CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI HUYỆN A LƯỚI
3.2.2. Các bên liên quan trong tiến trình chi trả dịch vụ môi trường rừng ở huyện A Lưới
Qua nghiên cứu chính sách cũng như trong quá trình triển khai tại thực tiễn thì tiến trình chi trả DVMTR ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện A Lưới nói riêng thì các bên liên có thể chia thành 03 nhóm chính: Bên sử dụng DVMTR, bên cung ứng DVMTR và các đơn vị hỗ trợ, cụ thể:
Hình 3.4. Các bên liên quan trong tiến trình chi trả DVMTR ở huyện A Lưới Các bên liên quan
Bên sử dụng DVMTR
Công ty CP thuỷ điện Bình Điền Công ty thuỷ điện
Hương Điền Công ty thuỷ điện
A Lưới
Bên cung ứng DVMTR
Chủ rừng nhà nước
UBND Xã Cộng đồng, Nhóm hộ,
Hộ GĐ
Bên hỗ trợ
Quỹ BVPTR tỉnh
Chi cục Kiểm lâm (đối với chủ rừng nhà nước)
Hạt Kiểm lâm (đối với chủ rừng CD, nhóm hộ, HGD)
UBND Xã
30 3.2.2.1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
Bên sử dụng DVMTR trên địa bàn huyện A Lưới bao gồm: Nhà máy Thủy điện Hương Điền – Công suất 81 MW (Công ty cổ phần Thủy điện Hương Điền), Nhà máy Thủy điện A Roàng – Công suất 7,5 MW (Công ty dịch vụ điện lực miền Trung) Thuộc lưu vực thủy điện Hương Điền – A Roàng; Nhà máy Thủy điện Bình Điền – Công suất 44MW (Công ty cổ phần Thủy điện Bình Điền) thuộc lưu vực thủy điện Bình Điền;
Nhà máy Thủy điện A Lưới – Công suất 170 MW(Công ty cổ phần Thủy điện miền Trung) thuộc lưu vực thủy điện A Lưới thuộc địa giới hành chính của 18/21 xã, thị trấn với 73.013,25 ha rừng đủ điều kiện cung ứng DVMTR chiếm 77% diện tích đất có rừng trên địa bàn toàn huyện, trong đó:
- Lưu vực thủy điện A Lưới: 16.097,56 chiếm 22,05 % - Lưu vực thủy điện Hương Điền – A Roàng 28.751,96 chiếm 39,38 % - Lưu vực thủy điện Bình Điền: 28.163,73 chiếm 38,57 %
Hình 3.5. Diện tích rừng cung ứng DVMTR phân theo lưu vực thủy điện
Lưu vực thủy điện A Lưới với diện tích cung ứng DVMTR nhỏ nhất trong 03 lưu vực thủy điện, tuy nhiên với công suất phát điện là lớn nhất trong các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (170 MW). Do vậy, đơn giá chi trả hàng năm của lưu vực thủy điện A Lưới cao gấp nhiều lần so với đơn giá chi trả của các lưu vực còn lại.
22,05%
39,38%
38,57%
Lưu vực Thủy điện A Lưới
Lưu vực thủy điện Hương Điền - A Roàng Lưu vực Thủy điện Bình Điền
3.2.2.2. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
Tổng diện tích cung ứng DVMTR trên toàn huyện A Lưới là 73.013,25 ha. Bên cung ứng DVMTR trên địa bàn huyện A Lưới bao gồm 03 nhóm chủ rừng chính: Chủ rừng nhà nước; Ủy ban nhân dân xã và chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư.
