Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN RAU Ở VÙNG RAU PHỤ CẬN TP. ĐỒNG HỚI
Qua điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất rau ở vùng phụ cận TP. Đồng Hới, tìm ra nhiều thuận lợi và khó khăn trong sản xuất rau để có cơ sở đề xuất hướng phát triển rau, chúng tôi chỉ đánh giá theo thứ tự ưu tiên.
3.3.1. Thuận lợi, tiềm năng
- Nhu cầu tiêu thụ rau cao nên có động lực thúc đẩy phát triển rau:
Mật độ dân số đông, thu nhập đầu người được nâng cao, các khu du lịch và khu đô thị hình thành và phát triển là điều kiện kích cầu phát triển rau.
- Gần đường giao thông, gần nơi tiêu thụ
Đường sá giao thông đi lại được xây dựng, sửa sang, tạo điều kiện vận chuyển vật tư nông nghiệp đầu vào, sản phẩm rau đầu ra thuận tiện hơn, hạn chế đươc chi phí và thời gian, đảm bảo chất lượng rau tốt. Các vùng rau vùng phụ cận đều gần TP.
Đồng Hới, khu đô thị và trung tâm thị xã, thị trấn đông dân cư.
- Điều kiện sản xuất rau
+ Đất đai phù hợp để trồng rau, nguồn nước tưới sạch và dồi dào: Rau là cây ngắn ngày, kén đất, kém chịu hạn so cây trồng khác. Vùng rau ở vùng phụ cận TP.
Đồng Hới đều có đất tốt, nguồn nước tưới dồi dào như sử dụng nước giếng khoan, giếng đào để tưới, hoàn toàn chủ động tưới mùa khô và thoát nước trong mùa mưa lũ.
+ Rất phong phú và đa dạng các chủng loại rau trồng:
Trên địa bàn Vùng phụ cận TP, có các loại rau ăn lá, ăn quả, ăn củ và gia vị, bao gồm 33 loại rau phổ biến đang có mặt trên thị trường, nhiều loại có thể trồng quanh năm, diện tích lớn (315,3 m2/hộ/nhóm, DT rau an toàn rau an toàn 199,3 m2/hộ/nhóm). Ngoài ra còn nhiều loại trồng rải rác trong vườn hộ với diện tích nhỏ, chưa thống kê.
- Người trồng rau có kinh nghiệm và kỹ thuật:
Vùng phụ cận TP này có nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp cận kỹ thuật, sản xuất rau quanh năm, đáp ứng nhu cầu thị trường như sản xuất rau an toàn, VietGAP.
Đây là các vùng trồng rau từ lâu đời nên đa số đều nắm được các kỹ thuật trồng và chăm sóc rau tốt.
- Có sự chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành liên quan:
Thông qua các quy định, quyết định, chỉ thị của các cấp chính quyền Tỉnh, huyện, xã và các cơ quan chức năng (sở và phòng NN&PTNT, chi cục BVTV, trạm BVTV huyện) tạo hành lang pháp lý để phát triển rau, phù hợp vớ điều kiện sinh thái và kinh tế địa phương.
3.3.2. Khó khăn trở ngại
Đây là các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sản xuất rau mà người dân khó giải quyết, do điều kiện khách quan như hiện tượng thời tiết cực đoan, sâu bệnh hại, giá cả thị trường bấp bênh, quan hệ cung cầu, tính cạnh tranh chất lượng sản phẩm (với các sản phẩm rau từ phía Bắc vào và từ Đà lạt về), xã hội, môi trường
- Sâu bệnh nhiều và vấn đề sản phẩm không an toàn:
Đây là yếu tố ưu tiên hàng đầu, luôn được xã hội quan tâm nhất. Vì sâu bệnh là mối nguy cơ trực tiếp gây hại trên rau, làm mất diện tích trồng, giảm năng suất thực thu (sâu bệnh hại cây, lá, quả, củ), giảm chất lượng (ăn dai, thối hỏng, quả dị dạng, biến màu, cong queo, ăn đắng, ...). Sâu bệnh nhiều phải phun thuốc nhiều, dẫn đến chi phí đầu vào cao, sản phẩm rau không an toàn, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái
- Thời tiết khắc nghiệt:
Các hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường như mưa lớn, lũ lụt, bão, hạn hán, rét đậm kéo dài, sương muối,… ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cuối cùng, có khi mất trắng. Cần có những kỹ thuật thích hợp để ứng phó với sự biến đổi khí hậu trong quá trình sản xuất rau trên địa bàn Phụ cận TP này.
