CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ
3.2.4. Điều tra tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn nghiên cứu
Điều tra, khảo sát thực địa, thu thập số liệu đất nghĩa trang nghĩa địa của 31 xã, thị trấn thì tính đến ngày 01/01/2017 huyện Thạch Hà có tổng diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa là 539,38ha chiếm 1,52% diện tích đất tự nhiên và chiếm 5,68% diện tích đất phi nông nghiệp của huyện. Nếu so sánh diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa với đất ở thì diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa bằng 31,59 % diện tích đất ở của huyện.
Để đánh giá thực tế tình hình quản lý đất NTD trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực địa, đồng thời trao đổi ý kiến với cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Hà, Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Thạch Hà, cán bộ địa chính của 31 xã, thị trấn, thu thập thông tin từ 155 hộ dân trên 31 xã, thị trấn như bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tổng quát chung việc điều tra, phỏng vấn tình hình quản lý đất nghĩa trang nghĩa địa
TT Tên xã điều tra
Tổng DT tự nhiên
DT.
Đất NĐ
Số hộ điều
tra
Số cán bộ
điều tra
Tên cán bộ
1 Thị trấn Thạch Hà 861,88 19,62 5 1 Đặng Hữu Phong 2 Xã Ngọc Sơn 1964,87 8,90 5 1 Trần Trọng Hồng 3 Xã Thạch Hải 1387,28 31,75 5 1 Ngụy Thị Chương 4 Xã Thạch Bàn 1361,50 7,76 5 1 Trần Văn Ý 5 Xã Thạch Kênh 978,35 12,30 5 1 Bùi Thị Thu Hà 6 Xã Thạch Sơn 1050,28 18,61 5 1 Lê Thị Diệu Thúy 7 Xã Thạch Liên 861,66 10,05 5 1 Thái Anh Đức 8 Xã Thạch Đỉnh 884,50 15,19 5 1 Trần Văn Hiếu
9 Xã Phù Việt 668,29 8,50 5 1 Lê Hữu Thắng
10 Xã Thạch Khê 1046,00 4,74 5 1 Hồ Tiến Tháng 11 Xã Thạch Long 574,23 15,39 5 1 Nguyễn Viết Tiến 12 Xã Việt Xuyên 607,25 27,56 5 1 Bùi Trung Hậu 13 Xã Thạch Tiến 725,53 25,01 5 1 Nguyễn Thị Minh 14 Xã Thạch Thanh 631,46 8,93 5 1 Phan Anh Quỳnh 15 Xã Thạch Trị 1192,11 35,06 5 1 Nguyễn Minh Vũ 16 Xã Thạch Lạc 1106,76 20,70 5 1 Bùi Văn Diệm 17 Xã Thạch Ngọc 1208,97 19,32 5 1 Dương Văn Thông 18 Xã Tượng Sơn 784,11 5,83 5 1 Nguyễn Thái Hoàng 19 Xã Thạch Văn 1083,63 48,06 5 1 Nguyễn Quang Thoại 20 Xã Thạch Vĩnh 1177,20 26,45 5 1 Nguyễn Thị Nga 21 Xã Thạch Thắng 867,19 6,74 5 1 Đặng Đình Nam 22 Xã Thạch Lưu 663,67 38,44 5 1 Nguyễn Thị Thanh 23 Xã Thạch Đài 1062,61 10,06 5 1 Nguyễn Thị Thơ
TT Tên xã điều tra
Tổng DT tự nhiên
DT.
Đất NĐ
Số hộ điều
tra
Số cán bộ
điều tra
Tên cán bộ
24 Xã Bắc Sơn 2259,19 31,93 5 1 Lê Duẫn
25 Xã Thạch Hội 1070,38 14,68 5 1 Nguyễn Đình Dương 26 Xã Thạch Tân 940,17 14,67 5 1 Trần Văn Huấn 27 Xã Thạch Lâm 506,29 7,85 5 1 Cao Thị Việt Hà 28 Xã Thạch Xuân 2535,12 13,14 5 1 Nguyễn Thị Thư 29 Xã Thạch Hương 613,12 6,07 5 1 Nguyễn Thị Hiền 30 Xã Nam Hương 2105,15 10,12 5 1 Nguyễn Đình Thơ 31 Xã Thạch Điền 2612,74 15,95 5 1 Nguyễn Bá Việt
Tên cán bộ cấp phòng, ban
Ông Hoàn Việt Hùng – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Hà Ông Lê Văn Phụ - Phó Trường phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Hà
Ông Lê Văn Mạnh – Chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Hà
Ông Đỗ Đức Cường – PGĐ Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện Thạch Hà
(Nguồn: Kết quả điều tra tháng 12/2017) 3.2.4.1. Đánh giá tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa thông qua việc phỏng vấn cấp phòng, ban
Với mục đích đánh giá tình hình quản lý chung và trao đổi một số ý kiến với cán bộ huyện, chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Hà và Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Thạch Hà. Trích một vài ý kiến của cán bộ cấp phòng, ban về quản lý đất NTD thể hiện qua bảng tổng hợp 3.4.
