Kết quả điều tra hiện trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất rau tại vùng cận thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 55 - 71)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT RAU (ĐIỀU TRA NÔNG HỘ)

3.2.2. Kết quả điều tra hiện trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác ở các hộ điều tra

3.2.2.1. Thời vụ gieo trồng các loại rau của các hộ điều tra

Bảng 3.10. Thời vụ gieo trồng của các loại rau ở các hộ điều tra trong năm 2016 Loại rau

Điều tra

T. gian sinh trưởng

(ngày)

Các tháng gieo trồng rau trong năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1. Xà lách 40 – 50 ++ ++ ++ + + + + ++ ++ ++ ++ ++

2. Cải 45 – 60 ++ ++ ++ + + + + + ++ ++ ++ ++

3.Hành lá 70-75 ++ ++ ++ + + + + ++ ++ ++ ++ ++

4. Dưa leo 70 – 80 ++ ++ ++ ++ + + 0 0 + + ++ ++

5. Cà 100-120 ++ ++ ++ ++ ++ + 0 0 + + + ++

6. Đ. cô ve 65 – 85 ++ ++ 0 0 0 0 0 0 0 ++ ++ ++

7.M. đắng 120- 150 ++ ++ ++ ++ ++ + 0 0 + + + ++

8. Ớt cay 120-150 ++ ++ ++ ++ ++ + + 0 0 0 ++ ++

9. Dưa hấu 75 – 90 0 0 ++ ++ ++ ++ ++ ++ ++ 0 0 0 10. Cải củ 45 – 60 ++ ++ + + 0 0 0 0 0 ++ ++ ++

Ghi chú: ++: rau chính vụ; +: rau trái vụ; 0: không trồng rau

Bảng 3.10 thấy rằng: Các loại ra ăn lá, ăn quả, ăn củ được trồng quanh năm, mùa nào rau ấy, tuy nhiên được hình thành 2 vụ chính:

Vụ Đông - Xuân gieo trồng tháng 10- tháng 3 năm sau, đây là vụ rau chính (những loại rau trồng mùa lạnh)

Vụ Hè -Thu từ tháng 4-9 (loại rau trồng mùa nóng).

Ngoài ra vụ trái là những tháng rau trồng vào thời gian có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, không phù hợp với cây rau nên muốn có năng suất, chất lượng tốt phải có biện pháp bảo vệ rau khỏi bị ảnh hưởng xấu của thời tiết, sâu bệnh.

Một số loại rau có thể trồng quanh năm cả vụ chính và vụ trái như xà lách, rau cải, hành. Chứng tỏ rau là cây ngắn ngày có thể trồng quanh năm cho thu nhập cao.

Điều này cũng cho thấy vùng mặc dù không đầy đủ các chủng loại rau quanh năm, rau mùa lạnh phải nhập từ nơi khác về trong mùa Hè, nhưng thời vụ rau trồng chính vụ và trái của một số loại rau, đã đáp ứng nhu cầu rau cho thành phố Đồng Hới.

Thời vụ gieo trồng rau phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu trong năm và phụ thuộc vào yêu cầu điều kiện sinh thái của mỗi loại rau, điều kiện nhân lực, vật lực, thời gian sinh trưởng của giống, cây trồng trước và cây trồng sau. Do đó cần có quy

hoạch chủng loại, mùa vụ cân đối, đầu tư kỹ thuật cũng như cơ sở nhà lưới để đảm bảo cơ cấu chủng loại rau quanh năm, thỏa mãn nhu cầu cho người dân.

3.2.2.2.Tình hình bón phân cho rau

Mục đích điều tra sử dụng phân bón bình quân của các hộ tại các điểm điều tra nhằm kiểm chứng việc sản xuất rau vùng này có đảm bảo quy trình khuyến cáo và đảm bảo rau an toàn hay không. Vì phân bón, đặc biệt là đạm là nguyên nhân gây ô nhiễm trên rau đặc biệt là rau ăn lá. Sau đây chúng tôi ghi nhận tình hình bón phân với nhóm rau ăn lá (xà lách, rau cải, hành lá).

Bảng 3.11:Loại phân bón và lượng bón cho rau ăn lá của các hộ ở các điểm điều tra, vùng rau phụ cận TP. Đồng Hới.