- Vốn đầu tư lớn:
Nhóm hộ có thu nhấp khá đầu tư lớn hơn, nên NSTT và HQKT lớn hơn nhóm hộ nghèo đáng kế. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất.
Khả năng đầu tư, trình độ sản xuất chưa đồng đều giữa các nhóm hộ nên NSTT và hiệu quả kinh tế chênh lệch khá lớn.
- Tiêu thụ đầu ra, giá cả bấp bênh: Đây là một vấn đề nan giải, do ảnh hưởng của yếu tố thị trường chi phối, chưa có đầu ra ổn định.
Giá cả phụ thuộc vào mùa vụ và nhu cầu thị trường tiêu thụ, thời điểm bán: vụ trái giá bán cao hơn 2 lần so với vụ chính. Giá rau bán dịp tết cao gấp 2-3 lần so ngày thường (giá bán tháng 1, tháng 2), là thời điểm gần tết cổ truyền, nhu cầu tiêu thụ cao.
Như vây, tình trạng khi mất mùa giá cao, được mùa rớt giá, bị tư thương ép giá,…là một trong những khó khăn nổi cộm, cần phải có biện pháp rải vụ thu hoạch, sản xuất rau trái vụ giá bán cao hơn sẽ thu hiệu quả kinh tế cao.
- Diện tích nhỏ, manh mún, khó áp dụng kỹ thuật: Sản xuất nông hộ có nhiều ưu điểm nhưng cũng khó khăn cho việc đầu tư của các doanh nghiệp, áp dụng
các kỹ thuật tiên tiến do diện tích trồng rau nhỏ, manh mún, chủng loại rau an toàn chưa phong phú, chưa đủ sản lượng và bảo đảm chất lượng để xuất khẩu.
Cơ cấu diện tích rau cũng như cơ cấu các loại rau rau chưa cân đối giữa các nhóm rau ăn lá, ăn quả, ăn củ và gia vị. Tỷ lệ diện tích rau ăn lá cao nhất
3.4.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển rau bền vững cho vùng rau phụ cận TP Đồng Hới
Qua điều tra hiện trạng sản xuất và tìm ra được những thuận lợi tiềm năng, khó khăn nổi cộm, căn cứ định hướng phát triển rau hoa quả của Bộ Nông nghiệp, của Tỉnh, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
1) Tập trung đầu tư, sản xuất rau an toàn, áp dụng quy trình VietGAP:
Để tạo sản phẩm an toàn có tính hàng hóa cao, xây dựng thương hiệu rau an toàn cho địa phương, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái, nâng cao năng lực phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2) Chọn bộ giống rau thích hợp
3) Cần tăng cường tập huấn kỹ thuật: Trồng rau cho nông dân, nâng cao kiến thức thâm canh rau, nâng cao nhận thức về SX rau an toàn, quy trình VietGAP
4) Phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật tiên tiến sử dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học, thảo mộc để bảo đảm rau an toàn
5) Chính sách và vốn: Có chính sách cho vay ưu đãi, để các hộ trồng rau tiếp cận vốn đầu tư, phát triển rau.
6)Tăng cường các chính sách khuyến khích các người dân trồng rau:
Chính sách tín dụng: như là một chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, quan trọng nhất là việc hỗ trợ lãi xuất và thủ tục vay vốn. Với chính sách này nó giải quyết được đầu ra cho sản phẩm, nhằm ổn định sản xuất và đời sống của người dân trồng rau.
7). Biện pháp triển khai: Có chủ trương và lãnh đạo cấp ủy các cấp, triển khai từ tỉnh đến huyện, xã (cơ sở) mới tực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.