Nhìn chung, các ý kiến từ phía cán bộ huyện cho thấy, hiện nay vấn đề quản lý đất nghĩa trang nghĩa địa chưa được quan tâm. Chưa có các phương án quản lý phù hợp, chưa có đề án di dời mồ mả ra khỏi địa bàn các khu dân cư, chưa giải quyết được các vấn đề trước mắt. Do đó, vấn đề quản lý nghĩa trang, nghĩa địa chưa thật sự có hiệu quả.
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn cán bộ phòng ban cấp huyện
Ông Hoàng Việt Hùng, Trưởng phòng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Hà nhận xét về tình hình quản lý đất nghĩa trang nghĩa địa trên địa bàn huyện hiện nay như sau:
- Do lịch sử lâu dài, lối chôn cất rải rác của người dân hình thành cả hàng trăm năm về trước tạo nên các cồn mồ, khu chôn cất thiếu tập trung. Do đó, hiện nay đất nghĩa trang nghĩa địa chiếm 1 lượng lớn trong quỹ đất tự nhiên của huyện. Bên cạnh đó, huyện cũng chưa có các quyết định cụ thể, các quy hoạch chi tiết về đất NTD nên rất khó khăn trong vấn đề quản lý.
- Huyện chưa có quy hoạch tổng thể hệ thống nghĩa trang, chưa có đề án di dời toàn bộ mồ mả không phù hợp quy hoạch ra khỏi địa bàn các khu dân cư. Các khu chôn cất có được di dời chăng nữa đều do nằm trong các dự án phát triển khác.
Ông Lê Văn Phụ, Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Hà: “Về lâu dài thì huyện cần phải có quy hoạch tổng thể các khu nghĩa trang nghĩa địa cho các xã, mỗi xã chỉ nên để từ một đến 2 khu nghĩa trang tập trung. Trước mắt thì cắm mốc khoanh định các nghĩa trang không phù hợpp để không cho phát sinh thêm (đóng cữa nghĩa trang), sau đó từng bước di dời về các khu nghĩa trang tập trung của các xã.
3.2.4.2. Đánh giá tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa thông qua việc phỏng vấn cán bộ cấp xã
Để đánh giá sâu hơn về tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa của huyện Thạch Hà, chúng tôi đã tiến hành trao đổi ý kiến với 31 cán bộ địa chính của 31 xã, thị trấn. Kết quả cho thấy, vấn đề đáng quan tâm hiện nay về đất nghĩa trang nghĩa địa ở các xã, thị trấn đó là: Hiện nay các địa phương cũng như huyện chưa có quy định cụ thể nào về việc chôn cất nên việc chôn cất hầu hết đang diễn ra tự do, không có kiểm soát; thực trạng khoanh vùng, cắm mốc cấm chôn cất cũng được một vài địa phương thực hiện nhưng đang thiên về hình thức; việc di dời giải tỏa chỉ mới thực hiện khi thực hiện các dự án phát triển hạ tầng như dự án khai thác mỏ sát Thạch Khê đã di dời về nghĩa trang Cồn Hát Chung, dự án hồ chứa nước Khe Xai chứ chưa có chương trình di dời độc lập nào. Từ các vấn đề đó, chúng tôi tham vấn một vài biện pháp quản lý phù hợp từ cán bộ các xã, thị trấn. Thực trạng chung cho thấy, do lịch sử để lại từ nhiều đời nên quá trình hình thành và phân bố các khu vực nghĩa địa chưa hợp lý, số nghĩa trang, nghĩa địa bình quân trên mỗi xã vẫn còn khá lớn, số mộ nằm rải rác ở các nơi còn nhiều, không những rải rác ở các vùng đồi núi, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp mà thậm chí còn nằm cả trong khuôn viên khu dân cư, gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý loại đất nghĩa trang nghĩa địa. Có những nghĩa trang thì mồ mã
chồng lấn không có lối đi nhưng có những nghĩa trang thì rất thưa thớt gây lãng phí quỹ đất.