Xã điều tra Loại phân bón

Vỏ Ninh TB ± SE

Bảo Ninh TB±SE

Lý Trạch TB±SE Phân chuồng, rơm (tấn/ha) 6,5± 0,50 8,52± 0,22 10,60± 0,80 Phân hữu cơ vi sinh (tấn/ha) 5,3 ± 0,11 8,18± 0,13 10,00± 0,50 Đạm urê (kg/ha) 80,0± 12,02 80,0± 13,90 80,0±20,14 Lân super (kg/ha) 300,0 ± 36,00 300,0±10,20 400,0± 22,20 Kali clo rua**(kg/ha) 80,0± 28,03 100,0± 14,00 100,0± 5,15 NPK hỗn hợp (kg/ha) 300,0± 12,00 300,0± 10,8 300,0±26,20 Vôi bột (kg/ha) 300,0± 42,10 400,0±55,40 400,0±15,35

** Kcl Chỉ bón thêm trong vụ Đông Xuân Kết quả bảng 3.11 chỉ ra rằng:

- Về các loại phân bón: cả 3 điểm trồng rau phụ cận TP. Đồng Hới đã bón khá đầy đủ và cân đối các loại phân hữu cơ (phân chuồng), phân hữu cơ vi sinh và phân vô cơ (N, P2O5, K2O), vôi bột. Cách sử dụng các loại phân này để bón lót, bón thúc khá hợp lý: Vôi bón khi làm đất, phân chuồng, phân rác hoặc phân hữu vi sinh thay thế phân chuồng, bón lót trước khi trồng, phân vô cơ vừa bón lót vừa bón thúc, đặc biệt phân kaly được bón trong vụ Đông Xuân. Ngoài ra các hộ còn phun thêm phân bón lá Komic khi rau sinh trưởng kém (gặp rét đậm). Chứng tỏ các hộ trồng rau đã có sự quan tâm và am hiểu kỹ thuật trong sản xuất rau khá tốt.

- Về lượng bón:

Lượng phân bón ở xã Lý Trạch có xu hướng > xã Bảo Ninh và Võ Ninh (trừ phân NPK hỗn hợp khá đồng đều).Trong đó lượng phân chuồng (10,6 tấn/ha, phân hữu cơ vi sinh 10 tấn/ha thay thế phân chuồng. Các hộ trồng rau trên các điểm đã bón đủ lượng phân hữu cơ và vô cơ đa lượng (NPK hỗn hợp hoặc phân đơn), lượng bón các loại phân đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây rau. Lượng đạm bón cho rau ăn lá (tính trung bình 4 kg/sào) là thấp. Xã Lý trạch trồng rau trên phần lớn diện tích đất cát nghèo dinh dưỡng, nên lượng phân hữu cơ vô cơ, lân hữu cơ vi sinh được đầu tư đều cao và đây cũng là nguyên nhân xã Lý trạch có năng suất rau ăn lá cao hơn.

Điều này cho thấy các hộ đã thực hiện đúng quy trình bón phân cho rau an toàn theo khuyến cáo. Với chế độ phân bón như thế là phù hợp, lượng phân bón hóa học không cao, đặc biệt là phân đạm cho rau ăn lá hoàn toàn đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn phân bón hóa học cho rau an toàn. Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy không có hộ nào bón phân tươi, phân chưa hoai mục và đây cũng là một trong chỉ tiêu đánh giá rau đạt tiêu chuẩn an toàn.

Tóm lại: Các xã trồng rau vùng phụ cận TP. Đồng Hới, các hộ bón đầy đủ và cân đối các loại phân hữu cơ và vô cơ. Trong 3 xã thì Lý Trạch có mức đầu tư phân chuồng, hữu cơ vi sinh, vôi đều > Bảo Ninh > Võ Ninh (trừ đạm Urê, NPK hỗn hợp).

Các hộ trồng rau tại 3 xã này đã chú ý đầu tư phân bón để thâm canh rau. Loại phân bón, liều lượng bón phù hợp với sinh trưởng của cây rau (ăn lá) và đảm bảo an toàn theo quy định. Đây là vùng trồng rau truyền thống, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

3.2.2.3. Tình hình BVTV cho rau của các nhóm hộ điều tra

Bảo vệ thực vật cho rau là khâu hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất rau.