a. Chủ rừng nhà nước gồm có Ban quản lý Khu Bảo tồn Sao La, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên Nhiên Phong Điền, Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới và Công Ty Lâm nghiệp Nam Hòa: 54.092,71 ha chiếm 74,09 %. Thuộc lưu vực thủy điện A Lưới, Lưu vực thủy điện Hương Điền – A Roàng và Lưu vực thủy điện Bình Điền;
b. Ủy ban nhân dân xã: Diện tích rừng đủ điều kiện cung ứng DVMTR chưa có chủ rừng, được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế giao nhiệm vụ cho hạt Kiểm lâm quản lý và chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân xã giao khoán cho các cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình: 6.410,45 ha chiếm 8,78 %. Thuộc lưu vực thủy điện A Lưới và Lưu vực thủy điện Hương Điền – A Roàng;
c. Chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư được nhà nước giao rừng tự nhiên: 12.510,09 ha chiếm 17,13 %. Thuộc lưu vực thủy điện A Lưới và lưu vực thủy điện Hương Điền – A Roàng. Với 22 chủ rừng là cộng đồng dân cư, 176 chủ rừng là nhóm hộ gia đình và 172 chủ rừng là hộ gia đình. Trong đó:
- Chủ rừng là cộng đồng dân cư: 2.248,69 ha chiếm 17,98 % diện tích;
- Chủ rừng là nhóm hộ gia đình: 9.840,63 ha chiếm 78,66 % diện tích;
- Chủ rừng là hộ gia đình: 420,77 ha chiếm 3,36 % ha diện tích.
Hình 3.6. Sơ đồ diện tích cung ứng DVMTR theo chủ rừng
74,09 % 8,78%
17,13 % Chủ rừng nhà nước
UBND xã - Hạt Kiểm lâm
Chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư
32
Hình 3.7. Bản đồ chi trả DVMTR cho chủ rừng hộ gia đình,nhóm hộ và cộng đồng dân cư
Bảng 3.3: Diện tích cung ứng DVMTR theo lưu vực
Đơn vị tính: ha
TT Xã Tổng cộng Lưu vực A Lưới Lưu vưc Hương Điền- A Roàng
Tổng Hộ gia đình Nhóm hộ Cộng đồng Tổng Hộ gia đình Nhóm hộ Cộng đồng
1 Thị trấn A Lưới 640,86 640,86 - 640,86 - 0,00 - - -
2 A Roàng 547,41 6,72 - - 6,72 540,69 118,46 - 422,23
3 Bắc Sơn 323,53 323,53 0,75 - 322,78 0,00 - - -
4 Đông Sơn 47,89 47,89 - 47,89 - 0,00 - - -
5 Hồng Bắc 34,97 34,97 - 34,97 - 0,00 - - -
6 Hồng Kim 404,51 404,51 - - 404,51 0,00 - - -
7 Hồng Thái 669,09 669,09 31,44 557,38 80,27 0,00 - - -
8 Hồng Thượng 1.500,34 1.500,34 5,33 1.495,01 - 0,00 - - -
9 Hồng Trung 234,76 234,76 6,19 61,79 166,78 0,00 - - -
10 Hương Lâm 842,10 840,94 - 840,94 - 1,16 1,16 - -
11 Hương Phong 2.923,22 2.923,22 103,54 2.383,29 436,39 0,00 - - -
12 Nhâm 281,46 281,46 30,35 - 251,11 0,00 - - -
13 Phú Vinh 220,30 220,30 - 220,30 - 0,00 - - -
14 Hồng Hạ 1.804,96 0,00 - - - 1.804,96 4,25 1.751,27 49,44
15 Hương Nguyên 1.110,90 0,00 - - - 1.110,90 5,40 997,04 108,46
16 Sơn Thủy 536,13 0,00 - - - 536,13 99,33 436,80 -
17 A Ngo 380,86 4,26 4,26 - - 376,60 3,51 373,09 -
18 A Đớt 6,80 6,80 6,80 - - 0,00 - - -
Tổng cộng 12.510,09 8.139,65 188,66 6.282,43 1.668,56 4.370,44 232,11 3.558,20 580,13
34
Hình 3.8. Sơ đồ diện tích cung ứng DVMTR theo đối tượng thuộc nhóm chủ rừng hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư
Hình 3.9. Sơ đồ diện tích cung ứng DVMTR thuộc nhóm chủ rừng hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư phân theo lưu vực
17,98%
78,66%
3,36%
Cộng đồng dân cư Nhóm hộ Hộ gia đình
65%
35%
Lưu vực thủy điện A Lưới
Lưu vực thủy điện Hương Điền - A Roàng
3.2.2.3. Các đơn vị hỗ trợ
Trong quá trình thực hiện chi trả DVMTR trên địa bàn huyện, các đơn vị hỗ trợ chính bao gồm: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế; Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế; Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới và Ủy ban nhân dân các xã liên quan.
