Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thành phố hà tĩnh (Trang 49 - 56)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

TP. Hà Tĩnh là đô thị hạt nhân chính yếu trong phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh, giữ vị trí quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có mối quan hệ với vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam, Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, Tam giác Phát triển kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và vùng Đông Bắc Thái Lan thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây, Quốc lộ 8 và Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo. Lợi thế tự nhiên đó, cùng với vị thế là thủ phủ tỉnh Hà Tĩnh - địa phương có bờ biển dài với nhiều bãi tắm lý tưởng, có Khu kinh tế Vũng Áng, cảng nước sâu Sơn Dương, cảng Vũng Áng, Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, mỏ sắt Thạch Khê, Khu công nghiệp Gia Lách, khu du lịch biển Thiên Cầm..., đã mang lại cho TP. Hà Tĩnh những tiềm năng, lợi thế hiếm có để phát triển thương mại, dịch vụ, hạ tầng đô thị, du lịch. Thành phố Hà Tĩnh đã tận dụng, khai thác thành công các lợi ích và cơ hội để gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch năm 2016 theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành thương mại-dịch vụ, xây dựng cơ bản, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản, cụ thể:

khu vực Công nghiệp-TTCN chiếm 11,81% (năm 2015 là 12,49%), xây dựng cơ bản chiếm 23,76% (năm 2015 là 23,04%), khu vực dịch vụ-thương mại chiếm 62,11% ( năm 2015 là 61,74%) và khu vực nông-lâm-thủy sản chiếm 2,32% (năm 2015 là 2,73%).

a. Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch:

Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục có sự phát triển đa dạng, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ được đầu tư, đi vào hoạt động. Tuy sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại, dịch vụ liên quan đến các sản phẩm thủy, hải sản;

dịch vụ lưu trú trên địa bàn, nhưng kết quả vẫn có bước tăng trưởng so với năm 2015.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ xã hội trên địa bàn thành phố ước đạt 11.650 tỷ đồng bằng 96,68% kế hoạch năm 2016 tăng so với cùng kỳ 11,27%.

Công tác chuyển đổi chợ được quan tâm đúng mức: Đã tổ chức đấu thầu chuyển đổi mô hình quản lý Chợ Bắc Hà; giao quản lý, kinh doanh, khai thác chợ Cầu Phủ; tiến hành thẩm định giá trị tài sản và hoàn thiện các thủ tục để đấu thầu chợ Cầu Đông;

hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng chợ Thạch Trung. Triển khai xây dựng 06 tuyến phố chuyên doanh trên địa bàn gắn với xây dựng tuyến phố văn minh đô thị và thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển thương mại dịch vụ theo Nghị quyết 77 của HĐND thành phố. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, hoạt động kinh doanh, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, thực phẩm tươi sống được tăng cường. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế người tiêu dùng và chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

b. Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, đầu tư xây dựng và quản lý đô thị:

- Công nghiệp-TTCN: Tình hình sản xuất CN-TTCN có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, đặc biệt là các sản phẩm chủ yếu như: ngành nghề nhôm kính, tôn, thép;

gạch không nung; vật liệu xây dựng, chè xanh xuất khẩu; mộc dân dụng. Tổng giá trị sản xuất CN- TTCN (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 1.032 tỷ đồng bằng 90,13%

kế hoạch năm 2016, tăng so với cùng kỳ 1,57%. Đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra tình hình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh cụm công nghiệp Bắc Qúy; hiện tại đã có 04 hộ sản xuất tại xã Thạch Đồng đăng ký vào hoạt động tại cụm công nghiệp Thạch Đồng với diện tích trên 5.000m2; tiến hành kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ vệ sinh an toàn lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn.

- Về đầu tư và xây dựng: Đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, các công trình chuyển tiếp năm 2015, các công trình thuộc chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, công trình thực hiện đề án xây dựng CSVC các trường học năm 2016. Hoàn thành kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2021 trình UBND tỉnh. Hoàn thiện các hồ sơ dự án trình Tỉnh cho chủ trương và phê duyệt đầu tư theo thẩm quyền; lập danh mục dự án đầu tư theo hình thức PPP trình tỉnh. Tổ chức, triển khai hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 77/2015/NQ-HĐND của HĐND thành phố về cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng; chỉ đạo thực hiện việc tiếp nhận xi măng để thực hiện cơ chế làm giao thông, thuỷ lợi được Tỉnh hỗ trợ. Đến thời điểm hiện nay, thành phố đã triển khai thực hiện các công trình xây dựng cơ bản theo kế hoạch với số lượng 66 công trình và các công trình thuộc chương trình mục tiêu về xây dựng hạ tầng (năm 2015 thực hiện 90 công trình, 72 công trình hoàn thành). Tập trung cao cho việc xây dựng phường đạt chuẩn văn minh đô thị, đặc biệt là 4 phường: Bắc Hà, Nam Hà, Nguyễn Du, Trần Phú đạt

chuẩn trong năm 2016. Các công trình thuộc chương trình mục tiêu đang tập trung quyết liệt phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra; ước thực hiện đến cuối năm 2016, toàn thành phố đạt 80% kế hoạch.

Dự án phát triển thành phố loại II (ADB) được tập trung chỉ đạo theo đúng tiến độ cam kết với nhà tài trợ và đảm bảo chất lượng theo quy định.

Công tác giải phóng mặt bằng được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đến nay các vướng mắc về công tác GPMB các dự án cơ bản đã được xử lý. Đã xây dựng giá đất phục vụ công tác bồi thường, GPMB, thẩm định 32 phương án bồi thường, GPMB các dự án có 1.143 hộ gia đình và 14 tổ chức bị ảnh hưởng với số tiền hơn: 68,62 tỷ đồng.

- Về quản lý đô thị: Công tác chỉnh trang đô thị được quan tâm chỉ đạo thực hiện chào mừng, kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trọng đại. Thực hiện tốt công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị và duy tu, bảo dưỡng các công trình, dắm vá các tuyến đường xuống cấp phục vụ đi lại cho nhân dân.

Công tác quản lý trật tự đô thị được tập trung chỉ đạo ngay từ đầu năm, triển khai ra quân thực hiện đợt cao điểm đảm bảo trật tự kỷ cương đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Xây dựng, sửa đổi và ban hành các văn bản thuộc lĩnh vực quản lý đô thị: Quy chế quản lý đô thị; Quy chế phối hợp trong quản lý đô thị;

Quy định về sử dụng, quản lý vỉa hè, lòng đường, bảo đảm mỹ quan và trật tự đô thị trên địa bàn thành phố. Tổ chức làm việc, xây dựng kế hoạch triển khai với với các doanh nghiệp liên quan đến mạng viễn thông về chỉnh trang, bó gọn hệ thống cáp trên các tuyến đường của thành phố. Năm 2016, hoàn thành thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở cho nhân dân trên địa bàn được 1.107 hộ bằng 125% so với cùng kỳ năm 2015.

Hoàn chỉnh phương án gắn biển tên đường, biển số nhà bổ sung; đã khảo sát, tổng hợp, thống kê số lượng và hoàn thành biển số nhà cần bổ sung để triển khai thực hiện.

c. Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới:

Đầu năm sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại nhưng với sự tập trung quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp kịp thời nên sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng. Diện tích gieo cấy lúa vụ Xuân, vụ Hè Thu đạt 2.667ha/KH 2.800 ha, bằng 95,25% KH năm 2016, năng suất lúa bình quân ước đạt 47,21tạ/ha, sản lượng 12.591 tấn/KH 14.750 tấn; chỉ đạo kịp thời sản xuất vụ Xuân theo kế hoạch. Về hoa màu: Cây lạc, diện tích 267,5ha/KH 250ha, bằng 107% KH năm, năng suất ước đạt 22,4 tạ/ha, sản lượng 599 tấn; Rau đậu thực phẩm: diện tích 271.36ha, năng suất 51 tạ/ha; Cây ngô: 32 ha, năng suất 17.6 tạ/ha, sản lượng 56.57 tấn. Về chăn nuôi, tổng đàn trâu, bò và gia cầm tăng so với năm 2015.

