CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 27)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.3.1. Chính sách, chương trình chi trả dịch vụ môi trường trên thế giới

Vào năm 2007, Ngân hàng Thế giới đã công bố một tài liệu cho thấy vị trí của PES trong quá trình phát triển. Có thể thấy, mối liên hệ giữa môi trường và phát triển đã được chính thức công nhận từ Hội nghị Stockholm năm 1972 về Môi trường và Con người và sau đó càng được tăng cường từ khi Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (1992), thông qua các Hội nghị này, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu, triển khai và vận hành các chương trình Dịch vụ môi trường của riêng mình, đến nay có khoảng 400 chương trình chi trả dịch vụ môi trường trên thế giới, trong đó:

- Châu Âu và Bắc Mỹ triển khai từ những năm 1970;

- Các nước Mỹ La tinh triển khai từ những năm 1990;

- Châu Á và Châu Phi triển khai từ năm 2003;

- Châu đại dương triển khai từ năm 2008.

10

Hình 1.1: Lịch sử phát triển dịch vụ môi trường trên thế giới (Nguồn: PhạmThu Thủy, Lê Ngọc Dũng và ĐàoThị Linh Chi, 2017) 1.3.2. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam

Từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu xây dựng nền móng cho một chương trình quốc gia về chi trả DVMTR (PFES). Hai trong những văn bản quan trọng nhất là Quyết định 380/TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm PFES ở hai tỉnh Sơn La, nơi đầu nguồn của hệ thống sông Đà và tỉnh Lâm Đồng, nơi đầu nguồn của hệ thống sông Đồng Nai. Sau khi thí điểm thành công chi trả DVMTR tại hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng, trong giai đoạn 2008-2010, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về Chính sách chi trả DVMTR để triển khai áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước. Đây là một bước tiến mới thể hiện tính đột phá có tính chiến lượt trong chính sách kinh tế đối với ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam. Chuyển hướng tiếp cận hoàn toàn dựa vào nguồn ngân sách nhà nước truyền thống sang tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước, nguồn vốn xã hội cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Nguyên tắc cơ bản của Chi trả DVMTR là đảm bảo lợi ích cho người cung cấp dịch vụ môi trường, ở cả cấp độ cá nhân và cộng đồng, thông qua việc nhận được bồi hoàn cho chi phí của việc cung cấp những dịch vụ này. Lần đầu tiên một chính sách kinh tế mới trong Lâm nghiệp được thiết lập và vận hành ở tầm quy mô quốc gia có tính lan tỏa lớn, được các cấp, các ngành

và người dân địa phương đồng tình ủng hộ, mang lại động lực và lợi ích chung cho cộng đồng, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các chủ rừng trong vai trò là bên cung ứng dịch vụ với các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hưởng lợi từ môi trường với vai trò là bên sử dụng dịch vụ môi trường.

Đến nay, toàn quốc đã có 44 tỉnh thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng; trong đó 38 Quỹ tỉnh đã ổn định bộ máy tổ chức. Các Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu trong việc thực hiện nhiệm vụ chi trả ủy thác tiền DVMTR từ bên sử dụng đến bên cung ứng DVMTR; huy động ủy thác nguồn thu từ DVMTR đến nay đạt hơn 10.000 tỷ đồng, bình quân trên 1.300 tỷ đồng/năm.

Tại tất cả các địa phương, hiện đang thực hiện chi trả DVMTR theo hình thức chi trả gián tiếp thông qua Quỹ BV&PTR cấp tỉnh. Bên cạnh kênh tài chính truyền thống, các Quỹ BV&PTR cấp tỉnh hiện đang đóng vai trò quan trọng như một “sở tài chính thứ hai”, đảm nhiệm chức năng huy động tài chính (ký hợp đồng ủy thác chi trả), phân phối và giám sát nguồn thu – chi cho các đầu mối chi trả thứ cấp (như chủ rừng tổ chức, Hạt kiểm lâm hay UBND xã) theo quy định hiện hành.

Với các tỉnh có nguồn thu hàng năm từ chi trả DVMTR lớn (trên 50 tỷ), hầu hết các chủ rừng tổ chức (bên hưởng lợi) đều thừa nhận Quỹ BV&PTR hiện nay là thiết chế có “quyền lực lớn” vì đã giúp họ có được nguồn chi cho QLBVR lớn hơn rất nhiều so với nguồn hỗ trợ hạn chế từ ngân sách trước đây.

Mô hình phân cấp quản lý Quỹ BV&PTR ở các tỉnh cũng phản ánh “quyền lực”

khác nhau giữa các Quỹ. Những Quỹ BV&PTR trực thuộc UBND tỉnh (như ở Kon Tum, Lào Cai, Thừa Thiên Huế) thì Quỹ sẽ đóng vai trò tương đương như một “sở mới” trong tỉnh, với “chức năng chuyên trách và tham mưu cho UBND tỉnh về chi trả DVMTR”, trong khi nếu trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT (như Đăk Lăk hay Thanh Hóa) thì Quỹ lại có vai trò như một cơ quan hành chính sự nghiệp lâm nghiệp, có chức năng tham mưu và triển khai tương tự như chi cục kiểm lâm.

