CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ
3.3.4. Đánh giá tình hình sử dụng đất tại một số khu vực nghĩa trang
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thạch Hà còn tồn tại rất nhiều điểm nghĩa trang nghĩa địa, do địa bàn rộng và nhiều đơn vị hành chính nên trong khuôn khổ đề tài, tôi chỉ xin đánh giá chi tiết một vài điểm nghĩa trang có tính đặc trưng tại một số xã.
Xã Thạch Hải (Đại diện vùng ven biển): Hiện tại, trên địa bàn xã còn tồn tại 37 điểm nghĩa trang lớn nhỏ với tổng diện tích 31,75ha trong đó có 05 nghĩa trang đang sử dụng theo địa bàn 5 thôn. Thực trạng tại địa bàn xã Thạch Hải là xã ven biển, hầu hết các khu nghĩa trang được hình thành từ lâu đời, nằm trên các cồn cát, bãi cát do người dân chôn cất tự phát. Những năm gần đây, xã đã đưa vào quản lý nên tình trạng chôn cất tự phát không còn diễn ra. Tuy nhiên, trên địa bàn xã có 5 thôn thì vẫn còn tồn tại 5 khu nghĩa địa theo từng thôn. Thực hiện dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, thời gian qua một số mồ mã nằm trong phạm vi dự án đã được di dời về nghĩa trang tập trung. Theo quy hoạch, thời gian tới toàn xã Thạch Hải chỉ có một nghĩa trang duy nhất (Nghĩa trang Luồng Miếu) với quy mô quy hoạch là 5,50ha để bố trí cho việc an táng của nhân dân toàn xã, đồng thời quy tập các khu mộ rãi rác, các khu
nghĩa trang thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng. Tại đây đã được đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cơ bản, có phân từng khu vực mai táng và cát táng, có hệ thống điện chiếu sáng.
Hình 3.14. Nghĩa trang Luồng Miếu tại xã Thạch Hải
(Nguồn: Tác giả) Xã Thạch Lưu (Đại diện vùng đồng bằng): Hiện tại, trên toàn địa bàn xã Thạch Lưu còn tồn tại 18 điểm có mồ mã với tổng diện tích là 38,44ha, trong đó có 2 khu vực nghĩa trang đang hoạt động với diện tích 38,33ha và có 11 điểm có mồ mã rãi rác. Nhìn chung, Thạch Lưu thuộc xã đồng bằng, công tác di dời mồ mã cải tạo đồng ruộng đã được tiến hành từ trước nên số mồ mã rãi rác không còn nhiều, cả xã chỉ còn khoảng 20 ngôi mộ trên 11 điểm nằm rãi rác. Tuy nhiên, Thạch Lưu là xã đồng bằng nhưng tỷ lệ đất nghĩa địa so với tổng diện tích tự nhiên còn rất lớn (chiếm 5,79% tổng diện tích tự nhiên), trong thời gian tới xã cần có quy hoạch chi tiết khu vực nghĩa trang tại xứ Bái Cát để tập trung thành một khu vực nghĩa trang nhằm sử dụng tiết kiệm quỹ đất, đồng thời phải đóng cữa nghĩa trang Ông Cu (diện tích 1,02ha) vì khu vực nghĩa trang này nằm gần khu dân cư tập trung, gần đường Quốc lộ 15B nên gây ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan của khu vực, trong khi nghĩa trang Bãi Cát có diện tích rộng (36,96ha) nhưng mồ mã thì lại đang thưa thớt, mặt khác tại vị trí này có địa hình cao ráo, nằm cách xa khu dân cư.
Hình 3.15. Nghĩa trang trên vùng Bãi Cát tại xã Thạch Lưu
(Nguồn: Tác giả) Xã Bắc Sơn (Đại diện xã miền núi): Hiện tại, trên địa bàn xã Bắc Sơn còn tồn tại 9 điểm nghĩa trang, nghĩa địa với tổng diện tích 31,93ha, trong đó có 02 điểm nghĩa trang của xã còn hoạt động, 06 điểm đã đóng cữa từ lâu, nay thành các khu vực mồ mã rãi rác và khu Công viên nghĩa trang Phúc Lạc Viên – Đài Hóa thân Hoàn Vũ đã bắt đầu đi vào hoạt động. Nhìn chung, xã Bắc Sơn là xã miền núi nhưng số điểm nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn là rất ít so với những xã khác trong huyện. Nguyên nhân là xã Bắc Sơn mới được thành lập từ năm 1978, nhân dân từ các vùng khác lên làm kinh tế mới, các khu nghĩa trang đã được định hướng quy hoạch từ đầu nên tình trạng chôn cất tự phát không có. Tuy nhiên, hiện nay tại địa bàn xã Bắc Sơn đã có dự án Công viên Nghĩa trang được đầu tư xây dựng đồng bộ, có đài hóa thân, có khu chôn cất một lần, khu cát táng và nhà lưu giữ tro cốt. Vì vậy, trên địa bàn xã không cần thiết phải để lại hai khu vực nghĩa trang mà chỉ nên quy hoạch về một khu vực.