3.2.3. Quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với chủ rừng là Cộng đồng, nhóm hộ
Để có cơ sở cho việc quản lý quỹ, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 3019/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 12 năm 2015 về việc ban hành quy định tạm thời về trình tự lập, phê duyệt kế hoạch thu, chi, nghiệm thu và thanh quyết toán tiền chi trả DVMTR làm cơ sở chi trả. Theo đó, hạt Kiểm lâm được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ làm đầu mối thực hiện chính sách chi trả DVMRT cho chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn/bản, cụ thể:
Bước 1: Ký cam kết bảo vệ rừng: tổ chức để các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn ký cam kết bảo về rừng với UBND cấp xã hàng năm hoặc ổn định trong nhiều năm
Bước 2: Lập kế hoạch chi trả DVMTR:
+ Trên cơ sở danh sách chủ rừng đã được UBND huyện phê duyệt và cam kết đã ký, lập biểu thống kê xác định diện tích cung ứng DVMTR;
+ Lập báo cáo thuyết minh kế hoạch chi trả.
Trước ngày 15 tháng 7 hàng năm, gửi kế hoạch chi trả DVMTR cho năm kế tiếp cùng các hồ sơ quy định về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.
Và theo quy định tại Quyết định 3019/QĐ-UBND, thì hồ sơ thanh toán tiền DVMTR của chủ rừng là nhóm hộ, cộng đồng dân cư gồm các thủ tục sau:
36
Bảng 3.4. Sơ đồ yêu cầu đầu ra của hồ sơ thanh toán tiền DVMTR theo Quyết định 3019/QĐ-UBND
TT Nội dung
Đơn vị thực hiện Chủ
rừng
Quỹ BVPTR
Hạt Kiểm lâm
UBND xã
I Giấy đề nghị thanh toán Chủ trì Hỗ trợ
II Hồ sơ chi trả
1 Bản cam kết bảo vệ rừng Phối
hợp Chủ trì Xác
nhận 2 Biểu xác định diện tích cung ứng Chủ trì Hỗ trợ Xác
nhận 3 Bản đồ ranh giới diện tích cung ứng
DVMTR của chủ rừng 1/10.000 Chủ trì Hỗ trợ, xác nhận
Xác nhận 4 Bản tự kê khai kết quả bảo vệ cung ứng Chủ trì Hỗ trợ Xác
nhận 5 Biên bản nghiệm thu kết quả BVR (100%
diện tích)
Phối
hợp Hỗ trợ Chủ trì
6 Biên bản phúc tra kết quả nghiệm thu
(10% diện tích) Chủ trì Phối
hợp 7
Hồ sơ pháp lý gồm: Quyết định giao rừng, giấy chứng nhận sử dụng đất, giấy
CMND (có chứng thực) Chủ trì Hỗ trợ
III Thủ tục thành lập Ban quản lý rừng 1 Biên bản họp bầu BQLR và ban kiểm soát
rừng Chủ trì Hỗ trợ
2 Quyết định thành lập BQLR và Ban kiểm
soát rừng Hỗ trợ Chủ trì
3 Quy chế quản lý sử dụng tiền chi trả
DVMTR Chủ trì Hỗ trợ
4 Quyết định phê duyệt quy chế quản lý, sử
dụng tiền chi trả DVMTR Hỗ trợ Chủ trì
5 Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng
đồng (nếu là cộng đồng) Chủ trì Hỗ trợ
6 Kế hoạch thu chi Quỹ chi trả DVMTR Chủ trì Hỗ trợ
Với các thủ tục trên ta có thể thấy chủ rừng phần lớn phải chủ động thực hiện các thủ tục thanh toán tiền DVMTR, trong đó phần hồ sơ pháp lý và mục thủ tục thành lập Ban quản lý rừng chỉ thực hiện lần đầu và chỉ bổ sung khi có sự thay đổi.
Nhằm chuẩn bị tốt cho việc lần đầu tiên thực hiện chi trả DVMTR tại huyện A Lưới, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã tổ chức 09 lớp tập huấn hướng dẫn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ chi trả DVMTR cho cán bộ Hạt Kiểm lâm, các chủ rừng và UBND các xã, thị trấn, cụ thể:
- Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, thành phần gồm: Lãnh đạo hạt, kế toán, cán bộ phụ trách chi trả DVMTR và Kiểm lâm phụ trách địa bàn các xã được chi trả DVMTR thuộc huyện A Lưới;
- Chủ rừng nhà nước thành phần gồm Lãnh đạo hạt, kế toán, cán bộ phụ trách chi trả DVMTR;
- Ủy ban nhân dân xã: Cán bộ phụ trách chi trả DVMTR và cán bộ kế toán;
- Các cộng đồng, nhóm hộ được giao rừng: Trưởng ban QLR và kế toán.
Sau khi tập huấn thì các chủ rừng nhà nước đã hoàn toàn có thể chủ động nguồn lực và lập kế hoạch triển khai chính sách này: từ lập kế hoạch, chuẩn bị hồ sơ thủ tục chi trả thông qua hướng dẫn hoặc tập huấn của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đến lên kế hoạch tuần tra, giám sát, phối hợp nghiệm thu… Tuy nhiên với đối tượng chủ rừng là nhóm hộ, cộng đồng khi triển khai thực hiện thì lúng túng, trong khi hầu hết các đối tượng chủ rừng này là người dân tộc thiểu số với năng lực, trình còn độ hạn chế do vậy không thể tự mình lập hồ sơ thanh toán; Vai trò hỗ trợ và chủ trì của Ủy ban nhân dân xã trong công tác tổ chức nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng cho chủ rừng còn nhiều hạn chế.
Trước tình hình trên, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới với và trò là đơn vị tham mưu Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn đã nhận thức rõ việc thực hiện hiệu quả chính sách chi trả DVMTR sẽ tạo điều kiện, động lực cho người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích rừng được giao. Gắn quyền lợi với trách nhiệm của chủ rừng, từng bước ổn định cuộc sống của người dân sống ở trong rừng và ven rừng, và cũng là động lực thúc đẩy các chủ rừng có trách nhiệm, đồng thời dần thay đổi ý thức bảo vệ rừng của người dân theo hướng tích cực hơn, đồng thời huy động được sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, góp phần giải quyết việc làm, ổn định định canh định cư, xóa đói giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế – xã hội huyện nhà. Do vậy, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới đã chủ động chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm địa bàn phối hợp với UBND các xã, thị trấn hỗ trợ lập thủ tục và hoàn thiện hồ sơ chi trả DVMTR giúp các chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn, nhóm hộ.
Đến năm 2018, trên cơ sở Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chính sách chi trả DVMTR có hiệu lực và thay thế Thông tư số 80/2011/TT-
38
BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả DVMTR; Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả DVMTR và một số thông tư có liên quan khác. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Công văn số 31/QBV&PTR-KHKT, ngày 9 tháng 4 năm 2018, về việc hướng dẫn lập thủ tục, hồ sơ chi trả tiền DVMTR, cụ thể các thủ tục được thống kê tại bảng 3.5.