Sâu bệnh gây hại trên rau là một vấn đề lớn được cả thế giới và trong nước đặc biệt quan tâm. Vì sâu bệnh gây hại nặng sẽ phải phun thuốc hóa học dẫn đến rau không an toàn. Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe con người còn gây ô nhiêm môi trường đất, môi trường nước, không khí, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên.

Vùng sản xuất rau phụ cận TP. Đồng Hới là vùng rau chuyên canh của tỉnh Quảng Bình. Do trồng rau liên tục quanh năm nên nguồn sâu bệnh tồn dư trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi sâu bệnh sẽ bùng phát và hiện chưa có phương pháp nào phòng trị được. Chúng tôi tập trung điều tra một số loại rau trồng phổ biến, quanh năm, thường bị sâu bệnh hại nhiều như cải xanh, hành lá, dưa hấu, ớt cay, cà tím. Qua điều tra sâu bệnh, kết quả được tổng hợp chung một số loại sâu bệnh chính gây hại trên các loại rau và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho rau tại các vùng nghiên cứu, được thể hiện qua bảng 3.11; bảng 3.12 và 3.13

Bảng 3.12. Thành phần và mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh chính trên rau tại các hộ điều tra - vùng rau phụ cận TP. Đồng Hới 2016

Loại sâu bệnh Tên khoa học

Mức độ gây hại Cải

xanh

Hàn h lá

Dưa hấu

Ớt cay

tím Sâu hại

1. Sâu xanh Helicoverpa

armigera Hiibner ++ + + + +

2. Sâu khoang Spodoptera litura - - + ++ ++

3. Rệp Brevicoryne brassacicae ++ - + ++ -

4. Bọ nhảy Phyllotreta striolata ++ - - - -

5. Sâu tơ Plutella xylostella +++ - - - -

Bệnh hại chính (hại lá, hại quả) 1. Mốc sương

(sương mai) Phytophthora infestans - + - + +

2. Lở cổ rễ Rhizoctonia solani - - ++ + +

3. Héo rũ do

nấm Fusarium sp. - - ++ + +

4. Héo xanh VK

Pseudomonas

solanacearum - - + + +

5. Phấn trắng Erysiphe sp. - - +++ - -

6. Thán thư (thối trái)

Colletrichum

lindemuthiamum - - + +++ ++

Ghi chú: +++: Gây hại nặng (tỷ lệ trên 40% diện tích bộ phận bị hại); ++: Gây hại vừa (dưới 40% đến 20%); +: Nhẹ (dưới 20%); - : Không phát hiện.

Bảng 3.12 cho thấy có 11 loại sâu bệnh gây hại phổ biến trên 5 loại rau được chọn điều tra, trong đó có một số loại sâu bệnh hiểm nghèo như sâu :

- Về sâu hại:

Có 5 loại sâu gây hại nhiều, trong đó sâu tơ (Plutella xylostella) là đối tượng gây hại nặng trên rau cải, tiếp đến sâu xanh (Helicoverpa armigera Hiibner), sâu khoang (Spodoptera litura), bọ nhảy 2 sọc hại cải (Phyllotreta striolata) là những đối tượng gây hại vừa.

Cải là cây rau bị nhiều loại sâu bệnh hại nhất, đặc biết là sâu tơ, bọ nhảy. Bọ nhảy thường gây thiệt hại nặng với rau cải vụ Xuân - Hè trong năm, có thời điểm nắng nóng sớm kéo dài, cây cải có thể mất trắng.

- Về bệnh hại:

Có 6 loại bệnh gây hại phổ biến, trong đó bệnh thán thư hại quả (Colletrichum lindemuthiamum), bệnh thán thư (là đối tượng gây hại nặng, tiếp đến bệnh Héo rũ do nấm (Fusarium sp.), bệnh lỡ cổ rể (Rhizoctonia solani) là những đối tượng gây hại vừa. Sau cùng bệnh mốc sương (Phytophthora infestans), héo xanh VK (Pseudomonas solanacearum) là những đối tượng gây hại nhẹ.

Cải xanh, dưa hấu và ớt cay, cà tím là những loại rau bị nhiều loại sâu bệnh hại nhất, đặc biết gây thiệt hại nặng trong vụ Đông - Xuân.

Nguyên nhân sâu bệnh hại rau thì có nhiều, nhưng chủ yếu là do các hộ trồng quanh năm, quay vòng liên tục, không có thời gian để phơi đất để ải, chưa thực hiện luân canh rau với lúa nước hay rau nước (rau muống), vệ sinh đồng ruộng chưa tốt, phun nhiều thuốc BVTV vừa làm sâu quen thuốc vừa không bảo vệ thiên địch, vừa làm sâu quyen thuốc. Ngoài ra cũng do sự thay đổi thời tiết như nóng ẩm, mưa nắng xen kẻ, thất thường cũng làm cho bệnh phát triển.

- Về sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh

Trên thị trường có bán rất nhiều loại thuốc có nguồn gốc hóa học và sinh học.

Tại các xã trồng rau vùng phụ cận TP. Đồng hới, các hộ trồng rau đã sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc hóa học, sinh học. Một hộ có thể đã sử dụng nhiều loại thuốc. Vài năm gần đây khi sản xuất rau an toàn phát triển, các hộ đã sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu sinh học để đảm bảo rau an toàn, tuy nhiên chưa nhiều.

Bảng 3.13:Một số loại thuốc bảo vệ thực vật đã được sử dụng trên rau ở các hộ điều tra

Loại thuốc Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ hộ sử dụng (%)

Thuốc trừ sâu (hóa học)

1. Confidor 100 SL 37 41,11

2. Catex 3.6 EC 25 27,77

3. Danitol 8 8,88

Cộng 70 77,76

Thuốc trừ sâu sinh học (với rau ăn lá và ăn quả)

1. Map Winner 19 21,11

2. Radiant 60SC 10 11,11

3. Proclaim 1.9EC 9 10,00

4. Reasgant 3.6 EC 2 2,22

Cộng 40 44,44

Thuốc trừ bệnh

1. Pegasus 500SC 16 17,77

2. Aliette 12 13,33

3. Ridomil 7 7,77

4. Zineb 9 10,00

Cộng 44 48,87

Bảng 3.13 cho thấy:

Nhìn chung các hộ đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV cho rau, cả thuốc trừ sâu và bệnh. Có 70 hộ chiếm 77,76 % dùng thuốc trừ sâu hóa học, 40 hộ chiếm 44,44%

dùng thuốc trừ sâu sinh học (những hộ này sản xuất rau an toàn).

Có 11 loại thuốc, trong đó có 7 loại thuốc trừ sâu trong đó có 4 loại thuốc trừ sâu sinh học và 4 loại thuốc trừ bệnh.4 loại thuốc trừ sâu sinh học chiếm 36,36% tổng số loại thuốc trừ sâu bệnh được dùng. Mặc dù những loại thuốc này có độ độc thấp, thời gian cách ly khá ngắn đã được khuyến cáo sử dụng trong sản xuất rau an toàn.

Thuốc trừ sâu Confidor 100 SL được sử dụng nhiều nhất 37 hộ (chiếm 41,44%). Thuốc trừ bệnh được sử dụng nhiều nhất là Pegasus 500SC (16 hộ, chiếm 17,77% - là do những hộ này chủ yếu trồng rau cải, tiếp đến Aliette (12 hộ, chiếm 13,33%), Zineb 9 hộ, chiếm 10%) , Ridomil (7 hộ, chiếm 7,77%) dùng cho nhiều loại rau khác.

Điều này cho thấy BVTV cho rau chủ yếu là dùng hóa thuốc hóa học, và một số loại thuốc trừ sâu sinh học có mặt trên thị trường nhưng chưa0= được sử dụng nhiều.

Không sử dụng thuốc thảo mộc trong sản xuất rau vì chưa được phổ biến và áp dụng đại trà trong các hộ sản xuất rau.

Nguyên nhân có thể là các hộ muốn hiệu quả phòng trừ nhanh sau phun, nhưng đây là một trong các nguy cơ gây ô nhiễm trên rau và môi trường sinh thái là rất lớn, cần phải được giải quyết để đảm bảo rau an toàn cho người tiêu dùng và sản xuất rau bền vững.

Bảng 3.14: Tình hình phun thuốc BVTV ở các nhóm hộ Chỉ tiêu

Nhóm hộ

Số lần phun (lần/lứa)

TB±SE

Dụng cụ phun

Thời gian cách ly (ngày) TB±SE

Phương pháp phun Nghèo 4,00± 0,33 Bình bơm tay 7-10 ± 1,0 Theo hướng

dẫn/bao bì Trung bình 3,70± 0,30 Bình bơm tay 7-10± 1,0 Theo hướng

dẫn/bao bì Khá 2,77± 0,50 Bình bơm tay 8-11± 0,7 Theo hướng

dẫn/bao bì Bảng 3.14 chúng ta thấy:

- Về số lần phun thuốc:

Số lần phun thuốc/lứa rau cải là nhiều (2-4 lần/lứa). Số lần phun thuốc ở nhóm hộ khá (2,77 lần/lứa) ít hơn nhóm hộ trung bình và nghèo (3-4 lần/lứa). Nguyên nhân có thể là do nhóm hộ nghèo và trung bình có diện tích trồng rau lớn, do đó khả năng đầu tư (phân, nước tưới) thấp hơn, chăm sóc kém hơn, nên cây rau sinh trưởng kém hơn, sâu bệnh hại nhiều hơn nên số lần phun thuốc/lứa nhiều hơn. Trong lúc đó nhóm hộ khá có diện tích trồng rau nhỏ hơn (Bảng 3.5), và có nhận thức về việc phun thuốc hóa học nhiều không tốt, thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp khác tốt hơn.

Điều này cho thấy nếu rau cải có thời gian sau trồng ngắn, khoảng 30 -35 ngày, nhưng nếu trồng trung bình trồng 5 lứa/năm thì phun thuốc khoảng 10-20 lần/năm.

Như vậy đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nên nguy cơ ô nhiễm rau, ô nhiễm đất và nước vùng rau. Đây là một vấn đề bức xúc lớn hiện nay vùng chuyên canh rau phụ cận thành phố cần được giải quyết.

- Về thời gian cách ly:

Trong thực tế, tùy theo loại thuốc phun, mà có thời gian cách lý khác nhau, bảng 3.13 cho ta thấy mặc dù số lần phun thuốc khá nhiều, đặc biệt ở nhóm hộ trung và nghèo, nhưng thời gian cách ly (từ phun lần cuối đến thu hoạch) ở các nhóm hộ từ 7-11 ngày, đủ thời gian phai thuốc, đảm bảo rau an toàn cho người tiêu dùng.

- Dụng cụ phun và phương pháp phun:

Với một số loại thuốc BVTV được khuyến cáo dùng cho rau an toàn; diện tích trồng không lớn; mật độ trồng dày, cây thấp, nhỏ; diện tích đất trồng rau nhỏ, thì dụng cụ phun được sử dụng bình bơm tay là rất phù hợp với cây rau.

Như vậy khi phun sẽ có điều kiện phun kỹ thuốc vào dưới mặt lá, phương pháp phun được thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì nên đây là yếu tố góp phần hiệu quả phòng trừ cao.

Bảng 3.15.Tình hình áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại rau ở các hộ điều tra

Biện phápphòng trừ

Loại sâu bệnh hại

Hoá học (%)

Hóa học + Vệ sinh đồng ruộng

(%)

Canh tác##

+ V.Sinh đồng ruộng

(%)

