2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu:
- Nhóm tiêu chí quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới (tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, tiêu chí Giao thông, tiêu chí Thuỷ lợi, tiêu chí Điện, tiêu chí Trường học, tiêu chí cơ sở vật chất Văn hoá, tiêu chí Chợ nông thôn, tiêu chí Bưu điện và tiêu chí nhà ở dân cư) . Các tài liệu có và các loại văn bản, bản đồ liên quan đến xây dựng nông thôn mới
- Cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và người dân trên các địa bàn các xã nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu:
Trên địa bàn thị xã Sông Cầu chọn xã Xuân Cảnh ( Xã điểm, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang), Xuân Bình (xã vùng đồng bằng trung du).
Phạm vi thời gian: Từ tháng 8/2015 – 5/2016.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - Tình hình thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Cảnh và Xuân Bình
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu a) Tài liệu, số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được kế thừa, thu thập từ các nguồn thích hợp như Sở Tài Môi Trường, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục thống kê, các phòng ban trong thị xã và từ các xã là nguồn tài liệu thứ cấp đáng tin cậy.
Ngoài ra, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu luận văn tác giả cũng đã khai thác và sử dụng một số nguồn tài liệu như: Báo cáo sơ kết, báo cáo hàng năm về đề án xây dựng dựng nông thôn mới từ tỉnh, các huyện, thị xã, các xã, báo cáo về đều tra đất đai, quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các huyện, thị xã, các xã, tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương qua các năm.
b) Số liệu sơ cấp
Số liệu được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn cán bộ chính quyền, các bộ các tổ chức đoàn thể xã hội, người dân và doanh nghiệp về kết quả tham gia cũng như vai trò của họ trong năm vấn đề cơ bản gồm: Xây dựng quy hoạch, đề án, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng thiết kế nhà văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở nông thôn, sự hài lòng của người dân qua quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Việc thu thập các thông tin thông qua các hình thức thu thập sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Phỏng vấn, điều tra bằng phiếu và thảo luận có sự tham gia của người dân. Số liệu được điều tra trên địa bàn thị xã Sông Cầu gồm 02 xã Xuân Cảnh và xã Xuân Bình. Tổng số hộ điều tra dựa trên tổng số hộ trên địa bàn xã Xuân Cảnh là 1357 hộ, với dân số là 5.951 khẩu và xã Xuân Bình là 2413 hộ với dân số là 8.739 khẩu
Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn phải được chọn theo phương pháp chọn xác suất – chọn mẫu tỷ lệ. Dung lượng mẫu được xác định bởi công thức sau với độ tin cậy là 95%, sai số cho phép không vượt quá 5 % ( = 0,05) ta có thể tính mẫu nghiên cứu theo công thức sau:
Trong đó:
n: Mẫu nghiên cứu N: Tổng thể
p: Tỷ lệ những người trả lời theo phương án tích cực của câu hỏi lưỡng phân.
(1-p): Tỷ lệ những người trả lời theo phương án tiêu cực của câu hỏi lưỡng phân.
t: Hệ số tin cậy (tham số phụ thuộc, thường t= 2 khi p = 0,954; t = 3, p = 0,99 ) : Sai số cho phép
Như vậy số hộ điều tra trên địa bàn 02 xã Xuân Cảnh và xã Xuân Bình lần lượt là: 299 hộ và 331 hộ.
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu tài liệu, số liệu a) Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Excel trong Microsoft trên máy tính. Kết quả là các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ.
b) Phương pháp phân tích
Phân tích kết quả, đối chiếu, so sánh mức độ đạt được các mặt của quá trình xây dựng nông thôn mới với bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Sự so sánh được thể hiện qua thời gian và không gian về kết quả xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm được chọn, sự đóng góp của các thành phần trong phạm vi vùng nghiên cứu so với thời gian trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới cũng như so với tiêu chuẩn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Từ đó đánh giá kết quả đã đạt được cũng như sự tham gia của các bên liên quan và bài học kinh nghiệm của từng xã điển hình và đề xuất những giải pháp cụ thể, hiệu quả cho từng xã .
c) Phương pháp đánh giá sự hài lòng.
Sử dụng thang đo Likert ( Likert, 1932; Hoàng Trọng và cs,.2008) để đánh giá mức độ hài lòng của người dân về việc thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Với 5 mức độ từ : Rất hài lòng: 5, Hài lòng: 4, bình thường: 3. Ít hài lòng: 2, rất ít hài lòng: 1. Trong thang điểm đánh giá chung là: Rất hài lòng: ≥ 4,50, hài lòng: 3,40 – 4,50, bình thường: 2,60 – 3,40, ít hài lòng: 1,8 – 2,60, rất ít hài lòng: <1,80.
Chương 3