Vị trí địa lý: Việt Nam là một trong những quốc gia nằm ở phần Đông bán đảo Đông Dương, thuộc trung tâm của khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích phần đất liền là 330.541 km2.
Phía Bắc giáp Trung Quốc.
Phía Tây giáp Lào và Campuchia.
Phía Đông và Đông Nam là biển Đông.
Địa hỡnh:Việt Nam cú địa hỡnh khỏ đa dạng, trong đú ắ diện tớch là đồi nỳi và cao nguyên. Khối núi cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn, phân chia Bắc bộ làm hai phần Tây Bắc và Đông Bắc có điều kiện sinh thái khác biệt nhau. Khu vực miền Trung có dãy Trường Sơn kéo dài chạy đến Tây Nguyên. Vùng Bắc Bộ có các dãy núi hình vòng cung chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, độ cao trung bình 1.000m. Các khu vực đầu nguồn sông Lô, sông Chảy và sông Gâm có những đỉnh núi cao trên 2.000m. Vùng núi Tây Bắc là khu vực có địa hình phức tạp nhất nước, độ cao trung bình 2000m, cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Hướng núi chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam, giống như mái nhà khổng lồ dốc xuống phía Đồng bằng sông Hồng. Vùng núi Bắc bộ và Trung bộ có nhiều dãy núi đá vôi với nhiều hang động. Dãy Trường Sơn kéo dài với các đỉnh núi có độ cao từ 800 – 1.000m.Khu vực Tây Nguyên có nhiều cao nguyên đất đỏ bazan.Tiếp sau khu vực Tây Nguyên là vùng đồi đất xám Đông Nam Bộ. Gờ núi phía đông của hệ cao nguyên rất phức tạp về địa hình và dốc đứng về phía biển.Một phần tư diện tích còn lại là đồng bằng với hai đồng bằng châu thổ rộng lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, ở giữa là dải hẹp của các đồng bằng vùng Duyên hải miền Trung.
Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. Vị trí địa lý và và đặc điểm địa hình của Việt Nam đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.
Khí hậu: Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của độ cao và địa hình nên khí hậu không đồng nhất trong cả nước. Nhiệt độ trung bình hàng năm tăng dần từ Bắc xuống Nam và càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm. Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là nóng ẩm mưa nhiều theo mùa. Vị trí địa lí, địa hình và chế độ gió mùa đã tạo nên cho thời tiết ở từng vùng rất khác nhau. Miền Bắc có mùa hè nóng ẩm, lượng mưa lớn, mùa đông ít mưa và rất hanh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa xuân có mưa phùn.
Miền Trung có mùa đông ngắn và ít lạnh hơn miền Bắc, mưa tập trung vào những tháng cuối năm, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam rất nóng và khô.Miền Nam nóng quanh năm, có hai mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Lượng mưa trung bình 1.700 – 1.800 mm/năm. Ở miền núi có nơi trên 3.000mm.Có vài nơi lượng mưa chỉ có 500mm. Độ ẩm không khí tương đối lớn, khoảng 80%.Số ngày mưa nhiều, trung bình trên 100 ngày/năm, một vài nơi là 150 ngày/năm. Do ảnh hưởng của chế độ gió mùa nên lượng mưa phân bố không đều, hình thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài 6-7 tháng/năm, lượng mưa mùa này chiếm 80-85% lượng mưa cả năm.
Thủy văn: Hệ thống sông ngòi Việt nam dày đặc, chỉ tính những con sông dài trên 10km đã có trên 2.500 con sông. Trung bình cứ cách 20km lại có một con sông đổ nước ra biển. Hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. Hầu hết các con sông đổ ra biển, một vài con sông ở phía Bắc đổ về phía Trung Quốc (sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn) và một số sông ở cao nguyên miền Trung đổ ra phía Tây vào lưu vực sông Mê Công. Phần lớn các con sông đều dốc mạnh, chảy xiết, nhiều ghềnh thác.