Trong năm 2016 đã triển khai thực hiện 92 mô hình phát triển sản xuất, xây dựng 28 vườn mẫu, 01 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; tuyên truyền vận động xây

dựng 40 bể biogas, cơ giới hóa 04 máy làm đất, 04 máy gặt đập liên hợp. Riêng thực hiện theo NQ 77/2015/NQ-HĐND đã tiến hành kiểm tra, nghiệm thu 71 mô hình, 40 bể biogas, 03 vườn mẫu.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được tập trung chỉ đạo ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã làm việc trực tiếp với các xã Thạch Trung, Thạch Hưng, Thạch Đồng về tiến độ xây dựng nông thôn mới. Trên địa bàn 6 xã đã xây dựng được 51 mô hình, trong đó có 4 mô hình quy mô lớn, 02 mô hình quy mô vừa, 45 mô hình quy mô nhỏ. Thành lập mới 01 Tổ hợp tác chăn nuôi thỏ Thạch Môn, thành lập mới 04 Hợp tác xã. Thành lập mới 27 doanh nghiệp. Tổ chức 27 lớp tập huấn cho 2.395 học viên; tổ chức 9 lớp đào tạo nghề cho 449 học viên. Thành phố đã tập trung mọi nguồn lực để phấn đấu đưa xã Thạch Trung về đích nông thôn mới trong năm 2016. Các xã Thạch Hưng đạt 9/19 tiêu chí, Thạch Đồng 9/20 tiêu chí.

Năm 2016, thành phố đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành để vận động, đóng góp trồng cây xanh, đồng thời trích ngân sách thành phố mua cây xanh hỗ trợ các đơn vị phường, xã trong thực hiện kế hoạch trồng cây xanh đầu xuân Bính Thân với tổng trồng được 22.900/22.000 cây theo kế hoạch.

Chỉ đạo và tập trung khắc phục hậu quả do đợt mưa lũ tháng 10/2016; Tập trung cho công tác chỉ đạo thực hiện kê khai xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Trên toàn địa bàn đã tiến hành điều tra 11 phường, xã, 56/96 thôn có đối tượng bị ảnh hưởng. Phê duyệt danh sách, số lượng, số tiền các hộ dân được đền bù thiệt hại do sự cố môi trường biển, với tổng giá trị đền bù: 9,6 tỷ đồng, đến nay đã chi trả cơ bản xong cho các địa phương có tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng.

d. Công tác thu, chi ngân sách, tài chính, tín dụng:

Tập trung cao công tác chỉ đạo thu ngân sách, thường xuyên soát xét, kiểm tra, truy thu các khoản thuế nợ đọng; tiến hành kiểm tra, giám sát việc thu ngân sách của các địa phương, đơn vị. Tuy nhiên, do chỉ tiêu giao thu cao, và khó khăn của hoạt động kinh tế, nên số thu ngân sách năm 2016 ước thực hiện 723,3 tỷđồng, đạt 80,37% kế hoạch giao, so cùng kỳ bằng 63,12%.

Thực hiện chi ngân sách theo dự toán phân bổ đầu năm; đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các chính sách xã hội, bảo đảm chế độ tiền lương, hỗ trợ kinh phí để thực hiện các cơ chế chính sách. Song do nhiều chỉ tiêu thu đạt thấp nên nhiều nhiệm vụ đã bố trí dự toán nhưng việc triển khai khó khăn do không đảm bảo nguồn cân đối, đặc biệt là đảm bảo kinh phí thực hiện chi đầu tư, trả nợ đọng XDCB. Năm 2016 cũng đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc tiết kiệm chi ngân sách, cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết, cấp bách; điều hành ngân sách theo tiến độ thu. Tổng chi ngân sách năm 2016 ước thực hiện là 787,4 tỷ đồng, trong đó: Chi ngân sách Thành phố ước đạt

564,3 tỷ đồng đạt 132,22% dự toán; chi ngân sách xã ước đạt 223,1 tỷ đồng, bằng 199,71% dự toán.

