NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 30)

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Về thời gian: Thực hiện chính sách chi trả DVMTR từ năm 2015 đến năm 2019.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

- Các cơ quan ban ngành tham gia thực hiện chi trả DVMTR: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, Ủy ban nhân dân các xã liên quan.

- Chủ rừng là các nhóm hộ, cộng đồng dân cư đại diện cho các lưu vực được chi trả DVMTR trên địa bàn huyện:

+ Lưu vực thủy điện Hương Điền – A Roàng: Xã A Roàng, Hồng Hạ, Sơn Thủy;

+ Lưu vực thủy điện A Lưới: Xã Nhâm, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hương Phong.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Thực trạng công tác thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2015 đến nay;

- Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân cốt lõi trong tiến trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR;

- Phân tích vai trò của các bên liên quan trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR “từ chính sách đến thực tiễn”;

- Phân tích nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR;

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thu thập được dữ liệu cho nghiên cứu này, tôi đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như thu thập số liệu thứ cấp, thảo luận nhóm kết hợp với phỏng vấn sâu và điều tra hộ gia đình, cụ thể:

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập tình số liệu thứ cấp được thực hiện tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban nhân dân huyện A Lưới, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, Ủy ban nhân dân các xã liên quan và thông tin từ sách báo, tạp chí và các tài liệu đã công bố.

Số liệu thu thập bao gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Tổng quan về tình hình giao rừng tự nhiên và thực trạng thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện A Lưới.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua sử dụng các công cụ sau:

(1) Thảo luận nhóm:

Được tiến hành đối với 12 ban quản lý rừng cộng đồng tại xã A Roàng và xã Nhâm, 50 ban quản rừng nhóm hộ tại các xã Hồng Thái, Hồng Thượng, Hồng Hạ, Hương Phong, Sơn Thủy để phân tích, làm rõ các nội dung sau:

- Mức độ tham gia, mức độ hiểu biết về lập hồ sơ thủ tục chi trả DVMTR;

- Kế hoạch chi trả tiền DVMTR hàng năm và tiến trình thực hiện chi trả;

- Đơn vị hỗ trợ chi trả DVMTR;

- Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện;

- Đề xuất các giải pháp.

(2) Phỏng vấn thành viên các ban quản lý rừng:

Được tiến hành với 60 hộ gia đình là thành viên các ban quản lý rừng cộng đồng và 150 hộ gia đình là thành viên của Ban quản lý rừng nhóm hộ để phân tích sự hiểu biết về diện tích rừng được giao, diện tích rừng được chi trả DVMTR, kế hoạch sử dụng tiền chi trả DVMTR, hồ sơ thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR…Phiếu phỏng vấn hộ gia đình bao gồm các phần chính sau:

- Thông tin cơ bản của hộ gia đình;

- Nhận thức của hộ gia đình về chính sách chi trả DVMTR;

- Sự tham gia trong quá trình lập thủ tục thanh toán tiền chi trả DVMTR - Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện;

- Đề xuất các giải pháp.

(3) Phỏng vấn sâu: được tiến hành với đại diện Hạt kiểm lâm huyện A Lưới, Ủy ban nhân dân các xã liên quan, cán bộ Kiểm lâm địa bàn…

2.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu (1) Tổng hợp số liệu

- Rà soát tổng quan dữ liệu chi trả DVMTR cho chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng trên địa bàn huyện;

- Thu thập các báo cáo đánh giá hiệu quả chính sách chi trả DVMTR đã tiến hành trên địa bàn nhằm thu thập thông tin bổ trợ;

16

- Đề xuất phương pháp chọn mẫu cho từng đối tượng chủ rừng: hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng và lên kế hoạch phỏng vấn;

- Xây dựng bộ công cụ phỏng vấn cho từng đối tượng: phiếu phỏng vấn, sơ đồ thảo luận nhóm, bảng kiểm tra…

- Tổng hợp dữ liệu và phân tích kết quả sử dụng các ứng dụng phân tích định tính, định lượng.

- Trình bày kết quả tóm lược ở các buổi tọa đàm lấy ý kiến cấp huyện, cấp xã (2) Xử lý và phân tích số liệu

- Các số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp được tổng hợp, chọn lọc và phân tích dựa trên các nội dung cần thiết của đề tài nghiên cứu.

- Các thông tin và số liệu thu thập từ việc tham vấn ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm nhằm phục vụ cho việc phân tích và giải thích các sự kiện, kết quả nghiên cứu. Việc xử lý và thể hiện các dữ liệu này nặng về hướng định tính.

- Các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn chủ rừng, hộ gia đình sẽ được phân loại và xử lý theo hình thức thống kê mô tả.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)