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng. Bên cạnh đó, Việt Nam lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á, là khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế, thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi.
Việt Nam có hơn 160 khu rừng đặc dụng bao phủ khắp cả nước.Tuy nhiên các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam có diện tích khá nhỏ và riêng lẻ.Các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam được thể hiện trong hình 3.1.
Hình 3.1: Hệ thống các khu RĐD ở Việt Nam
Trong đề tài này, các vùng phân bố chính của đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các vùng Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
3.1.1. Khu vực Tây Bắc
Vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình lấy ranh giới. Tổng diện tích của vùng Tây Bắc là trên 3,7 triệu ha. Khu vực Tây Bắc có địa hình phức tạp với vùng núi, cao nguyên hiểm trở có mức độ chia cắt mạnh nhất nước ta.Đó chính là hệ quả của quá trình phát triển địa chất kiến tạo. Khối núi Hoàng Liên Sơn ở phía Đông; phía Tây và Tây Nam là Sông Mã nằm giữa 2 khối núi khổng lồ là 1 dải núi đá vôi chạy liên tục từ Phong Thổ đến Lạc Thủy (Hòa Bình).
Vùng Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão biển Đông trong mùa hè và của gió mùa Đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt. Mùa hè với gió mùa Tây Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông với gió mùa Đông Bắc, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có thời tiết lạnh, khô và ít mưa. Các tháng 4 và tháng 10 là những tháng giao thời giữa 2 mùa.
Tây Bắc có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng không có nhiều sông lớn.
Nhìn chung hướng sông suối thường trùng với hướng kiến tạo còn các sông nhỏ thường thẳng góc với sông chính. Đại bộ phận lòng sông cao hơn mặt biển 100 – 200m có nơi đến 500 – 600m.Vì vậy sông ngòi Tây Bắc hầu như không có bồi tụ, lòng suối đầy những tảng đá lớn, các suối đều ngắn và đều đổ thẳng xuống những con sông chính lắm thác nhiều ghềnh.
Tây Bắc là khu vực với địa hình phức tạp, diện tích rừng tự nhiên còn hơn 1,5 triệu hecta (Cục kiểm lâm, 2014)[5]. Các VQG và KBT chính ở khu vực Tây Bắc được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thông tin về các VQG và KBT chính ở vùng Tây Bắc
TT Khu RĐD Loại hình Diện tích Tỉnh
1 Ba Vì VQG 10.749,7 Hà Nội, Hòa Bình
2 Cúc Phương VQG 22,405,9 Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh
3 Copia KDTTN 11.995,9 Sơn La
4 Hang Kia - Pà Cò KDTTN 5.257,77 Hòa Bình
5 Mường Nhé KDTTN 44.940,3 Điện Biên
6 Mường Tè KDTTN 33.775,0 Lai Châu
7 Ngọc Sơn - Ngổ Luông KDTTN 15.890,63 Hòa Bình
8 Phu Canh KDTTN 5.647,0 Hòa Bình
9 Sốp Cộp KDTTN 17.369,0 Sơn La
10 Tà Xùa KDTTN 13.412,2 Sơn La
11 Thượng Tiến KDTTN 5.872,99 Hòa Bình
12 Xuân Nha KDTTN 16.316,8 Sơn La
13 Mường Phăng KBVCQ 935,88 Điên Biên
(Cục kiểm lâm, 2008) 3.1.2. Khu vực Bắc Trung Bộ
Vùng Bắc Trung Bộ có đơn vị hành chính gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế với diện tích khoảng 51.552 km2. Vùng Bắc Trung Bộ với dãy Trường Sơn chạy song song với biển đã không tạo thuận lợi cho việc hình thành các châu thổ rộng lớn như ở vùng đồng bằng sông Hồng ở vùng Đông Bắc. Phần lớn diện tích vùng này là núi thấp. Núi cao có các đỉnh Pu Lai Leng (2.711m), Rào Cỏ (2.286m) nằm trên đường biên giới Việt-Lào. Do có sự phân cắt mạnh, do tính không đối xứng của dãy Trường Sơn, địa hình vùng này có độ dốc lớn, nhiều đèo cao. Khí hậu vùng Bắc Trung Bộ cũng có nhiều nét đặc trưng với lượng mưa hàng năm lớn, nhiệt độ bình quân hàng năm cao và mùa hè có gió Tây (gió Lào) khô nóng. Hàng năm thường xảy ra nhiều thiên tai, bão, lũ, hạn hán. Mùa mưa lũ chính ở Bắc Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11 (đầu mùa thừ tháng 7 đã xuất hiện lũ tiểu mãn), lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900mm, năm cao nhất là 3.500mm. Mùa khô kéo dài từ 4 – 6 tháng và chiếm 15 – 20% lượng mưa của năm.Với lượng mưa chiếm 68 – 75 lượng mưa trong năm. Tại khu vực này vào mùa mưa thường phát sinh lũ lụt lớn.
