Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất rau tại vùng cận thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 44)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN RAU TẠI VÙNG PHỤ CẬN ĐỒNG HỚI QUẢNG BÌNH

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quảng Bình là tỉnh ven biển, nằm phía Bắc Trung Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có tổng diện tích tự nhiên 8.065 km2, trong đó đồi núi chiếm 85%

diện tích. Phía Bắc giáp Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp tỉnh Quảng Trị và và nước bạn Lào và phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài trên 120 km. (hình 3.1)

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình

Vùng đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp. Đất chủ yếu là cát pha, thịt nhẹ, đất cát có thành phần cơ giới nhẹ, thích hợp cho sản xuất rau.

Quảng Bình nằm vị trí trung độ của đất nước và hành lang kinh tế Đông – Tây, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không, có đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1, tỉnh lộ nối đồng bằng ven biển qua các huyện trung du miền núi của Tỉnh đến biên giới Việt - Lào và các tỉnh bạn. Trong tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh về giao lưu kinh tế với bên ngoài.

Thành phố Đồng Hới nằm trung tâm giữa các huyện trong tỉnh, phía đông tiếp giáp với biển, gần khu công nghiệp Cảng Vũng Áng, cảng Nhật Lệ, có sân bay Đồng hới, cùng với diện tích mặt bằng đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện quốc gia, có nguồn nước ngọt dồi dào, gần trục giao thông đường bộ, đường sắt, đặc biệt có di sản thiên nhiên thế giới Phong nha Kẻ Bàng và nhiều hang động nổi tiếng thế giới - tạo thuận lợi cho việc hình thành các khu dịch vụ du lịch, các đô thị mới.

Với vị trí địa lý này, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình rất thuận lợi toàn diện về giao thông, kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch với các tỉnh bạn và quốc tế, có rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, cũng như phát triển rau.

- Địa hình, đất đai

Quảng Bình có địa hình rất đa dạng. Dựa vào đặc điểm địa hình, địa thế của Tỉnh có thể chia ra 3 vùng sinh thái rõ rệt: vùng cát ven biển; vùng đồng bằng nhỏ, hẹp, thấp trũng và vùng đồi núi. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, phía Tây là vùng đồi nỳi, chiếm ắ diện tớch. Địa hỡnh vựng gũ đồi trung du cú độ cao trung bỡnh từ 100- 600m, độ dốc trung bình từ 15-20o, địa hình đặc trưng có dạng bát úp và lượn sóng.

Phía tây giáp Lào với hơn 95% đất có độ dốc từ 20o trở lên, địa hình phức tạp, đồi núi liên tiếp cùng với hệ thống sông, suối dày đặc, tạo nên sự chia cắt mạnh. Độ cao trung bình so với mực nước biển là từ 800m - 1.400m, nơi cao nhất khoảng 1.500m (ở Cha Lo). Nhìn chung vùng đồng bằng và cát ven biển rất thuận lợi trồng rau.Theo kết quả điều tra, khảo sát đất đai, có thể chia làm 4 nhóm và 7 loại đất chính:

Đất phù sa (phù sa được bồi và không được bồi), thích hợp trồng lúa và rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả

Nhóm đất đỏ (đất vàng đỏ và đất mùn vàng đỏ trên núi), thích hợp trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày

Nhóm đất cát (đất cát pha ven sông suối và đất cát ở ven biển), thích hợp trồng các loại cây rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày

Nhóm đất dốc tụ (đất cát pha, thịt nhẹ), thích hợp cho trồng lúa, rau, màu và cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu.

Từ các nhóm loại đất trên, ta thấy ở TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đất đai địa hìnhcó những lợi thế và hạn chế:

+ Lợi thế:Đất đai của nhìn chung khá đa dạng, phân bố trên nhiều loại địa hình, có thể trồng nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa nước, rau các loại, đậu đỗ, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày dài ngày và cây lâm nghiệp.... Có nhiều diện tích đồi núi thoải, độ dốc vừa phải thích nghi cho phát triển các cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây dược liệu.

