Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 46 - 54)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ SÔNG CẦU

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

3.1.2.1.1. Ngành nông nghiệp (nông - lâm nghiệp - thủy sản) a. Về sản xuất nông nghiệp

Diện tích gieo trồng và sản lượng đều tăng hơn các năm trước. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển đổi cây trồng có năng suất, giá trị cao đưa vào sản xuất:

Bảng 3.1. Thống kê diện tích một số loại cây trồng của Thị xã Sông Cầu năm 2015

STT Loại cây ĐVT 2015

1 Lúa Ha 2.534

2 Ngô Ha 120

3 Lạc Ha 110

4 Dừa Ha 1040

5 Đậu Ha 312

6 Mía Ha 855

(Nguồn: [10])

Bảng 3.2. Thống kê sản lượng một số loại cây trồng của Thị xã Sông Cầu

STT Loại cây ĐVT 2015

1 Lúa Tấn 9187

2 Ngô Tấn 350

3 Lạc Tấn 111

4 Dừa Tấn 14.124

5 Đậu Tấn 329

6 Mía Tấn 855

(Nguồn: [10]) Sản xuất nông nghiệp của thị xã Sông Cầu có quy mô diện tích nhỏ, sản lượng ít.

b. Về chăn nuôi

Bảng 3.3. Thống kê số lượng một số gia súc, gia cầm của Thị xã Sông Cầu

STT Loại vật nuôi ĐVT 2015

1 Bò Con 13.931

2 Heo Con 8.662

3 Gà Con 165.000

4 Vịt, ngan, ngỗng Con 122.000

(Nguồn: [10]) Qua số liệu điều tra cho thấy, chăn nuôi năm 2015 phát triển chậm, quy mô nhỏ lẻ, chưa có trang trại lớn, quy mô công nghiệp, chưa áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, đồng cỏ đều sử dụng theo hướng tự nhiên.

c. Lâm nghiệp

Qua số liệu điều tra cho thấy, diện tích rừng tự nhiên hiện còn 3.741 ha. Trong đó, rừng non, rừng phục hồi có: 1.250ha, trữ lượng 146.250m3, không có rừng trung bình, rừng giàu thuộc kiểu rừng mưa ẩm nhiệt đới thường xanh. Đồng thời, trong giai đoạn vừa qua đã trồng được 13.691ha rừng trồng gồm rừng cây phi lao phòng hộ ven biển đã phát huy tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường, chắn cát, chắn gió. Rừng trồng cây keo lá tràm, keo lai, bạch đàn thuộc loại rừng sản xuất đã có trữ lượng tương đối khá 444.666m3, phát huy được chức năng bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ đạt 45,3% (năm 2015) và cung cấp lâm sản. Hàng năm bình quân có thể khai thác trên

800ha rừng trồng, với sản lượng khoảng hơn 25.000 tấn gỗ/năm và sẽ tăng mạnh trong thời gian tới

d. Thủy sản

Đây là ngành kinh tế quan trọng của thị xã Sông Cầu và tỷ trọng giá trị trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp là 85,3% và thu hút được lực lượng lao động tham gia hết sức lớn.

Thời gian qua cơ cấu tàu thuyền có nhiều chuyển đổi về số lượng tàu thuyền và quy mô công suất, tăng nhanh theo hướng công suất lớn để đánh bắt xa bờ. Để phục vụ đánh bắt trên địa bàn, Thị xã Sông Cầu đã được đầu tư cảng cá Dân Phước, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Cù Mông, Xuân Đài.

đ. Sản xuất muối

Thị xã Sông Cầu là nơi sản xuất duy nhất và truyền thống nghề muối của tỉnh Phú Yên. Sản lượng đạt khoảng 20.000 tấn. Tập trung ở xã Xuân Bình 160ha, Xuân Phương 21,72ha, Xuân Cảnh 2,8ha.

3.1.2.1.2. Ngành kinh tế công nghiệp – xây dựng

Kết quả điều tra cho thấy, tốc độ tăng trưởng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng trưởng bình quân 10 năm qua là 23,4 %/năm. Trong đó giai đoạn 2006-2010 mức tăng trưởng bình quân 17,0%/năm. Giai đoạn 2011-2015 mức tăng trưởng bình quân 13,0%/năm

Ngành Công nghiệp tổ chức không gian theo hướng tập trung với khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu I&II: có diện tích 200,35ha đã được đầu tư hạ tầng, thu hút được 17 nhà đầu tư, đang sản xuất ổn định, thu hút tạo việc làm được 1.600 lao động với các ngành nghề chính là chế biến gỗ xuất khẩu, chế biến nông lâm thủy sản, phân bón. Ngoài khu công nghiệp các làng nghề cũng có bước phát triển. Đến năm 2010 có 814 cơ sở, một số cơ sở lớn là nhà máy chế biến thủy sản Nguyễn Hưng, cơ sở chế biến hạt điều ở xã Xuân Thọ 2 và phường Xuân Yên, cơ sở chế biến đá VLXD của Công ty TNHH Xây dưng Hoa Mỹ... đã xây dựng được hạ tầng cụm điểm công nghiệp Long Bình, phường Xuân Phú.

Công nghiệp điện nước: đã đầu tư đưa vào hoạt động 2 nhà máy nước có công suất 5.900m3/ngày đêm, để cung cấp nước cho nội thị và khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu. Nguồn điện lưới quốc gia được cấp thông qua 2 trạm 110KV ở phường Xuân Yên ra Xuân Bình. Đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu sử dụng điện cho toàn bộ hộ gia đình, cơ sở sản xuất, các nhà máy trong khu công nghiệp.

Các ngành nghề truyền thống: tiếp tục được đầu tư, phát triển về sản lượng, chất lượng như : làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ (phường Xuân Đài), phơi sấy cá cơm Hòa An (xã Xuân Hòa), đan bóng cá Hòa Thạnh (xã Xuân Cảnh).

3.1.2.1.3. Ngành kinh tế dịch vụ, du lịch

Khu vực kinh tế dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,9%/năm và thu hút được 12.300 lao động. Một số lĩnh vực quan trọng gồm:

Kinh doanh du lịch: đã thu hút được nhiều dự án đi vào hoạt động, tuy có quy mô chưa lớn như khu du lịch Bãi Tràm, khu sinh thái bãi Bầu, Bãi Rạng, Nhất Tự Sơn...

Một số dự án có quy mô lớn khác đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư như khu du lịch Bãi Ôm, khu du lịch Bãi Nồm, khu du lịch Long Hải Bắc. Số cơ sở kinh doanh du lịch quy mô nhỏ, nhưng có số lượng khá lớn tập trung dọc quốc lộ 1A, 1D đã tạo được thương hiệu với khách lữ hành, khách đi đường bộ Bắc Nam theo QL1A.

Thương mại, chợ: có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 22,7%. Có nhiều thành phần kinh tế tham gia với 2.015 cơ sở đang hoạt động. Thời gian qua các chợ của thị xã đã được củng cố, xây dựng mới, nâng cấp là chợ Gò Duối, chợ Gành Đỏ… Đến nay, trên địa bàn thị xã Sông Cầu có 16 chợ, trong đó có 1 chợ loại 2 (chợ trung tâm thị xã) và 15 chợ loại 3, chưa có siêu thị, trung tâm thương mại .

Các hoạt động dịch vụ khác:

Trên địa bàn thị xã hiện có 4 chi nhánh ngân hàng đang hoạt động (Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách –xã hội, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Sài Gòn thương tín). Hoạt động xe khách, xe buýt, xe taxi đi lại trong thị xã và đối ngoại đều đáp ứng nhu cầu, thuận lợi và chất lượng. Các hoạt động khác gồm bưu chính – viễn thông, bảo hiểm đang phát triển đã góp phần đa dạng hóa hoạt động dịch vụ.

3.1.2.1.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Dân số:

Dân số thị xã Sông Cầu năm 2000 là 89.828 người, năm 2005 có 95.548 người, năm 2015 là 104.249 người. Mật độ bình quân 253 người/km2. Trong đó: khu vực nông thôn là 67.245 người, khu vực đô thị có 32.473 người, mật độ đông nhất là phường Xuân Thành với 1.719 người/km2, thấp nhất là xã Xuân Lâm với 30 người/km2. Kết quả thể hiện ở bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4. Tỉ lệ dân số của Thị xã Sông Cầu

STT Hạng mục ĐVT

Năm

2000 2005 2010 2015

1 Tổng dân số Người 89.828 95.548 99.682 104.249

2 Nam Người 45.306 47.265 50.543 52.854

3 Nữ Người 44.522 48.283 49.139 51.395

(Nguồn: [10]) Lao động - Việc làm:

- Nguồn lao động dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 57% dân số. Năm 2010, có khoảng 56,6 nghìn lao động. Số lao động có việc làm thường xuyên trong các ngành kinh tế năm 2010 khoảng 50,25 nghìn lao động, chiếm khoảng 88,7%

tổng số lao động. Trong đó lao động ngành nông nghiệp có xu thế giảm nhanh. Năm 2015 xuống còn 35,5%, lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 9,6%

năm 2000 lên 38,0% năm 2015.