Tuy có bề ngang hẹp nhưng những đặc điểm địa hình, khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ đã tạo nên tính đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật ở đây.Cho đến nay thì vùng rừng Bắc Trung Bộ vẫn là nơi còn nhiều điều bí ẩn, đặc biệt là hệ động vật.Ba loài thú mới được phát hiện trong thập kỷ 90; Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) và Mang Trường sơn (Mutiacus truongsonensis).Bắc Trung Bộ là vùng có tổng diện tích các khu rừng đặc dụng lớn nhất. Thông tin một số khu rừng đặc dụng ở khu vực Bắc Trung Bộ được thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Thông tin về các khu rừng đặc dụng chính ở vùng Bắc Trung Bộ
T Khu RĐD Loại hình Diện tích (ha) Tỉnh
1 Bạch Mã VQG 34.380,0 Thừa -Thiên Huế
2 Bến En VQG 12.033,0 Thanh Hóa
3 Phong Nha Kẻ Bàng VQG 125.362,0 Quảng Bình
4 Pù Mát VQG 93.524,7 Nghệ An
5 Vũ Quang VQG 52.882,0 Hà Tĩnh
6 Bắc Hướng Hóa KDTTN 25.200,0 Quảng Trị
7 Đakrông KDTTN 37.640,0 Quảng Trị
8 Kẻ Gỗ KDTTN 21.759,0 Hà Tĩnh
9 Phong Điền KDTTN 30.262,8 Thừa -Thiên Huế
10 Pù Hoạt KDTTN 35.723,0 Nghệ An
11 Pù Hu KDTTN 23.028,2 Thanh Hóa
12 Pù Huống KDTTN 40.127,7 Nghệ An
13 Pù Luông KDTTN 16.902,3 Thanh Hóa
14 Xuân Liên KDTTN 23.475,0 Thanh Hóa
15 Khe Nét KDTTN 23.524,0 Quảng Bình
16 Hương Nguyên KBTL&S 10.310,5 Thừa -Thiên Huế 17 Sao La (Huế) KBTL&S 12.100,0 Thừa -Thiên Huế 18 Đường Hồ Chí Minh KBVCQ 5.680,0 Quảng Trị
19 Núi Chung KBVCQ 628,3 Nghệ An
20 Núi Thần Đinh (chùa Non) KBVCQ 136 Quảng Bình
21 Rú Lịnh KBVCQ 270 Quảng Trị
22 Lam Sơn KBVCQ 75 Thanh Hóa
(Cục kiểm lâm, 2008)
3.1.3. Khu vực Tây Nguyên
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.
