẽ nhận được 1 điểm. Đây là tiêu chí quan trọng, liên quan trực tiếp đến mục tiêu bảo tồn các quần thể Vượn ở Việt Nam, nên tiêu chí này điểm hệ số 2.
- Tiêu chí 2. Mức độ giảm diện tích phân bố thích hợp của loài Vượntheo kịch bản RCP4.5: Các khu vực bị tác động ít hơn bởi BĐKH sẽ được ưu tiên bảo tồn hơn so với các khu vực bị tác động mạnh hơn. Từ đó, chúng ta có thể tập trung nguồn lực về cả tài chính và kỹ thuật vào các khu vực này. Mức độ giảm diện tích khu vực phân bố thích hợp được chia làm 3 cấp. Những khu vực có diện tích thích hợp giảm đi nhiều hơn 60 % tổng diện tích thích hợp sẽ nhận được 1 điểm, mức độ giảm từ 30-60% nhận được 2 điểm và mức độ giảm ít hơn 30% sẽ nhận được 3 điểm.
- Tiêu chí 3.Mức độ giảm diện tích phân bố thích hợp loài Vượntheo kịch bản RCP8.5: Mức độ giảm diện tích khu vực phân bố thích hợp được chia làm 3 cấp.
Những khu vực có diện tích thích hợp giảm đi nhiều hơn 60% tổng diện tích thích hợp sẽ nhận được 1 điểm, mức độ giảm từ 30-60% nhận được 2 điểm và mức độ giảm ít hơn 30% sẽ nhận được 3 điểm.
- Tiêu chí 4.Mức độ đa dạng sinh học: Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao thể hiện qua số lượng các loài sinh vật, các loài đặc hữu, quý hiếm. Tính đa dạng sinh học thể hiện giá trị của rừng đặc dụng. Ở tiêu chí này, các VQG sẽ nhận
được 3 điểm, các khu BTTN giàu tính đa dạng sinh học sẽ nhận được 2 điểm, các khu BTTN ít tính đa dạng sinh học hơn sẽ được 1 điểm. Để xác định được tính đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng, tác giả đề tài sử dụng ý kiến của các chuyên gia cho từng khu rừng đặc dụng.
Tổng điểm của 4 tiêu chí trên sẽ được tính cho từng khu rừng đặc dụng được đánh giá.Tại Việt Nam, khu rừng đặc dụng có điểm thấp nhất là 6 điểm và cao nhất là 15 điểm. Dựa vào tổng điểm của các tiêu chí đánh giá, các khu rừng đặc dụng sẽ được phân ra thành 3 mức:
+ Mức độ ưu tiên bảo tồn thấp: Tổng điểm từ 6-9 điểm.
+ Mức ưu tiên bảo tồn trung bình: Tổng điểm từ 10-12 điểm.
+ Mức ưu tiên bảo tồn cao: Tổng điểm từ 13-15 điểm.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện nghiên cứu trên khu vực khá rộng lớn, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và một phần nhỏ phía Nam của Trung Quốc.Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng mạnh đến vùng phân bố của các loài.Đây là cơ sở để giải thích được các đặc điểm, quy luật phân bố tự nhiên của các loài.