Hình 3.16. Nghĩa trang vùng Bãi Cát tại xã Bắc Sơn
(Nguồn: Tác giả) Công viên nghĩa trang Phúc Lạc Viên – Đài Hóa thân Hoàn Vũ tại xã Bắc Sơn: Được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2015 với quy mô gần 29ha, hiện nay các hạng mục xây dựng đã cơ bản hoàn thành và đã bắt đầu đi vào hoạt động. Tại đây, được đầu tư xây dựng các khu chức năng như khu mai táng, khu cát táng, nhà tang lễ, nhà hỏa táng, nhà lưu tro cốt, nhà tiếp khách...
Hiện nay, do nghĩa trang mới bước đầu đi vào hoạt động, chi phí dịch vụ vẫn còn khá cao so với khả năng của dân cư vùng nông thôn. Mặt khác, do tập quán từ lâu đời, quan điểm của người dân còn chưa tiếp cận kịp nên số người đến sử dụng những dịch vụ tai đây còn hạn chế.
Hình 3.17. Một số hình ảnh tại CV Nghĩa trang Phúc Lạc Viên, xã Bắc Sơn (Nguồn: Tác giả)
3.3.4.1. Đánh giá cơ sở hạ tầng, cảnh quan ở các nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện Thạch Hà
Qua kết quả khảo sát thực địa và phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ dân cho thấy:
vấn đề cơ sở hạ tầng, cảnh quan, môi trường ở các khu nghĩa trang, nghĩa địa còn khá nhiều bất cập.
Ngoài các nghĩa trang lớn được sự quản lý của cấp huyện, cấp xã hoặc Ban quản lý dự án, hệ thống đất nghĩa địa nằm rãi rác trên địa bàn huyện Thạch Hà là khá lớn, tập trung chủ yếu tại các xã như: Thị trấn Thạch Hà có 196 điểm, xã Thạch Sơn có 259 điểm, xã Thạch Long có 120 điểm, xã Thạch Thắng có 120 điểm, xã Thạch Xuân có 157 điểm... Một số xã có nhiều nghĩa địa được hình thành theo cụm, xóm hoặc theo dòng tộc. Điều này làm cản trở lớn cho việc thống kê hiện trạng mồ mả để đưa ra các giải pháp quy hoạch sau này.
Cơ sở vật chất phục vụ cho mai táng hầu như chưa có, hệ thống nhà tang lễ trên địa bàn huyện chỉ mới có Phúc Lạc Viên để phục vụ cho các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình nhưng do tập quán từ lâu đời của người dân khi mai táng là thực hiện tại nhà. Do đó, nhu cầu xây dựng đài hỏa táng, nhà tang lễ hầu như không được quan tâm.
Thực tế cho thấy, hầu hết các nghĩa trang trên địa bàn là nghĩa trang tự phát nên không có bờ rào, không có mương thoát nước, không có hệ thống cây xanh, không có đường đi lại. Diện tích thì khá lớn, song việc chôn cất thiếu đồng bộ, thống nhất tạo thành những bãi đất trống lớn.
Các khu nghĩa địa đơn lẻ trên địa bàn huyện còn quá nhiều (1.571 điểm) trong đó hiện nay còn có 86 nghĩa trang còn hoạt động, song chưa được quy hoạch. Do vậy, cơ sở hạ tầng dường như không có, giao thông bất cập, không có hệ thống thoát nước, cây bụi xen lẫn nhiều, vấn đề chôn cất, đi lại gặp nhiều khó khăn. Các khu nghĩa địa có sự phân bố mồ mả phức tạp, kiến trúc thiếu đồng bộ gây mất mỹ quan chung.
3.3.4.2. Đánh giá môi trường ở các nghĩa trang, nghĩa địa
Để thực hiện dự án Phúc Lạc Viên – Đài Hóa thân Hoàn Vũ đầu tư tại xã Bắc Sơn, Trước khi thực hiện, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu nhà đầu tư đánh giá hiện trạng môi trường trong và xung quanh khu vực, trong đó có nghĩa trang Bãi Cát của xã Thạch Lưu, Thạch Vĩnh, Bắc Sơn, kết quả đánh giá thể hiện tại các bảng 3.11, 3.12, 3.13, 3.14.