Lần phòng trừ phối hợp /lứa

TB±SE

Hiệu quả

các BP phòng

trừ Số

hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%) Sâu hại

1. Sâu xanh # 29 32,2 90 100 8 8,9 1,1 ±0,44 ***

2. Sâu Khoang # 37 41,1 90 100 4 4,4 1,0 ±0,30 ***

3. Sâu tơ # 81 90,0 90 100 10 11,1 1,3 ±0,33 ***

4. Rệp cải 90 100 90 100 21 23,3 1,5 ± 0,10 ***

5. Bọ nhảy 90 100 90 100 27 30,0 2,2 ±0,50 ***

Bệnh hại

1.Mốc sương 19 21,1 90 100 13 14,4 0,5 ±0,2 **

2. Lở cổ rễ 11 12,2 19 21,1 4 4,4 0,3 ±0,3 **

3. Héo rũ do nấm 90 100 90 100 8 8,8 0,1± 0,1 ***

4. Héo xanh VK 0 0 12 13,3 90 90 0,7±0,3 *

5. Phấn trắng 34 37,8 73 81,1 7 7,7 0,2 ± 0,1 ***

6. Bệnh thán thư hại

quả 77 85,6 90 100 12 13,3 0,1 ± 0,1 *

Chú ý: * Hiệu quả phòng trừ thấp; ** Hiệu quả phòng trừ trung bình; *** Hiệu quả phòng trừ cao; # Chủ yếu phòng trừ thuốc trừ sâu sinh học; ## bón vôi bột, phơi đất,bón phân hợp lý, tưới nước lên lá.

Bảng 3.15 chỉ ra rằng các hộ đã biết áp dụng một số biện pháp phòng trừ cơ bản như hóa học, hóa học kết hợp vệ sinh đồng ruộng, canh tác kết hợp vệ sinh đồng ruộng, nhưng biện pháp hóa học là chủ yếu đối với tất cả các loại sâu bệnh trên ruộng rau.

Số lần phòng trừ phối hợp trung bình thực hiện các biện pháp 0,1-2,2 lần/lứa tùy đối tương sâu bệnh hại, tùy loại rau là phù hợp.

Biện pháp phòng trừ kết hợp phun hóa học và vệ sinh đồng ruộng cho hiệu quả phòng trừ cao trên các đối tượng sâu bệnh hại như sâu tơ, sâu khoang, rệp, bọ nhảy, sâu tơ, bệnh phấn trắng

Ngoài ra, một số biện pháp BVTV khác cũng được áp dụng như biện pháp canh tác bón vôi, phơi đất, bón phân hợp lý… như đã nói trên, ngoài ra biện pháp bắt bằng tay, nhổ cây bị sâu bệnh rồi bón vôi vào gốc cũng góp phần phòng trừ sâu bệnh ở các hộ điều tra.

Tóm lại: Về bảo vệ thực vật:

- Có 12 loại sâu bệnh hại rau, trong đó có bệnh héo rũ VK hiểm nghèo và bọ nhảy 2 sọc rất nguy hiểm.

- Có11 loại sâu bệnh gây hại phổ biến trên 5 loại rau được chọn điều tra, trong đó có một số loại sâu bệnh hiểm nghèo như bệnh héo xanh vi khuẩn với dưa hấu, ớt, cà, bệnh thán thư hại quả ớt

- Các hộ sử dụng 11 loại thuốc BVTV (3 loại thuốc hóa học, 4 loại thuốc trừ sâu sinh học, 4 loại thuốc trừ bệnh) theo khuyến cáo được phép phun cho rau, đã chọn lựa loại thuốc và dụng cụ phun phù hợp, phương pháp phun đúng theo hướng dẫn trên bao bì.

- Số lần phun thuốc hóa học/lứa rau còn cao (2-4 lần/lứa).

- Biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao nhất đối với hầu hết các loại sâu bệnh là kết hợp vừa phun thuốc hóa học vừa vệ sinh đồng ruộng.

Các hộ đã áp dụng khá nhiều biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại rau tại vùng điều tra, nhưng biện pháp hóa học vẫn là chủ yếu (70 hộ chiếm 77,7%), dẫn đến sản phẩm không an toàn, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.

Do đó cần phải có những biện pháp chiến lược như canh tác hợp lý để nâng cao sức khỏe cây rau, đồng thời áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn, phòng ngừa sâu bệnh sinh học để bảo vệ con người và môi trường sinh thái, tạo được thương hiệu sản phẩm rau an toàn, bền vững.

3.2.2.4. Tưới nước cho rau

Nguồn nước tưới là điều kiện quyết định việc sản xuất rau và có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của cây rau. Nước sạch, không ô nhiễm là yếu tố quan trọng trong các tiêu chí sản xuất rau an toàn. Rau là cây ngắn ngày, thuộc loại rễ chùm, rễ ăn cạn, bản thân cây rau luôn luôn non và tươi nên rau luôn chứa nhiều nước. Để tìm hiều tình hình tưới nước cho rau ăn lá các nhóm hộ chúng tôi điều tra 90 hộ thuộc 3 nhóm và thu được Bảng 3.14

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất rau tại vùng cận thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)