1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU RAU TRÊN THẾ GIỚI VÀ
1.2.5. Một số chủ trương chính sách về sản xuất rau ở Việt Nam và tỉnh Quảng Bình
* Cơ sở pháp lý để sản xuất rau an toàn và rau VietGAP :
Từ năm 1996 tại Hà Nội, sở KHCN và MT đã ban hành một số qui định chung về sản xuất rau an toàn như:
Quyết định số 562/QĐ/KHCN ngày 02/05/1996 của sở khoa học – Công nghệ và môi trường V/v qui định chung về sản xuất rau sạch.[34]
Quyết định số 563/QĐ/KHCN ngày 02/05/1996 của sở khoa học – Công nghệ và môi trường V/v ban hành qui định tạm thời về tiêu chuẩn chất lượng rau sạch.[35]
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã có:
Hướng dẫn số 37/HD-NN/NN ngày 03/05/2000 của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh V/v hướng dẫn thực hiện qui định tạm thời về sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố.[9]
Về quy mô và tổ chức sản xuất, kỹ thuật sản xuất: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành:
Quyết định số 52/QĐ-BNN, ngày 05/6/2007 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến 2010 và tầm nhìn năm 2020.[4]
Quyết định số 111/QĐ-BNN, ngày 14/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt ban hành Đề án Bảo đảm Vệ sinh An toàn Thực phẩm Rau, Quả giai đoạn 2009-2015.Trên cơ sở quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành.[5]
Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN, ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc “Ban hành Quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn” (gọi tắt là Quyết định 379). Thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi của Việt Nam (gọi tắt là VietGAP - Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. VietGAP cho rau, quả tươi an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững. Những đây là những quy định chung, để triển khai cho một cây trồng cụ thể cần phải có những nghiên cứu cụ thể, nhất là phải xác định được quy trình sản xuất đảm bảo sản phẩm an toàn, đạt các tiêu chuẩn của VietGAP quy định.
Hiện năm 2015, diện tích đất canh tác rau, đậu các loại khoảng 365 ngàn ha, tăng diện tích rau vụ Đông và tăng vụ trên đất khác đảm bảo diện tích gieo trồng đạt 1 triệu ha, sản lượng khoảng 16,5 triệu tấn. Năm 2020 diện tích đất canh tác khoảng 400 ngàn ha, diện tích gieo trồng khoảng 1,2 triệu ha, sản lượng khoảng 20 triệu tấn. Sản xuất rau, đậu hướng vào nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ. (Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT, ngày 16/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030) [6]
Trong thời gian tới, rau vẫn là ngành quan trọng trong nông nghiệp, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, nông thôn.
Bảng 1.14: Kế hoạch tiêu thụ rau tính trên đầu người ở Việt Nam và diện tích năng suất, sản lượng rau ở Việt Nam 2005-2015.
Năm Dân Số Tiêu thụ (kg/người)
Tiêu thụ (g/người/ngày)
Diện tích gieo trồng
(ha)
Sản lượng (1000)
2005 82,1 82,3 225,4 500.000 6.760
2010 95,8 96,3 163,8 600.000 8.520
2015 99,8 107 300,1 700.000 10.105
(Nguồn: Trần Thanh Tùng, 2012)[49]
Dự báo dân số Việt Nam năm 2015 là gần 99,8 triệu người và khoảng 4 triệu người nước ngoài có mặt tại Việt Nam. Bình quân tiêu dùng về rau 107 kg, nhu cầu về rau năm 2015 là 15 triệu tấn. Đây là một thị trường to lớn cả về khối lượng, chất lượng và chủng loại. Nhu cầu tiêu thụ rau sẽ tăng nhanh, đặc biệt là nhu cầu sản phẩm rau sạch, chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh thực phẩm ngày càng đòi hỏi khắt khe. (Bảng 1.14)
- Về ứng dụng công nghệ cao: Nhằm định hướng phát triển ngành rau đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, trong thời gian qua chính phủ đã có nhiều chính sách phát triển rau, trong đó quan trọng nhất Quyết định số 182/199/QĐ-TT ngày 3/9/1999 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án phát triển rau, quả và hoa thời kỳ 1999-2010 [44]. Theo đó phương hướng là:
Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng cao miền núi phía bắc. Sử dụng công nghệ truyền thống và công nghệ sạch để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.
Bảng 1.15: Quy hoạch diện tích trồng rau 7 vùng sinh thái đến năm 2015 (ha) Chỉ tiêu
Vùng sinh thái
Diện tích hiện có (2005)
Diện tích tăng thêm
2010
Tổng diện tích năm
2015
Cả nước 465 85 550
1. Miền núi trung du bắc bộ 78 15 85
2. Đồng bằng sông Hồng 110 10 125
3. Khu 4 cũ 55 12 65
4. Duyên hải miền Trung 33 13 45
5. Tây Nguyên 12 14 25
6. Đông Nam bộ 81 14 95
7.Đồng bằng Sông Cửu Long 96 85 110
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Hóa, 2013)[18]
- Nghị quyết Trung ương số 26/NQ-TW ngày 5-8-2008 của Ban chấp hành trung ương khóa 10 lần thứ 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để phát triển nông nghiệp và nông thôn với nội dung chủ yếu là khuyến khích và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng nhanh khối lượng hàng hóa; hình thành các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp, rau, quả, thâm canh, sử dụng các giống có chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường đề nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đối với Quảng Bình, diện tích rau, đậu thực phẩm từ 5.500 ha hiện nay tăng lên 6.000 ha, riêng vụ Đông xấp xỉ 2.000 ha, năng suất rau các loại bình quân 95-100 tạ/ha, trong đó diện tixhs rau ăn lá chiếm 60%. (Nguyễn Cẩm Long, 2014)[28].
Quyết định số 557/QĐ-UBND tỉnh Quảng Bình ngày 30/3/2009 về việc ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2010-2015. [7]. Mục tiêu đến năm 2020 là 100% diện tích rau an toàn.
Diện tích trồng rau chủ yếu tập trung ở huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh, đồng thời hình thành các vùng chuyên canh rau theo hướng VietGAP, diện tích rau được chứng nhận VietGAP 100 - 150 ha.
Ngoài ra Tỉnh triển khai thực hiện chương trình hành động sản xuất rau an toàn, theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình về đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”