Khung hệ thống chi trả của các tỉnh hiện nay đều được cơ cấu theo hai cấp độ chính: cấp độ thẩm định và phê duyệt kế hoạch chi trả; và cấp độ tổ chức xác định diện tích rừng được chi trả DVMTR và thanh toán.

Với cấp độ thứ nhất, căn cứ trên hệ thống hồ sơ chi trả ban đầu hay nghiệm thu, kế hoạch chi trả hàng năm được UBND tỉnh quyết định sau khi được Hội đồng quản lý quỹ thẩm định và thông qua, trong đó vai trò tham mưu quan trọng thuộc về Phòng Kế hoạch - tài chính thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đối với các Quỹ trực thuộc Sở, hoặc Sở Tài chính, đối với các quỹ trực thuộc UBND tỉnh.

Với cấp độ thứ hai, hoạt động nghiệm thu và chi trả gắn liền với hệ thống tổ chức QLBVR từ cấp tỉnh (chi cục kiểm lâm), đến cấp huyện (hạt kiểm lâm, các chủ rừng tổ

12

chức), cấp xã (UBND xã) và thôn bản (hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng dân cư thôn).

Tuy nhiên, tùy theo cách thức sắp xếp cơ cấu QLBVR tại địa phương, nhất là ở cấp huyện và xã, vai trò và mức độ tham gia của các bên liên quan như hạt kiểm lâm, UBND xã hay cách thức tổ chức giao-khoán và thực hiện QLBVR cấp cơ sở (hộ gia đình, nhóm hộ, tổ bảo vệ rừng cấp thôn, tổ bảo vệ rừng cấp xã) mà quá trình vận hành chi trả đến các chủ rừng cơ sở có sự khác nhau, tùy thuộc vào cách thức.

Sau 10 năm triển khai thực hiện, đến nay chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được cụ thể hóa tại Luật Lâm nghiệp năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

1.3.3. Tổng quan về chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Thừa Thiên Huế

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập tại theo Quyết định số 1632/QĐ-UBND ngày10/08/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. là một tổ chức tài chính Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Đến 2015, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành rà soát hiện trạng, chủ sử dụng rừng, diện tích cung ứng DVMTR của các lưu vực thủy điện A Lưới, Hương Điền, Bình Điền và được Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. Tiếp đó Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã hoàn thành các phương án chi trả DVMTR cho 3 nhà máy thủy điện này cho cả 2 năm 2014 và 2015 được UBND tỉnh phê duyệt. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng giúp triển khai chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng theo đúng tiến độ.

Trong quá trình này, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định tạm thời như Quyết định số 951/QĐ-UBND ngày 09/05/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành một số định mức chi tiêu áp dụng tạm thời cho Quỹ, Quyết định số 3019/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định tạm thời về trình tự lập, phê duyệt kế hoạch thu, chi, nghiệm thu và thanh quyết toán tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh.

Ngoài diện tích rừng được chi trả theo lưu vực các nhà máy thuỷ điện, tỉnh Thừa Thiên Huế còn là địa phương đầu tiên trong cả nước tiến hành chi trả DVMTR theo lưu vực nguồn nước. Đến tháng 9/2015, Quỹ đã hoàn tất kết quả rà soát hiện trạng, chủ sử dụng rừng, diện tích cung ứng DVMTR và được UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch chi trả DVMTR năm 2015 cho lưu vực nguồn nước.

Đến nay, toàn tỉnh hiện có 10 tổ chức nộp tiền ủy thác chi trả DVMTR gồm: Nhà máy Thủy điện Hương Điền (Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Điền); Nhà máy Thủy điện Bình Điền (Công ty cổ phần Thủy điện Bình Điền); Nhà máy Thủy điện A Lưới (Công ty cổ phần Thủy điện miền Trung); Nhà máy Thủy điện Thượng Lộ (Công ty cổ phần Thủy điện Thượng Lộ); Nhà máy Thủy điện A Roàng (Công ty dịch vụ điện lực miền Trung); Nhà máy Thủy điện Tả Trạch (Công ty cổ phần Thủy điện Bitexco Tả

Trạch); Nhà máy Thủy điện A Lin Thượng (Công ty cổ phần Thủy điện Trường Phú);

Nhà máy Thủy điện A Lin B1 (Công ty cổ phần Thủy điện Trường Phú); Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 4 (Công ty cổ phần Thủy điện Rào Trăng 4); và Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.

Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng được Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên Huế thu từ năm 2011 đến 2019 là 221 tỷ đồng, tổng số tiền chi trả đến 2019 là 198 tỷ đồng.

(Nguồn Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế)

14

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)