Bảng 3.11. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực nghĩa trang vùng bãi cát Thạch Lưu, Thạch Vĩnh, Bắc Sơn
TT Thông số phân tích Đơn vị đo
Kết quả Giá trị giới hạn MM11 MM12
1 pH Thang đo
pH
6,9 7,1 5,5 - 9
2 Oxi hòa tan (DO) mg/l 5,9 5,7 ≥4
3 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 21 28 50
4 Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) mg/l 8,3 11 15
5 Nhu cầu ôxy hóa học (COD) mg/l 18 20 30
6 Amoni (NH4
+- N) mg/l 0,18 0,40 0,9
7 Nitrat (NO3
-- N) mg/l 0,35 0,43 10
8 Nitrit (NO2
- - N) mg/l 0,01 0,03 0,05
9 Sắt tổng số (Fe) mg/l 0,31 0,72 1,5
10 Tổng Coliform MPN/100ml 540 580 7.500
11 Tổng Dầu mỡ mg/l <0,10 <0,10 1
12 Photphat (PO4
3-- P) mg/l 0,10 0,02 0,3
13 Clorua (Cl-) mg/l 7,0 9,0 350
Nguồn: Trung tâm Quan trắc KT Môi trường Hà Tĩnh (2015: Báo cáo DTM dự án Phúc Lạc Viên – Đài hóa thân Hoàn Vũ) Căn cứ vào kết quả phân tích và giá trị giới hạn cho phép của các chất gây ô nhiễm trong nước mặt quy định tại QCVN 08-MT:2015/BTNMT cho thấy số liệu về nguồn nước mặt tại bảng 3.11 chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Bảng 3.12. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm khu vực vực nghĩa trang vùng bãi cát Thạch Lưu, Thạch Vĩnh, Bắc Sơn
TT Thông số
phân tích Đơn vị đo
Kết quả Giá trị giới hạn
NN6 NN7
QCVN 09:2015/
BTNMT
QCVN 01:2009/
BYT
1 pH Thang đo
pH 7,1 6,9 5,5 - 8,5 6,5 - 8,5
2 COD (KMnO4) mg/l <2,0 <2,0 4 -
3 Nitrat (NO3
-- N) mg/l 0,18 0,12 15 50
4 Độ cứng (theo CaCO3) mg/l 25 17 500 300
5 Mangan (Mn) mg/l 0,80 1,60 0,5 0,3
6 Sắt (Fe) mg/l 0,51 0,30 5 0,3
7 Asen (As) mg/l 0,004 0,003 0,05 0,01
8 Chất rắn tổng số (TS) mg/l 283 20 - -
9 Sunfat (SO42-)
mg/l <5,0 <5,0 400 250 10 Nitrit (NO2
-) mg/l 0,01 <0,01 1 3
11 Amoni (NH4+
- N) mg/l 0,28 <0,06 1 3
12 Clorua (Cl-) mg/l 21 5,0 250 300
13 Coliform MPN/100ml <3 <3 3 0
Nguồn: Trung tâm Quan trắc KT Môi trường Hà Tĩnh (2015: Báo cáo DTM dự án Phúc Lạc Viên – Đài hóa thân Hoàn Vũ) Căn cứ vào kết quả phân tích ở bảng 3.12 và so sánh với giá trị giới hạn cho thấy:
Hàm lượng Sắt, Mangan trong nước cao là do cấu tạo địa chất của khu vực. Vì vậy các hộ dân khi sử dụng nguồn nước này để phục vụ cho mục đích ăn uống cần xử lý bằng phương pháp bằng dàn phun mưa và bằng bể lọc cát sỏi để loại bỏ Fe và Mn có trong nước nhằm oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ và giảm độ cứng trong nước.
Bảng 3.13. Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh khu vực nghĩa trang vùng bãi cát Thạch Lưu, Thạch Vĩnh, Bắc Sơn
TT Thông số
phân tích Đơn vị đo
Kết quả
Giá trị giới hạn KK7 KK8
1 Bụi lơ lửng (TSP) g/m3 157 163 300
2 Tiếng ồn dBA 50,4 52,1 70(*)
3 NO2 g/m3 19 21 200
4 SO2 g/m3 38 43 300
5 CO g/m3 730 860 30.000
6 Ô zôn (O3) g/m3 46 51 200
7 Chì (Pb) g/m3 <0,50 <0,50 -
Nguồn: Trung tâm Quan trắc KT Môi trường Hà Tĩnh (2015: Báo cáo DTM dự án Phúc Lạc Viên – Đài hóa thân Hoàn Vũ) Từ các kết quả phân tích ở bảng 3.13 cho thấy, các chỉ tiêu phân tích đang nằm trong giới hạn cho phép và chưa có dấu hiệu ô nhiễm theo như QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT.
Bảng 3.14. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất khu vực nghĩa trang vùng bãi cát Thạch Lưu, Thạch Vĩnh, Bắc Sơn
TT Thông số
phân tích Phương pháp/thiết bị Đơn vị đo
Kết quả
Giá trị giới hạn ĐĐ4 ĐĐ5
1 Asen (As) SMEWW 3125:1999 mg/kg 0,62 0,91 15 2 Cadimi (Cd) SMEWW 3125:1999 mg/kg 0,43 0,26 1.5 3 Chì (Pb) SMEWW 3125:1999 mg/kg 11,5 18,9 70 4 Đồng (Cu) SMEWW 3125:1999 mg/kg 22,6 25,1 100 5 Kẽm (Zn) SMEWW 3125:1999 mg/kg 48,5 45,6 200
Nguồn: Trung tâm Quan trắc KT Môi trường Hà Tĩnh (2015: Báo cáo DTM dự án Phúc Lạc Viên – Đài hóa thân Hoàn Vũ)
Qua kết quả phân tích ở bảng 3.14 cho thấy, chất lượng đất trong khu vực này chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng, các chỉ tiêu phân tích đang nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT.