CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nghiên cứu trước đó.
- Tham khảo, tìm hiểu các số liệu từ các nghiên cứu khoa học, sách, báo và các trang mạng internet....
- Các tài liệu thảm khảo trong và ngoài nước.
2.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia b) Phương pháp điều tra thực địa:
+ Lập các tuyến điều tra
Trên khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành vạch các tuyến điều tra, độ dài tuyến điều tra phụ thuộc vào độ khó khăn của địa hình và diện tích lâm phần, tuyến càng dài thì độ chính xác càng cao tuy nhiên độ dài tuyến tối thiểu > 1km được xác định bằng máy định vị GPS nằm trên phạm vi khu vực nghiên cứu. Các tuyến điều tra khi được vạch ra sẽ phân bố theo các độ cao địa hình. Trong quá trình điều tra theo tuyến thì có mẫu bảng điều tra với đầy đủ các dữ kiện. Xác định tọa độ các điểm đầu tuyến và các điểm cuối tuyến.
Trên các tuyến điều tra sẽ thu thập mẫu, thông tin và tiến hành đo đếm các cá thể cây Rau sắng:
- Tiến hành dùng sơn và bút xóa đánh dấu lại các cây Rau sắng gặp trên tuyến điều tra và đánh số thứ tự vào các cây đã bắt gặp được. Dùng GPS bấm lại tọa độ các cây đã được đánh dấu để lập bản đồ phân bố cây mẹ và lưu lại vị trí thuận tiện cho nghiên cứu, quan sát lần tiếp theo.
- Dùng các thước chuyên dụng để đo một số chỉ tiêu các chỉ tiêu về chiều cao, số nhánh, đường kính thân cây, chiều dài của chồi của cây:
+ Đo D0 bằng thước kẹp có chia độ mm + Đo Hvn bằng thước sào mét có chia độ cm
Sau khi đo đếm và kiểm tra số liệu thì ghi vào phiếu điều tra số liệu theo biểu, ghi chú về tình trạng sinh trưởng của cá thể đó.
Bảng 2.1. Phiếu điều tra cây rau Sắng trưởng thành
Tuyến số:...
STT Tọa độ
Đường kính D0
(cm)
Đường kính
D1.3
(cm)
Đường kính tán Dt
(m)
Chiều cao Hdc
(m)
Chiều cao Hvn
(m)
Trạng thái
Ghi chú
…
Bảng 2.2. Phiếu điều tra cây rau Sắng tái sinh
Tuyến số:...
STT Tọa độ
Khoảng cách so với cây mẹ
(m)
Chiều cao (cm) Phẩm chất
Ghi chú
…
c)Phương pháp mô tả hình thái
- Tiến hành thu thập các mẫu hoa quả, lá, để tiến hành đo đếm lấy thêm thông tin số liệu phục vụ cho việc phân tích và so sánh giữa các vùng khác nhau.
- Các mẫu thu thập được đính mẫu đánh số thứ tự, kí hiệu rõ ràng và cụ thể tránh hiện tượng nhầm lẫn. Mẫu được đừng trong túi ni lông được buộc kín.
- Mẫu thu thập về tiến hành xứ lý đo đếm ngay để đảm bảo cho mẫu không bị khô héo, không bị thất lạc và đảm bảo được độ chính xác khi đo đếm cao hơn.
- Tiến hành mô tả đặc điểm hình thái thực vật của Rau sắng tập trung vào biến động màu sắc và hình thái của cụm hoa, hoa, quả, chồi theo từng giai đoạn nhằm xác định được các pha vật hậu cụ thể.
- Chụp lại ảnh để lưu lại làm thông tin so sánh và dẫn chứng.
d)Phương pháp phân tích mẫu đất
Mẫu đất được lấy ở nơi có loài Rau sắng phân bố, tiến hành lấy mẫu đất tổng hợp đại diện. Mẫu đất được lấy ở tầng A, độ sau từ 0 – 20cm. Một mẫu được lấy ở nới có loài Rau sắng phân bố, 1 mẫu đất đối chứng được lấy ở các vùng không có phân bố loài Rau sắng này cách mẫu ban đầu 100m. So sánh về các chỉ tiêu: lượng mùn, độ pH, thành phần cơ giới, hàm lượng phân lân.
Phân tích mùn theo phương pháp Tiurin.
Phương pháp:
+ Cân 0,1g đất đã được xử lý (phơi khô và sàn qua rây 1mm) vào bình tam giác 100ml.