Thu nhập và mức sống:

- Thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Nhưng có bước tăng trưởng nhảy vọt.

Năm 2000, thu nhập bình quân là 3,54 triệu đồng/người. Năm 2015, thu nhập bình quân là 38,8 triệu đồng/người. So với bình quân của tỉnh đạt 1,4 lần. Công tác giảm nghèo tiếp tục được nhà nước, cộng đồng chú trọng, giúp đỡ, cũng như phấn đấu vượt nghèo của người dân. Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 16,1% năm 2000 xuống còn 4% năm 2005 (theo chuẩn năm 2000). Giai đoạn 2011-2015 giảm trung bình 2,24%/năm.

Tỉ lệ sử dụng nước sạch khu vực nội thị đạt 70%, khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 80%. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.100% hộ dân đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Hầu hết các hộ gia đình đều có xe máy, ti vi... hệ thống đường xá đã đến toàn bộ các thôn xóm, thuận lợi đi lại, lưu thông hàng hóa quanh năm. Nhiều tuyến đường đã được nhựa hóa, bê tông hóa. Tuy vậy, nhiều nơi chưa đạt chuẩn nông thôn mới.

3.1.2.1.5. Phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn Phát triển đô thị

Thị xã Sông Cầu là đô thị loại 4 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 27/8/2009, có 4 phường (Xuân Yên, Xuân Phú, Xuân Thành và Xuân Đài). Diện tích đất đô thị là 3.218,48ha, bằng 6,58% diện tích tự nhiên toàn thị xã, diện tích đất ở đô thị là 229,62

ha, dân số đô thị là 32.437 người bằng 32,54 % dân số toàn thị xã. Trước khi lên thị xã, khu vực trung tâm nội thị đã có bước đầu tư mở rộng để nâng cấp hạ tầng kỹ thuật.

Nhiều tuyến đường nôi thị được nâng cấp mở rộng, hoàn chỉnh. Lòng lề đường, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, kiên cố hóa hệ thống kè sông, kè biển, chỉnh trang, cải tạo đô thị. Xây dựng nhiều khu dân cư đô thị mới, xây dựng nhiều công viên cây xanh, hạ tầng xã hội, cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp, bệnh viện, trường học, cơ sở văn hóa, thể dục thể thao… tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đạt tất cả các tiêu chí đô thị loại 4 và hướng phấn đầu lên đô thị loại 3 trước năm 2020.

Khu vực dân cư nông thôn.

Toàn thị xã Sông Cầu có 10 xã với 44 thôn, tổng số dân cư khu vực nông thôn là 67.245 người chiếm 67,46% dân số toàn thị xã. Với đặc thù là các xã có nhiều diện tích đồi núi dốc, đất cồn cát nhiều, đồng bằng hẹp, tiếp giáp biển, đầm, vịnh. Ngành nghề thu nhập chính là nuôi trồng, khai thác thủy sản (trừ xã Xuân Lâm), nên phần lớn dân cư đều sinh sống tập trung ở các làng tương đối cố định, có mật độ dân số khá cao.

Đặc thù của làng biển như Từ Nham, Vịnh Hòa…, có một thời gian dài trước đây không có đường bộ đến làng, một số khu vực đang phát triển theo hướng thị tứ như Diêm Trường, Thọ Lộc xã Xuân Lộc, thôn 1, 2 xã Xuân Hải, thôn Phú Dương xã Xuân Thịnh, dọc tuyến Quốc lộ 1A đoạn Xuân Cảnh, Xuân Bình… Các khu dân cư trước đây đều phát triển theo hướng tự phát chưa được quy hoạch. Hiện nay, thị xã Sông Cầu đã được phê duyệt quy hoạch nông thôn mới toàn bộ 10 xã đây là cơ sở thuận lợi để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đạt chuẩn, thuận lợi thu hút các nhà đầu tư.

3.1.2.1.6. Phát triển cơ sở hạ tầng

Diện tích đất sử dụng cho mục đích giao thông là: 581,11ha, chỉ có loại hình giao thông là đường bộ. Có nhu cầu đi tàu lửa thì vào ga Tuy Hòa hay ga Diêu Trì, đi máy bay thì có thể sử dụng sân bay Tuy Hòa cách 55 km, sân bay Phù Cát Bình Định cách 45km.