Nguồn vốn tín dụng huy động và quản lý trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng trưởng đạt mức cao, dư nợ cho vay lớn.

e. Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư:

- Về phát triển doanh nghiệp: Đã thành lập mới 250/160 KH 2016 (tăng 128 doanh nghiệp so với năm 2015), vốn đăng ký bình quân 2,6 tỷ /doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn đến nay là 1.216 doanh nghiệp; thành lập mới 08 Hợp tác xã/KH 10 HTX; thành lập mới 4/KH 10 tổ hợp tác; cấp mới giấy chứng nhận kinh doanh cho 800 hộ.

- Về thu hút đầu tư: Phối hợp thực hiện quy trình cho 6 doanh nghiệp đầu tư, cho thuê đất trên địa bàn thành phố. Phối hợp các sở, ngành cấp tỉnh tham mưu UBND tỉnh cho phép Tập đoàn FLC khảo sát địa điểm để lập dự án đầu tư xây dựng Khu tổ hợp thương mại, dịch vụ, nhà ở; dự án Khu công viên Trung tâm, Tập đoàn Kim Liên Ôtô, doanh nghiệp cơ khí Qúy Nam, cấp phép đầu tư 2 Trường mầm non Tư thục....

f. Về công tác quy hoạch, thực hiện cơ chế chính sách:

Chỉ đạo thực hiện việc công khai thông tin về quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của UBND tỉnh. Phối hợp Ban quản lý dự án SRDP công bố quy hoạch chi tiết Hồ điều hòa Đập Bợt. Hoàn thiện quy hoạch phân khu xây dựng phường Thạch Linh, trình UBND tỉnh.

Chỉ đạo UBND các phường, xã lập 13 quy hoạch khu dân cư mới, quy hoạch xen dắm phân lô đất ở dân cư phường, xã. Hoàn thành Quy chế kiến trúc 5 phường. Phối hợp triển khai qui hoạch, khảo sát nhu cầu đăng ký, công tác giải phóng mặt bằng dự án nhà ở xã hội tại phường Thạch Linh.

3.1.3.2. Dân cư - lao động

Đến ngày 31/12/2016 dân số thành phố Hà Tĩnh là 98.355 người (trong đó: dân số thành thị 68.988 người; dân số khu vực nông thôn: 29.367 người).

Bng 3.5. Dân số và lao động thành phố Hà Tĩnh

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1. Dân số trung bình người 96.244 97.231 98.355

- Thành thị người 67.162 68.138 68.988

- Nông thôn người 29.082 29.093 29.367

2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0% 9.83 11.65 11.16

3. Mật độ dân số người/km2 1700 1719 1739

4. Dân số trong độ tuổi LĐ người 59.093 60.042 61.132 5. LĐ đang làm việc theo ngành KT người 51.713 52.388 53.954 - Nông lâm nghiệp & thủy sản người 9.204 8.288 8.952 - Công nghiệp - Xây dựng người 16.074 16.775 17.026

- Thương mại - Dịch vụ người 26.435 27.325 27.976

(Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Hà Tĩnh 2016) Dân số trung bình thành phố Hà Tĩnh năm 2016 có 98.355 người, so năm 2014 tăng 2,19%, bình quân hàng năm tăng 1,68%. Trong đó dân số trong độ tuổi lao động có 61.132 người, so với năm 2015 tăng 3,45% và bình quân hàng năm tăng 2,64%, chiếm 62,15% tổng dân số; lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 53.954 người, so với năm 2014 tăng 4,3% và bình quân hàng năm tăng 2,9%, chiếm 54,86%.

Trong đó: lao động đang làm việc trong ngành nông lâm nghiệp và thủy sản là 8.952 người chiếm 16,59% lực lượng lao động có tham gia lao động; lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng là 17.026 người, chiếm 31,56% và lao động làm việc trong ngành thương mại và dịch vụ là 27.976 người, chiếm 51,85% lực lượng lao động có tham gian lao động.