Hình 3.3. Tình trạng chôn cất không theo quy hoạch tại nghĩa trang Cồn Đâu, xã Tượng Sơn, huyện Thạch hà
(Nguồn: Tác giả)
Hình 3.4. Tình trạng chôn cất thưa thớt tại nghĩa trang Bãi Cát, xã Thạch Lưu, huyện Thạch hà
(Nguồn: Tác giả)
Hình 3.5. Nghĩa trang tập tung, được quy hoạch tại nghĩa trang Cồn Hát Chung, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà
(Nguồn: Tác giả)
Để đánh giá tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa, chúng tôi tiến hành trao đổi với cán bộ địa chính xã về các vấn để được thể hiện thông qua bảng 3.5.
Bảng 3.5. Điều tra, phỏng vấn tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa cấp xã (Dấu là có diễn ra)
TT Tên xã điều tra
Chôn cất trái quy
định
Khoanh vùng, căm mốc
Di dời, giải tỏa
Có quy định thu
tiền khi chôn cất
1 Thị trấn Thạch Hà - - - -
2 Xã Ngọc Sơn - - - -
3 Xã Thạch Hải - - -
4 Xã Thạch Bàn - - -
5 Xã Thạch Kênh - - -
6 Xã Thạch Sơn - - - -
7 Xã Thạch Liên - - -
8 Xã Thạch Đỉnh - - -
9 Xã Phù Việt - - -
10 Xã Thạch Khê - -
11 Xã Thạch Long - - -
12 Xã Việt Xuyên - - -
13 Xã Thạch Tiến - - - -
14 Xã Thạch Thanh - - -
15 Xã Thạch Trị - - - -
16 Xã Thạch Lạc - - - -
17 Xã Thạch Ngọc - - - -
18 Xã Tượng Sơn - - -
TT Tên xã điều tra
Chôn cất trái quy
định
Khoanh vùng, căm mốc
Di dời, giải tỏa
Có quy định thu
tiền khi chôn cất
19 Xã Thạch Văn - - -
20 Xã Thạch Vĩnh - - -
21 Xã Thạch Thắng - - -
22 Xã Thạch Lưu - - - -
23 Xã Thạch Đài - - -
24 Xã Bắc Sơn - - - -
25 Xã Thạch Hội - - - -
26 Xã Thạch Tân - - -
27 Xã Thạch Lâm - - - -
28 Xã Thạch Xuân - - -
29 Xã Thạch Hương - - -
30 Xã Nam Hương - - - -
31 Xã Thạch Điền - - - -
(Nguồn: Kết quả điều tra tháng 12/2017) Qua bảng 3.5 cho thấy, vấn đề cần quan tâm hiện nay về đất nghĩa trang, nghĩa địa là:
a. Thực trạng chôn cất trái quy định
Đây là vấn đề về quản lý từ trước đến nay mà cán bộ địa chính các xã, thị trấn cho rằng rất khó để đánh giá vì hiện nay trên địa bàn huyện Thạch Hà chưa có quy định cụ thể nào về việc chôn cất mồ mã, về quy mô diện tích thì đã có quy định của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhưng thực tế hiện nay vẫn chưa được kiểm tra giám sát nên tình trạng bao chiếm đất theo các dòng họ, chi họ vẫn diễn ra nhưng không có chế tài để quản lý.
Hình 3.6: Tình trạng bao chiếm đất theo dòng họ tại nghĩa trang Bãi Con, xã Thạch Tiến, huyện Thạch hà
(Nguồn: Tác giả) b. Thực trạng khoanh vùng, cắm mốc cấm chôn cất
Thực hiệc chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, UBND huyện Thạch Hà đã chỉ đạo các xã khoanh vùng, cắm mốc các khu nghĩa trang, mỗi xã chỉ để lại từ 2 – 3 khu vực nghĩa trang, tuy nhiên đến thời điểm khảo sát thì chỉ mới có 14 xã về đích nông thôn mới thực hiện việc mắm mốc, khoanh vùng nghĩa trang nghĩa địa và từng bước hoàn thành quy hoạch chi tiết hệ thống nghĩa trang, còn lại các xã khác chưa tổ chức khoanh vùng.
Tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý địa chính trên 31 xã, thị trấn cho thấy chưa có xã nào tiến hành xây dựng bảng cấm chôn cất tại những khu vực đóng cữa.
Mặc dù sự phân bố của đất nghĩa trang nghĩa địa đang diễn ra khá phức tạp, song các xã, thị trấn vẫn chưa coi trọng vấn đề này.
Hình 3.7: Quy hoạch chỉnh trang nghĩa địa Cu Cu, xã Tượng Sơn, huyện Thạch hà (Nguồn: Tác giả) c. Thực trạng di dời giải tỏa
Do kinh phí để phục vụ cho việc di dời rất lớn, vấn đề mồ mả liên quan nhiều đến tâm linh của người dân nên vấn đề này còn khá nhiều bất cập. Kết quả điều tra ở bảng 3.5 cho thấy, điều tra trên 31 xã, thị trấn thì 5 xã đã có di dời mồ mả. Tuy nhiên tại những xã này thì việc di dời mồ mã là theo dự án còn lại các xã khác thì chưa thực hiện việc di dời.
Các dự án, quy hoạch đã thực hiện di dời mồ mả ở một số xã trên địa bàn huyện Thạch Hà như Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã di dời mồ mã của các xã Thạch Khê, Thạch Hải, Thạch Đỉnh và Thạch Bàn, dự án xây dựng hồ chứa nước Khe Xai đã di dời mồ mã tại xác Thạch Xuân.
Hình 3.8: Một góc khu cát táng tại nghĩa tra Cồn Hát Chung, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà
(Nguồn: Tác giả)
Hình 3.9: Công trình Đập Khe Xai tại xã Thạch Xuân, huyện Thạch hà
(Nguồn: Tác giả) d. Biện pháp quản lý của các xã, thị trấn hiện nay
Từ thực trạng đang diễn ra đã gây ảnh hưởng không ít đến vấn đề quản lý đất đai chung của các xã, thị trấn, đặc biệt là các xã có diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa lớn.
Để thực hiện việc quản lý đất nghĩa trang nghĩa địa có hiệu quả trong khi huyện chưa có quy hoạch tổng thể chung thì hiện nay trên địa bàn các xã, thị trấn đã đưa ra một số biện pháp quản lý trước mắt, song chủ yếu là tuyên truyền cấm chôn cất trái quy định thông qua các cuộc họp dân. Ngoài ra, một số xã đã thực hiện các biện pháp như lập bản cam kết, xây dựng hương ước thôn về việc cưới, việc tang, giao nhiệm vụ quản lý cụ thể cho các trưởng tổ, trưởng tộc, các chi hội... Qua trao đổi ý kiến với cán bộ địa chính, một số xã đã đưa ra được các biện pháp quản lý có tính khả thi được thể hiện qua bảng 3.6.
Bảng 3.6. Một số ý kiến của cán bộ xã về việc đưa ra biện pháp quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa
Bà Nguyễn Thị Minh, cán bộ địa chính xã Thạch Tiến “Song song với công tác tuyên truyền, chính quyền địa phương đã giao cho các dòng họ quản lý nên đã hạn chế được việc cơi nới nghĩa trang, tránh được tình trạng tranh chấp đất nghĩa trang”.
Ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Kênh cho biết “Chính quyền địa phương đã quan tâm, UBND xã đã ban hành quy chế quản lý nghĩa trang để thuận lợi trong việc quản lý, Tuy nhiên hiện nay trong các khu nghĩa trang trên địa bàn xã do hình thành từ lâu, không có quy hoạch và không được quản lý chặt chẽ nên hầu hết các khu nghĩa trang không có đường đi lối lại, trong thời gian tới cần phải làm các tuyến đường nội bộ để thuận tiện trong việc chôn cất và thăm viếng, tránh tình trạng để người dân chôn cất, xây mộ bia trên đường đi, đồng thời phải có quy hoạch phân lô rõ ràng”.
Ông Phan Đình Dương, cán bộ địa chính xã Thạch Hội có ý kiến “Trong thời gian qua UBND xã Thạch Hội đã tập trung trong vấn đề quản lý đất nghĩa trang để đưa hoạt động quản lý nghĩa trang đi vào nề nếp. Tuy nhiên về lâu dài cần có các quy định cụ thể, nghiêm ngặt về xữ lý các trường hợp chôn cất trái quy định và đầu tư xây dựng hạ tầng tại các khu nghĩa trang”.