Đường bộ:

Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn thị xã có 342,3km. Trong đó:

Quốc lộ 1A: Có chiều dài 54km. Tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 14m mặt đường BTN rộng 9m, tải trọng thiết kế công trình H30 – XB80. Các công trình trên tuyến như hệ thống cầu cống, rãnh dọc, an toàn giao thông đã được xây dựng hoàn thiện và đồng bộ. Tuyến đường đi qua các xã, phường: Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh, Xuân Phương, Xuân Yên, Xuân Thành, Xuân Đài.

Quốc Lộ 1D: chạy dọc ven biển phía bắc thị xã, bắt đầu từ xã Xuân Cảnh đến TP Qui Nhơn, có chiều dài 14 km, tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12m, mặt đường BTN rộng 9m, tải trọng thiết kế công trình H30 – XB80

Tỉnh Lộ 642 (ĐT642): Nối QL1A tại Triều Sơn phường Xuân Đài (Km 1287 +600) qua xã Xuân Thọ 2, xã Xuân Sơn Bắc và thị trấn La Hai huyện Đồng Xuân.

Đoạn qua thị xã có chiều dài 16 km, kết cấu nền đất, vào mùa mưa đi lại khó khăn do tuyến có nhiều đèo dốc, quanh co, một số đoạn láng nhựa được 4km.

Tỉnh Lộ 644 (ĐT 644): Từ phường Xuân Phú đi qua xã Xuân Lâm đến xã Đa Lộc, xã Xuân Lãnh huyện Đồng Xuân, toàn tuyến dài 53,35 km. Phần đi qua thị xã dài 22,35 km, đã đầu tư phần nền đường, công trình thoát nước và láng nhựa được một số đoạn đi qua khu dân cư còn lại là nền đất, vào mùa mưa đi lại khó khăn.

Đường đô thị: có 46 tuyến, chiều dài 33,6km. Trong đó, bê tông xi măng 8,4km, bê tông nhựa 3,6km, thảm nhựa và láng nhựa 9km, đường đất và cấp phối 12,6km, chỉ có một số tuyến có vỉa hè, trồng cây xanh.

Đường huyện lộ, xã lộ, đường liên thôn, nội thôn có 91 tuyến. Dài 202,2km.

Trong đó đường bê tông xi măng 46,8km, chiếm 22,8%, đường láng nhựa 20,5km chiếm 10%, đường cấp phối và đường đất 137,9km, chiếm 67,2%, phần lớn chất lượng thấp, đường hẹp, trừ một số tuyến mới được đầu tư năm 2010, 2011.

Đường thủy:

Tuy có sông Tam Giang hay Sông Cầu dài 26 km, bờ biển dài 80km. Nhưng không có hoạt động đường thủy, ghe, thuyền, bè hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa.

Bến cảng:

Hệ thống cảng biển gồm: 02 bến cá lớn và một số bến trú tránh bão

+ Bến cá Dân Phước: ở tại phường Xuân Thành, sản lượng hàng hóa qua cảng 5.000 tấn/năm, quy mô năng lực 50 lượt/200CV. Cảng đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên do mặt bằng trên đất liền hạn chế nên diện tích bến cảng còn nhỏ, cần đầu tư mở rộng quy mô cảng về hướng Đông Bắc, kết hợp với hoạt động du lịch tham quan vịnh Xuân Đài.

+ Bến cá Xuân Cảnh: ở tại xã Xuân Cảnh, quy mô năng lực 30 lượt/150CV, sản lượng thuỷ sản qua cảng là 2.000 tấn/năm. Quy mô cảng còn nhỏ, chủ yếu tiếp nhận các loại tàu ≤ 150CV. Cần nâng cấp, mở rộng để có thể tiếp nhận các loại cỡ tàu lớn cập bến.

+ Bến neo đậu tàu thuyền tránh trú bão: đã hoàn thành đưa vào sử dụng bến Xuân Phương - trong vịnh Xuân Đài, đang xây dựng bến neo đậu tại xã Xuân Thịnh trong đầm Cù Mông.

Bến, bãi đỗ xe:

- Bến xe Sông Cầu: thuộc loại 5, nằm ở khu vực Đông Bắc chợ Sông Cầu, diện tích 1.400m2. Xung quanh bến xe là nhà dân, không có tường bao, khu dịch vụ, hệ thống che chắn, điện chiếu sáng nên cần nghiên cứu di dời.