Bảng 3.5. Sơ đồ yêu cầu đầu ra của hồ sơ thanh toán tiền DVMTR theo Công văn số 31/QBV&PTR-KHKT
TT Nội dung Chủ
rừng
Quỹ BV&PTR
Hạt Kiểm lâm
UBND xã
I Giấy đề nghị thanh toán Chủ trì Hỗ trợ
II Hồ sơ chi trả Hỗ trợ
1 Biểu xác định diện tích rừng cung ứng
DVMTR có xác nhận của UBND xã Chủ trì Hỗ trợ Xác
nhận 2 Kế hoạch sử dụng tiền chi trả DVMTR Chủ trì Hỗ trợ
3 Biên bản kiểm tra kết quả bảo vệ rừng
thực hiện chi trả DVMTR Phối
hợp Chủ trì Phối
hợp 4 Bảng tổng hợp diện tích rừng được chi
trả DVMTR Chủ trì Phối hợp Phối
hợp 5 Bản đồ chi trả DVMTR xã tỷ lệ
1/10.000 Xác nhận Chủ trì Xác
nhận 6 Danh sách thành viên cộng đồng quản
lý rừng Chủ trì Hỗ trợ
7
Quyết định giao rừng, giấy chứng nhận sử dụng đất, giấy CMND (có chứng
thực) Chủ trì Hỗ trợ
III Thủ tục thành lập/kiện toàn BQLR
1 Biên bản họp bầu/kiện toàn BQLR Chủ trì Hỗ trợ 2 Quyết định thành lập/kiện toàn BQLR,
ban kiểm soát rừng Cộng đồng Phối
hợp Hỗ trợ Chủ trì
3 Quy chế quản lý, sử dụng tiền chi trả
DVMTR Chủ trì Hỗ trợ
4 Quyết định phê duyệt Quy chế quản lý,
sử dụng tiền chi trả DVMTR Phối
hợp Hỗ trợ Chủ trì
Sau khi Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Nghị định 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi
hành, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục ban hành Công văn số 106/QBV&PTR-KHKT, ngày 10 tháng 6 năm 2019 về việc hướng dẫn lập thủ tục, hồ sơ chi trả DVMTR thay thế cho Công văn số 31/QBV&PTR-KHKT. Hồ sơ chi trả gồm các thủ tục tại bảng 3.6.
Bảng 3.6. Sơ đồ yêu cầu đầu ra của hồ sơ thanh toán tiền DVMTR theo Công văn số 106/QBV&PTR-KHKT
TT Nội dung Chủ
rừng Quỹ BV&PTR
Hạt Kiểm lâm
UBND xã
I Giấy đề nghị thanh toán Chủ trì Hỗ trợ
II Hồ sơ chi trả
1 Biểu xác định diện tích rừng cung ứng
DVMTR có xác nhận của UBND xã Chủ trì Hỗ trợ Xác nhận 2 Kế hoạch sử dụng tiền chi trả DVMTR Chủ trì Hỗ trợ Xác nhận 3 Danh sách thành viên cộng đồng quản
lý BVR Chủ trì Hỗ trợ Xác nhận
4 Biên bản kiểm tra kết quả BVR thực hiện DVMTR
Phối
hợp Chủ trì Phối hợp
5 Biểu tổng hợp diện tích rừng được chi
trả DVMTR Phối
hợp Xác nhận Chủ trì Xác nhận
6 Bản đồ chi trả DVMTR Xác nhận Chủ trì Xác nhận
7
Quyết định giao rừng, giấy chứng nhận sử dụng đất, giấy CMND (có chứng thực)
III Thủ tục thành lập/Kiện toàn BQLR
1 Biên bản họp bầu/kiện toàn BQLR Chủ trì Hỗ trợ 2 Quyết định thành lập/kiện toàn BQLR,
ban kiểm soát rừng Cộng đồng
Phối
hợp Hỗ trợ Chủ trì
3 Quy chế quản lý, sử dụng tiền chi trả
DVMTR Chủ trì Hỗ trợ
4 Quyết định phê duyệt Quy chế quản lý,
sử dụng tiền chi trả DVMTR Phối
hợp Hỗ trợ Chủ trì
Mặc dù thủ tục thanh toán tiền DVMTR được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
40
nhiều lần điều chỉnh cho phù hợp với công tác quản lý tài chính theo từng giai đoạn, đồng thời cũng đã điều chỉnh một số thủ tục theo hướng đơn giản hơn, trong đó một số thủ tục phức tạp đã được giao hẳn nhiệm vụ thực hiện cho Hạt Kiểm lâm huyện như Kiểm tra kết quả bảo vệ rừng; Xây dựng bản đồ chi trả; Tổng hợp diện tích rừng được chi trả DVMTR. Tuy nhiên, chủ rừng vẫn phải tự thực hiện các thủ tục như:
- Giấy đề nghị thanh toán:
- Biểu xác định diện tích rừng cung ứng DVMTR:
- Kế hoạch sử dụng tiền chi trả DVMTR:
- Danh sách thành viên cộng đồng quản lý BVR.