Về chất lượng nguồn lao động: Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh có 23.933 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm 27,46% tổng dân số. Trong đó, trên đại học 420 người, chiếm 0,48%; đại học 8753 người, chiếm 10,04%; cao đẳng 4026 người, chiếm 4,62%; trung cấp, sơ cấp 10.734 người, chiếm 12,31%.

Với vai trò, vị trí và đặc điểm về dân số, nguồn lao động như vậy sẽ đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, và cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng.

3.1.3.3. Giáo dục, y tế và văn hóa xã hội a. Giáo dục

Tỷ lệ huy động vào mầm non, tiểu học, THCS, THPT tăng so với năm trước. Kỷ cương, nề nếp được giữ vững, chất lượng dạy và học có chuyển biến khá rõ nét, tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi tăng, chất lượng đại trà ổn định, tỷ lệ học sinh yếu ở các cấp học giảm. Năm học 2015-2016, có 1.391 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thành

phố, 132 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh và 48 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia. Kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia năm 2016 có 6 trường: THCS (Hưng Đồng, Thạch Linh), Tiểu học (Nguyễn Du, Thạch Trung), Mầm non (Hà Huy Tập, Tân Giang). Đến thời điểm hiện tại có 4 trường hoàn thành, đạt 67% kế hoạch, toàn thành phố có 32 trường đạt chuẩn quốc gia.

Triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo Nghề - Việc làm năm 2016, phối hợp các cơ quan tư vấn tổ chức Hội nghị tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động tại 7 phường, xã với 450 người tham gia; tiếp tục thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo theo nhu cầu. Triển khai kế hoạch tổ chức Tuần lễ ATVSLĐ-PCCN lần thứ 18 năm 2016; kiểm tra công tác ATVSLĐ-PCCN tại 25 doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, lập biên bản vi phạm và xử phạt 2 đơn vị 15 triệu đồng.

b.Y tế

Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, công tác y tế dự phòng và các chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế, tiêm chủng đầy đủ đúng lịch và đảm bảo an toàn.

Trong năm, tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố và Trạm y tế các phường, xã, tăng 16,5% so với cùng kỳ 2015, bằng 116,8% kế hoạch năm. Số người tham gia BHYT 81.109 người, đạt tỷ lệ 83,7% so với dân số, tăng 0,6%

so với năm 2015. Công tác quản lý nhà nước về y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, chú trọng, thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại các cơ sở. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động phòng, chống dịch cúm, sốt xuất huyết và phòng chống dịch bệnh do virut Zika.

Phối hợp tổ chức tốt công tác tuyên truyền chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đã thẩm định cấp giấy chứng nhận các cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) 90 cơ sở; Cấp Giấy xác nhận kiến thức ATVSTP kịp thời đúng quy định, tập huấn cập nhật kiến thức cho đối tượng kinh doanh, chế biến thực phẩm 453 lượt người.

Công tác Dân số- KHHGĐ tiếp tục được quan tâm. Tổ chức tốt các đợt tuyên truyền, các hoạt động truyền thông dân số tại cơ sở. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số ước 9,91% (giảm so với cùng kỳ 1,78%).

3.1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật - cơ sở hạ tầng a. Giao thông

Trên địa bàn thành phố có Quốc lộ 1A đoạn đi qua thành phố Hà Tĩnh từ cầu Cày đến cầu Phủ dài khoảng 9 km, đoạn qua nội thị dài 3,2 km. Ngoài ra, từ thành phố có các tuyến tỉnh lộ sau: tỉnh lộ 3 thành phố Hà Tĩnh - Khe Giao, đoạn qua thành phố dài 2 km, đường đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nền 12 m, mặt 10 m; tỉnh lộ 9 thành phố Hà Tĩnh - Thạch Kim dài 14 km, đoạn qua thành phố dài 5 km, đường hiện đang thi

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thành phố hà tĩnh (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)