Tây Nguyên được hình thành do sự vận động của địa khối Kon Tum, một bộ phận của địa khối Inđônêxia bao gồm cả đất đai của vùng Hạ Lào, Campuchia và Thái Lan. Vùng phía Tây dãy Trường Sơn tuy thuộc khối cổ Kon Tum nhưng được trẻ hoá trong quá trình tân kiến tạo và tương đối bằng phẳng nhờ sự phun trào của nham thạch núi lửa.Khí hậu được chia thành 2 mùa; mùa mưa (từ tháng 5 đến cuối tháng 10) và khô (từ tháng 11 đến tháng 4).Chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo;
nhiệt độ trung bình năm khoảng 200C điều hoà quanh năm, biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,50C.Vùng địa lý sinh học Tây Nguyên là vùng có nguồn tài nguyên rừng phong phú, tính đa dạng sinh học cao. Diện tích trong các khu bảo tồn đứng thứ 2 cả nước sau vùng Bắc Trung Bộ. Hệ sinh thái của vùng Tây nguyên chủ yếu là rừng kín lá rộng thường xanh và rừng khộp. Ngoài ra còn có cả rừng lá kim và rừng nửa rộng lá.
Bảng 3.3: Thông tin về các rừng đặc dụng chính ở vùng Tây Nguyên
T Khu RĐD Loại hình Diện tích (ha) Tỉnh
1 Bidoup-Núi Bà VQG 55.968,0 Lâm Đồng
2 Chư Mom Rây VQG 56.434,2 Kon Tum
3 Chư Yang Sin VQG 59.316,1 Đak Lak
4 Kon Ka Kinh VQG 39.955,0 Gia Lai
5 Yok Đôn VQG 112.101,9 Dak Lak
6 Ea Sô KDTTN 24.017,0 Dak Lak
7 Kon Cha Răng KDTTN 15.446,0 Gia Lai
8 Nam Ca KDTTN 21.912,3 Dak Lak
9 Nam Nung KDTTN 10.912,0 Dak Nông
10 Ngọc Linh KDTTN 38.109,4 Kon Tum
11 Tà Đùng KDTTN 17.915,2 Dak Nông
12 Đắk Uy KBTL&SC 659,5 Kon Tum
13 Ea Ral KBTL&SC 49 Dak Lak
14 Trấp Ksơ KBTL&SC 100 Dak Lak
15 Đray Sáp-Gia Long KBVCQ 1.515,2 Dak Nông
16 Hồ Lắk KBVCQ 9.478,3 Dak Lak
(Cục kiểm lâm, 2008)
3.1.4. Khu vực Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh và một thành phố: Bà Rịa-Vũng Tàu; Bình Dương; Bình Phước; Đồng Nai; Tây Ninh; Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên 23.564 km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước. Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai.
Do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới (gồm 2 mùa mưa và khô) nên tài nguyên sinh vật ở đây tuy không đa dạng về loài nhưng trữ lượng quần thể các loài lại rất cao. Vùng Đông Nam Bộ là vùng có ít các khu rừng đặc dụng, chủ yếu là phát triển các khu rừng sản xuất. Tổng diện tích rừng tự nhiên của vùng là khoảng 247677ha (Cục kiểm lâm, 2014)[5].
Bảng 3.4: Thông tin về một số khu rừng đặc dụng chính ở vùng Đông Nam Bộ
TT Khu RĐD Loại hình Diện tích (ha) Tỉnh
1 Bù Gia Mập VQG 25.926,0 Bình Phước
2 Cát Tiên VQG 71.457,0 Đông Nai
3 Lò Gò Sa Mát VQG 18.345,0 Tây Ninh
4 Côn Đảo VQG 15.043 Bà Rịa – Vũng Tàu
5 Bình Châu Phước Bửu KDTTN 10.905,0 Bà Rịa – Vũng Tàu
6 Vĩnh Cửu KDTTN 53.850,3 Đồng Nai
7 Căn cứ Châu Thành KBVCQ 147 Tây Ninh
8 Căn cứ Đồng Rùm KBVCQ 32 Tây Ninh
9 Chàng Riệc KBVCQ 9.122,0 Tây Ninh
10 Núi Bà Đen KBVCQ 1.545,0 Tây Ninh
11 Núi Bà Rá KBVCQ 1.056,0 Bình Phước
(Cục kiểm lâm, 2008)