Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1.5. Các tác nhân xây dựng nông thôn mới
Chú thích: Quan hệ tham gia ……… Quan hệ hỗ trợ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tác nhân tham gia xây dựng nông thôn mới
Nguồn: [6]
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được thực hiện theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Các tác nhân tham gia xây dựng nông thôn mới bao gồm: Người dân, nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức dân sự xem sơ đồ 1.1.
1.1.5.1. Các tác nhân tham gia a) Người dân
Sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới được xác định là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ. Khi tham gia vào quá trình phát triển nông thôn mới với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài.
Doanh nghiệp ……… Các tổ chức
dân sự
NHÀ NƯỚC
Xây dựng nông thôn mới Người dân
Sơ đồ 1.2. Vai trò của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới Nguồn: [13]
Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động trong phát triển nông thôn, vai trò của người dân ở đây được thể hiện: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc” [13]. Các nội dung trong nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới được thể hiện xem sơ đồ 1.2.
Vai trò và sự tham gia của nông dân trong xây dựng nông thôn mới được thể hiện: (1) là chủ thể xây dựng nông thôn mới; (2) tham gia ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp thôn, xã; (3) tham gia các hoạt động tuyên truyền; (4) đóng góp cho các hoạt động xây dựng nông thôn mới; (5) tham gia giám sát thực hiện các hạng mục công trình; (6) xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở cơ sở [13].
b) Nhà nước
Vai trò của Nhà nước được thể hiện qua sự tham gia của chính quyền các cấp từ Trung Ương đến địa phương; Các cơ quan ban ngành chuyên môn tham gia quản lý
Biết Hưởng
lợi Bàn
DÂN
Làm
Đóng
góp Kiểm
tra Hưởng
ứng
Quản lý
Đóng
góp Kiểm
Tra
với vai trò định hướng; chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện xây dựng nông thôn mới:
- Nhà nước thực hiện vai trò định hướng bằng xây dựng khung pháp luật, hoạch định các chính sách, hệ thống văn bản có liên quan đến xây dựng nông thôn mới.
- Vai trò chỉ đạo, điều hành của Nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy chỉ đạo, điều hành Chương trình được thành lập từ Ban chỉ đạo Trung Ương; Ban chỉ đạo cấp tỉnh, thành phố cho đến Ban chỉ đạo cấp xã và Ban phát triển thôn bản. Bên cạnh đó cũng đã hình thành bộ máy giúp việc như: Văn phòng điều phối Trung Ương; văn phòng điều phối cấp tỉnh, thành phố; phân công nhiệm vụ điều phối cho các phòng ban cấp huyện [16].
Vai trò hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước thông qua triển khai công tác tuyên truyền, vận động các chương trình, dự án và các hoạt động kiểm tra, giám sát.
c) Doanh nghiệp
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới không thể không có sự tham gia của doanh nghiệp. Nhất là khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Doanh nghiệp không chỉ góp phần làm giàu cho nông thôn, họ còn đem đến cơ hội làm giàu cho chính người nông dân và tạo ra sự gắn kết bền vững giữa nông dân với chính vùng quê của họ.
Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tuy có lợi nhuận ít, nhưng lại có ý nghĩa xã hội rất lớn như giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn, tạo sự đa dạng và gắn kết giữa sản phẩm nông nghiệp và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng, hợp tác xã và các tổ hợp tác ở nông thôn cũng đóng vai trò tích cực trong việc huy động các nguồn vốn, phát triển sản xuất, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn [16].
d) Tổ chức dân sự
Các tổ chức Đoàn thể chính trị xã hội như Mặt trận tổ quốc, hội Nông dân, hội Phụ nữ, Công đoàn, Đoàn thanh niên,... có vai trò khởi xướng, chỉ đạo và dẫn dắt thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới: (i) Thực hiện công tác truyên truyền, vận động. (ii) Hỗ trợ, huy động các nguồn lực, điều kiện để xây dựng, tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
(iii) Tham gia kiểm tra, giám sát, rà soát điều chỉnh, đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới.
1.1.5.2. Mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia xây dựng nông thôn mới
Các tác nhân tham gia xây dựng nông thôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, mỗi tác nhân là hạt nhân và là điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ các tác nhân khác tham gia và phát triển để đạt được mục tiêu đề ra.
Người dân vừa là chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới nhưng cũng là đối tượng nhận tác động bởi hoạt động của các tác nhân khác. Tham gia với vai trò chủ thể, sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức dân sự và là đối tác quan trọng của doanh nghiệp trong hợp tác, liên kết.
Nhà nước với vai trò định hướng, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện làm thế nào để phát huy vai trò chủ thể, tính chủ động của người dân, của cộng đồng địa phương. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị, của bộ máy quản lý nhà nước và các tổ chức dân sự. Tạo cơ chế, môi trường và có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn. Phát huy tốt vai trò của các tổ chức tín dụng, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác làm nòng cốt phát triển kinh tế địa phương.
Sự tham gia của doanh nghiệp sẽ đóng góp cùng với địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Doanh nghiệp góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn, hỗ trợ người dân nâng cao tay nghề, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối giữa người nông dân sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm tạo thành các chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm hiệu quả và bền vững.
Các tổ chức dân sự cùng với Nhà nước thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác tiếp cận cũng như tập huấn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh như tệ nạn xã hội, bình đẳng giới.
Như vậy, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội sẽ quyết định đến sự thành công của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó người dân là tác nhân có vai trò quyết định cần được chú ý, quan tâm hỗ trợ.