+ Thêm 5ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N vào bình tam giác đó.
+ Dùng bông không thấm nước đậy nút miệng bình lại, đun sôi dung dịch trong 5 phút ở nhiệt độ 170-1800C.
+ Để nguội, dùng nước cất tráng miệng bình. Thêm 1ml H3PO4 cộng 8 giọt chỉ thị màu Fenylatranyl.
+ Dùng dung dịch muối Mo để chuẩn độ lượng K2Cr2O7 đến lúc dung dịch chuyển sang màu xanh.
Độ mùn của đất được tính theo công thức:
Mùn % =(𝑉1 − 𝑉2)𝑁 × 0.003 × 1.724 × 100
𝐶 × 𝐾
Trong đó:
V1: Lượng muối Mo(ml) dùng để chuẩn độ mẫu đối chứng V2 : Lượng muối Mo(ml) dùng để chuẩn độ mẫu đất N: Nồng độ của muối Mo
C: Trọng lượng của đất(g) dùng để phân tích K: Hệ số quy về đất khô tuyệt đối.
Xác định pH theo phương pháp so màu.
+ Cân 5g đất đã qua rây 1mm vào bình tam giác 250ml, thêm vào 25ml dung dịch KCl 1N.
+ Lắc 10 phút rồi lọc lấy dung dịch trong.
+ Hút 5ml dung dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 0,3ml chỉ thị màu Alicampxki (7-13 giọt).
+ Lắc đều và sau đó đem so sánh với các ống pH.
e) Các tuyến điều tra kết hợp quan sát + Tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tuyến 1: Lập 1 tuyến điều tra, quan sát tại tiểu khu 57 xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền thuộc Ban quản lý Khu BTTN Phong Điền quản lý. Chiều dài tuyến điều tra: 2,1 km;
- Tuyến 2: Lập 1 tuyến điều tra, quan sát tại tiểu khu 270 xã Hồng Kim, huyện A Lưới thuộc Khu vực rừng cộng đồng thôn 4 quản lý. Chiều dài tuyến điều tra: 3,2 km;
- Tuyến 3: Lập 1 tuyến điều tra, quan sát tại tiểu khu 197 xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc thuộc khu vực rừng cộng đồng thôn Cảnh Dương quản lý. Chiều dài tuyến điều tra:
2,5 km
- Tuyến 4: Lập 2 tuyến điều tra, quan sát: 1 tuyến tại tiểu khu 247 và 1 tuyến tại tiểu khu 251 thuộc TT Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc Ban quản
lý Rừng phòng hộ Bắc Hải Vân quản lý. Chiều dài tuyến thứ nhất: 5,0 km, tuyến thứ 2:
3,2 km.
Ngoài các tuyến trực tiếp điều tra nêu trên, chúng tôi còn liên kết và tiếp nhận thông tin chuyển giao từ cán bộ hiện trường của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Tài nguyên (COREMARM) thực hiện Dự án FT Việt. Trường hợp này là các địa điểm bắt gặp loài Rau sắng tại Phong Xuân (Phong Điền) và Thượng Quảng (Nam Đông). Ngoài việc xác định đúng loài Rau sắng thì kế hoạch phúc tra đã không thực hiện được do dịch Covid 19 và thời gian thực tập đã kết thúc.
+ Tại tỉnh Quảng Nam
Trên cơ sở các nguồn thông tin đáng tin cậy về nơi có loài phân bố, đề tài đã lập kế hoạch phúc tra tại hiện trường để thu thập số liệu sơ cấp tại huyện Đông Giang (xã Tà Lu và lân cận) và thành phố Hội An (Cù Lao Chàm) trong tháng 3/2020. Tuy nhiên kế hoạch này chưa thực hiện được do chấp hành chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid 19.
Để khắc phục trở ngại do khách quan và thực hiện một phần mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đã sử dụng nguồn dữ liệu thu thập được trong tháng 5 năm 2019 do giáo viên hướng dẫn thực hiện và chưa công bố trong các báo cáo khoa học. Các thông tin này mới thể hiện được các chỉ tiêu sau: vị trí có loài phân bố (tiểu khu, xã, đơn vị quản lý rừng), số lượng cá thể bắt gặp trên tuyến điều tra, tọa độ địa lý một số cá thể điển hình ở từng khu vực, điều kiện lập địa nơi có loài phân bố.
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng công cụ excel để tổng hợp số liệu điều tra, tính các chỉ số trung bình, lập các bảng.