Bà Nguyễn Thị Hiền, cán bộ địa chính xã Thạch Hương có ý kiến “ Thời gian qua xã rất quan tâm đến việc quản lý nghĩa trang nghĩa địa, cụ thể như đã xây dựng quy hoạch chi tiết các khu nghĩa trang gắn với quy hoạch nông thôn mới, đầu tư xây dựng bờ rào, xây dựng cổng và đã cử người quản trang. Thời gian tới cần đầu tư kinh phí để sắp xếp, di dời các ngôi mộ đã chôn cất từ trước vào vị trí quy hoạch theo thứ tự”.
Ông Nguyễn Minh Vũ, cán bộ địa chính xã Thạch Trị có ý kiến “ Xã đã có sự quan tâm nên việc quản lý nghĩa trang đã được giao cho các chi hội quản lý, đặc biệt là hội người cao tuổi của các thôn, trong thời gian tới cần có quy hoạch nghĩa trang cụ thể cho từng vùng và ban hành quy ước, hương ước trong việc an táng người chết”.
3.2.4.3. Đánh giá tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa thông qua việc phỏng vấn hộ dân
Để đánh giá thực trạng quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện Thạch Hà, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 155 hộ dân trên 31 xã, thị trấn về các vấn đề, kết quả phỏng vấn thể hiện thông qua hệ thống câu hỏi ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tổng hợp ý kiến của các hộ dân về tình hình quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa
STT Nội dung và ý kiến Ý kiến trả lời
(phiếu)
Tỷ lệ (%)
1
Cạnh gia đình ông (bà ) sinh sống có khu nghĩa trang, nghĩa địa nào không?
□. Có 101 65.2
□. Không 54 34.8
2
Nghĩa trang, nghĩa địa cạnh gia đình ông (bà) có được quản lý của chính quyền địa phương không?
□. Có 100 64.5
□. Không 55 35.5
STT Nội dung và ý kiến Ý kiến trả lời (phiếu)
Tỷ lệ (%)
3
Ông (bà) có thấy nghĩa trang, nghĩa địa cạnh khu vực mình sinh sống ảnh hưởng đến môi trường không?
□. Có 125 80.6
□. Không 25 16.1
4
Gia đình ông (bà) sử dụng nguồn nước từ đâu?
□. Máy 25 16.1
□. Giếng 55 35.5
□. Nước mưa 75 48.4
□. Nguồn khác
5
Các thế hệ trước trong gia đình ông (bà) khi qua đời, được sử dụng hình thức mai táng gì?
□. Địa táng 155 100.0
□. Hỏa táng -
□. Hình thức khác -
6
Các thế hệ trước trong gia đình ông (bà) khi qua đời, được chôn cất ở đâu?
□. Nghĩa trang chung của ủy ban nhân nhân xã, thị trấn
155
100.0
□. Nghĩa địa của dòng họ -
□. Đất trong hộ gia đình -
□. Đất chọn tự phát -
□. Địa điểm khác -
7
Việc chôn cất có thông qua chính quyền địa phương không?
□. Có 155 100.0
□. Không -
STT Nội dung và ý kiến Ý kiến trả lời (phiếu)
Tỷ lệ (%)
8
Vị trí chôn cất trong nghĩa trang được lựa chọn (quy định) như thế nào?
□. Theo quy định của ban quản trang 30 19.4
□. Theo khu vực của dòng họ (hoặc gia đình) đã lựa chọn trước
120
77.4
□. Theo thầy địa lý chỉ 5 3.2
□. Ý kiến khác
9
Kiến trúc để xây dựng mộ, bia mộ, lăng như thế nào?
□. Theo quy định chung 3 1.9
□. Theo tập quán địa phương 5 3.2
□. Theo điều kiện, ý muốn hộ gia đình 147 94.8
□. Ý kiến khác
10
Diện tích mộ có theo quy định không?
□. Có 101 65.2
□.Không 54 34.8
11
Ông (bà) nghĩ gì về việc an táng bằng hình thức hỏa táng?
□. Đồng ý 35 22.6
□. Có thể 15 9.7
□. Không đồng ý 105 67.7
□. Ý kiến khác
12
Ông bà có nhận thấy, ở khu vực mình sinh sống đất nghĩa trang, nghĩa địa có xen lẫn các loại hình sử dụng đất nào không?
□. Có 15 9.7
□.Không 140 90.3
13
12. Ở khu vực ông (bà) sinh sống đã có khu nghĩa địa nào được di dời không?
□. Có 25 16.1
□.Không 130 83.9
Nguồn: Kết quả điều tra