+ Hạn chế: Đất còn nghèo dinh dưỡng do quá trình xói mòn, rửa trôi, xói lở khá mạnh, cũng như đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, nên khi sử dụng để trồng trọt cần có chế độ cải tạo đất thích hợp, nhằm đem lại hiệu quả bền vững. Một số diện tích phù sa ven sông, đồng bằng thấp trũng có thể trồng nhiều loại cây lương thực, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày thường dễ bị ngập úng vào mùa mưa, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, trong đó có cây rau.

- Thời tiết khí hậu - Chế độ nhiệt

Đặc điểm chính của thời tiết khí hậu Đồng Hới - Quảng Bình là thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ cao và biến động, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 kết hợp gió mùa Đông Bắc lạnh ẩm, mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, kết hợp gió mùa Tây nam khô nóng nên

- Chế độ mưa

Lượng mưa trung bình khoảng 2.800 - 3.000 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào các tháng 10,11 trung bình 190,1– 509 mm/tháng, thấp nhất vào các tháng 1,2,3,4 trung bình từ 20 – 42 mm/tháng. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian.

Quảng Bình đang chịu ảnh hưởng ít nhất của 8 loại hình thiên tai, hiểm họa gồm: bão, lũ (kể cả lũ quét), lụt, hạn hán, sạt lở đất, lốc, xâm nhập mặn và xói lở bờ sông.

- Gió, bão, lũ lụt, sương muối

Hướng gió thịnh hành, về mùa đông theo hướng Đông Bắc, xen kẽ giữa các đợt gió mùa Đông Bắc là những luồng gió Đông, Đông Nam; về mùa hè hướng gió chính là gió Tây Nam và gió Nam. Vào tháng 7, hướng gió Tây Nam chiếm ưu thế với tần suất 30-50%. Gió mùa Đông Bắc là hạ nhiệt độ ở vùng núi cao kèm theo hiện tượng sương muối; hiện tượng thời tiết bất lợi đối với Quảng Bình là gió Lào khô nóng (xuất hiện từ tháng 4 đến cuối tháng 8). Bão là một thiên tai đối với Quảng Bình, tần suất bão nhiều nhất vào tháng 9 (37%). Bão bắt đầu xuất hiện từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 11.

- Độ ẩm tương đối

Độ ẩm không khí trung bình 83%, cao nhất tháng 3 (90%) và từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau), thấp nhất 71-75% (từ tháng 6 đến tháng 8).

Số giờ nắng bình quân 138 giờ/tháng, cao nhất là tháng 5-8 (193-259 giờ) (Bảng 3.1)

Theo đó lượng bốc hơi hàng năm từ 600 – 1.000 mm, cao nhất vào các tháng 5,6,7. Điều này cho thấy điểm đặc thù nhất là lượng mưa lớn phân bố không đều, biên độ nhiệt độ lớn, nhiệt độ và lương mưa không đều giữa các tháng mùa mưa và mùa khô.

Bảng 3.1. Một số yếu tố phản ánh đặc điểm thời tiết khí hậu ở tỉnh Quảng Bình 2014 Chỉ tiêu

Tháng

Nhiệt độ KKTB

(oC)

Độ ẩm KK TB

(%)

Lượng mưa TB

(Mm)

Số giờ nắng TB (Giờ)

Bình quân tháng/ năm 25,0 83 124,2 138

1 17,7 86 20,4 96

2 19,2 89 21,0 61

3 21,7 90 16,8 78

4 26 87 42,0 145

5 30 74 50,8 259

6 30,6 71 105,5 193

7 29,7 75 113,9 217

8 29,3 76 130,2 171

9 27,9 84 162,2 185

10 25,2 89 509,0 118

11 23,9 89 191,1 104

12 18,3 86 127,3 27

(Nguồn: Trạm Khí tượng Thủy Văn Đồng Hới - Quảng Bình năm 2014)

Nhìn chung điều kiện khí hậu thời tiết Quảng Bình có những thuận lợi như nền nhiệt cao, số giờ nắng nhiều, có thể trồng rau quanh năm, chủng loại phong phú, mùa nào rau ấy. Tuy nhiên cũng không ít khó khăn như ẩm độ cao nhiệt độ cao quanh năm nên sâu bệnh phát sinh và gây hại nặng trên rau. Đặc biệt lượng mưa phân bố rất không đều: Lượng mưa lớn, kéo dài 4 tháng (mùa mưa), gây ra lũ lụt ngập úng. Trong lúc đó mùa khô nắng nóng kéo dài 4 tháng (tháng 4 - 8), lượng mưa nhỏ gây hạn hán, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất rau.

- Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình

Diện tích đất trồng cây hàng năm trong đó bao gồm lúa, rau đậu các loại còn rất thấp, chiếm chưa tới 4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.

Một phần diện tích khá lớn đất sông suối chưa sử dụng còn rất lớn 34.664 ha, chiếm 4,28% vào mục đích phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nuôi thuỷ sản.

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất đai tỉnh Quảng Bình 2014

Hạng mục Diện Tích (ha) Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 806.647 100,00

1- Đất nông nghiệp 716.802 88,88

1.1. Đất SX Nông nghiệp 82.831 10,27

1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 58.062 7,20

- Đất ruộng lúa, cây lương thực 32.455 4,02

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.130 0,14

- Đất trồng cây rau, đậu 24.477 3,03

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 24.769 3,07

1.2. Đất Lâm nghiệp 630.872 78,22

2. Đất phi nông nghiệp 55.181 6,84

2.2 - Đất ở 5.495 0,68

2.3 - Đất chuyên dùng 28.590 3,54

2.4- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 75 0,01

2.5- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3.013 0,37

2.6- Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 17.969 2,23

2.7- Đất phi nông nghiệp khác 39 -

3. Đất chưa sử dụng 34.664 4,28

3.1- Đất bằng chưa sử dụng 10.249 1,17

3.2- Đất đồi núi chưa sử dụng 16.624 2,06

3.3- Núi đá không có cây 7.671 0,95

(Nguồn: Sở tài nguyên – Môi trường tỉnh Quảng Bình, 2015)

Bảng 3.2 cho thấy đất giành cho nông nghiệp khá lớn (716.802 ha chiếm 88,87%) Đất trồng cây lương thực 32.455 ha,chiếm 4,02 % tổng diện tích các loại cây trồng.

Sản lượng lương thực ở tỉnh Quảng Bình vẫn dựa vào cây lúa là chính. Đây là ngành sản xuất đã có từ lâu đời và ngày càng được nâng cao về năng suất lẫn chất lượng.

Diện tích cây rau đậu có 24.769 ha chiếm 3,07 % . So với diện tích trồng lúa diện tích rau đậu chiếm 76,31%, chứng tỏ Tỉnh đã chú trọng về phát triển cây thực phẩm cân đối cây lương thực. Tuy nhiên nhìn chung diện tích các loại cây ngắn ngày vẫn rất nhỏ so với đất tự nhiên .

- Nguồn nước, thủy lợi

Quảng Bình có nguồn nước dồi dào, hệ thống sông ngòi lớn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển mang theo phù sa bồi đắp vùng hạ lưu, trong đó có sông Thu

Gianh, sông nhật Lệ, sông Kiến giang với trữ lượng nước lớn, thuận lợi tưới tiêu nướccho vùng trồng lúa, trồng rau, màu, nhiều cây trồng và sinh hoạt. Đây là một trong những tiềm năng lớn để phát triển du lịch, là nguồn nước để phục vụ nông nghiệp khá thuận lợi. Tuy nhiên Quảng Bình cũng có những khó khăn trong việc quản lý nguồn nước trong 2 mùa. Mùa mưa mực nước các con sông lớn, bão đổ vào miền Trung thường gây ra mưa to, lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ sâu rộng ở các vùng ven sông. Trong lúc mùa khô địa hình dốc, nắng nóng kéo dài, nguồn nước chứa cạn kiệt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất rau.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất rau tại vùng cận thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)