- Bãi đậu xe Xuân Lộc: là khoảng đất hẹp, cạnh chợ Xuân Lộc cần đầu tư hoàn chỉnh.

Thủy lợi, đê điều:

Trên địa bàn thị xã Sông Cầu có 13 công trình thủy lợi, diện tích đất sử dụng là 29,61ha.Trong đó có 1 hồ chứa, 12 đập dâng. Một số đập dâng có quy mô lớn là: Đập Đá Vải ở xã Xuân Lâm quy mô tưới 120ha, Đập Long Thạnh ở xã Xuân Lộc quy mô tưới 60ha... Hầu hết các đập dâng đều xây dựng đã lâu, xuống cấp cần phải tu sửa, nâng cấp, chỉ có 1 hồ chứa nước Xuân Bình có dung tích chứa khoảng 7,6 triệu m3, dung tích hữu ích 4,3 triệu m3, nhiệm vụ cung cấp nước cho KCN Đông Bắc Sông Cầu, nước sinh hoạt và quy mô tưới 100ha đất nông nghiệp, nhưng hệ thống kênh mương đầu tư chưa đầy đủ và cũng bị hư hỏng nhiều trong đợt lũ tháng 11 năm 2009.

Hệ thống kè biển, kè sông phòng chống xói lở có các kè Tam Giang, kè Lục Khẩu, kè Suối Tre, kè lấn biển ở phường Xuân Phú đang triển khai thi công chưa hoàn thiện và đang chuẩn bị đầu tư nhiều kè biển ở xã Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Thịnh…

3.1.2.1.7. Giáo dục – đào tạo

Hệ thống trường học phát triển tương đối nhanh, đồng bộ, phân bố phù hợp với các vùng dân cư, bao gồm:

Mầm non: Có 18 trường học với 117 phòng học.

Tiểu học: Có 21 trường với tổng số 266 phòng học.

Trung học cơ sở: có 12 trường với 156 phòng học.

Trung học phổ thông có 4 trường là THPT Phan Chu Trinh, THPT Phan Đình Phùng, THPT Võ Nguyên Giáp và THPT Nguyễn Khuyến.

Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp tổng hợp và trung tâm dạy nghề: tổ chức dạy nghề, liên kết đào tạo chuyên môn về nghề ngắn hạn, tin học, anh văn, bổ túc văn hóa, lái xe mô tô hạng A1, kế toán. Nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu.

Lĩnh vực giáo dục thời gian qua tuy được quan tâm đầu tư và phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.

3.1.2.1.8. Y tế

Mạng lưới y tế từng bước được củng cố và phát triển. Các cơ sở y tế của Thị xã gồm:

Bệnh viện Đa khoa Thị xã với 70 giường bệnh

Phòng khám đa khoa khu vực Xuân Bình có 5 giường.

Trạm y tế có 11 trạm tổng cộng 50 giường bệnh. Còn 3 xã, phường chưa có trạm y tế: Xuân Thành, Xuân Phú, Xuân Thọ 2.

Các cơ sở y tế luôn có các y, bác sĩ thường trực để đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân.

3.1.2.1.9. Văn hóa

Các hoạt động văn hóa phát triển đa dạng, phong phú. Phát triển cả về quy mô và chất lượng theo Nghị quyết trung ương khóa VIII về chương trình hành động của Tỉnh ủy “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; đã phát huy cao giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống như: Lễ hội sông nước Tam Giang, Lễ hội cầu ngư, hoạt động câu lạc bộ tuồng, tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng,... thường xuyên được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, đáp ứng nhu cầu của nhân dân

3.1.2.1.10. Quốc phòng, an ninh

Lực lượng dân quân tự vệ, tự vệ biển và dự bị động viên được tuyển chọn, huấn luyện đạt kết quả khá. Ban chỉ huy các xã đội được cũng cố, kiện toàn. Công tác tuyển quân hàng năm đảm bảo số lượng và ngày nâng cao về chất lượng. Công tác phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu được tăng cường và duy trì thường xuyên tại các xã, phường, thị trấn ven biển đã xây dựng kế hoạch tác chiến, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị tuyến biển; tổ chức huấn luyện 100% dân quân tự vệ biển, bảo đảm cho lực lượng dân quân tự vệ biển luôn đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu của từng địa bàn và phối hợp với lực lượng biên phòng, kiểm ngư bảo vệ vùng biển, ven biển.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)