42
Hình 3.10. Thủ tục thanh toán chủ rừng nhóm hộ, cộng đồng phải thực hiện.
Sau mỗi Công văn hướng dẫn lập thủ tục, hồ sơ chi trả DVMTR được ban hành, Quỹ BV&PTR đã xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn cho nhóm chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng lập thủ tục thành toán tiền chi trả DVMTR. Song, hàng năm kế hoạch thu chi tiền DVMTR của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế không được gửi đến tận chủ rừng mà chủ rừng chỉ nắm được thông tin về định mức chi trả hàng năm thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng hoặc Kiểm lâm địa bàn. Do vậy, các chủ rừng chưa hiểu rõ bản chất của kinh phí chi trả DVMTR, chưa hiểu được cách áp dụng cũng như tính hệ số k thành phần theo trạng thái trữ lượng, mục đích sử dụng, nguồn gốc hình thành và mức độ khó khăn ...vậy nên, chủ rừng không thể tính được từ diện tích quy đổi từ diện tích cung ứng DVMTR ban đầu, không thể lập được hồ sơ thanh toán tiền chi trả DVMTR cho chính mình một phần do năng lực, một phần do ỷ lại vào lực lượng Kiểm lâm và Quỹ BV&PTR.
Mặc dù hàng năm, Ngay sau khi có Quyết định phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thì Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai kế hoạch chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho từng lưu vực, theo đó Kế hoạch chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng thể hiện rõ các nội dung:
- Phạm vi, đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Hướng dẫn cách áp dụng các hệ số K thành phần;
- Thời gian và phương pháp chi trả;
- Các mục tổng diện tích chi trả, tổng diện tích quy đổi, đơn giá và tổng tiền cụ thể đến từng chủ rừng.
Tuy nhiên, Kế hoạch chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm không được gửi đến tận chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ; trong khi yêu cầu xác định diện tích cung ứng chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng đòi hỏi chi tiết đến từng lô rừng. Do vậy phần lớn chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ không có thông tin, không nắm chính xác được số tiền mình được hưởng theo kế hoạch cũng như không hiểu rõ bản chất của kinh phí chi trả DVMTR, chưa hiểu được cách áp dụng hệ số k thành phần theo trạng thái trữ lượng, mục đích sử dụng, nguồn gốc hình thành và mức độ khó khăn...
Với thực trạng trên, đến nay sau 5 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện A Lưới nói riêng, hạt Kiểm lâm đơn vị được giao làm đầu mối chi trả cho nhóm chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng dân cư. Ngoài những phần việc Hạt Kiểm lâm huyện được giao chủ trì tại bảng 3.3; bảng 3.4 và bảng 3.5 thì những phần việc còn lại với vai trò là hỗ trợ nhưng trên thực tế Hạt Kiểm lâm là đơn vị làm thay cho chủ rừng. Như vậy, Hạt Kiểm lâm là đơn vị nòng cốt trong việc lập hồ sơ thanh toán chi trả DVMTR, hướng dẫn, kiểm tra kết