CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI CỦA CÂY RAU SẮNG TẠI CÁC
Quá trình nghiên cứu so sánh hình thái của loài cây Rau sắng tại các khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài tiến hành điều tra các chỉ tiêu về hình thái của các cá thể trong tự nhiên tại tiểu khu 57 xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền thuộc Ban quản lý Khu BTTN Phong Điền quản lý, tại tiểu khu 270 xã Hồng Kim, huyện A Lưới thuộc Khu vực rừng cộng đồng thôn 4 quản lý, tại tiểu khu 197 xã Lộc Vĩnh thuộc Rừng cộng đồng thôn Cảnh Dương quản lý và tại tiểu khu 247, 251 thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ Bắc Hải Vân quản lý. Kết quả nghiên cứu như sau:
3.2.1. Đặc điểm hình thái thân cây Rau sắng
Cây bụi hay gỗ nhỏ, cao 3 – 13 m, võ nhẵn, cành non 1 năm có màu xanh, cành khi già có màu trắng hơi vàng, có nhiều bì khổng xếp dọc thân với các vết trắng lốm đốm lỗ vỏ. Vết lá rụng hình tim.
Hình thái thân cây của loài Rau sắng ở các địa điểm khác nhau là các yếu tố thể hiện sự khác biệt lớn nhất cho sự sai khác của loài khi phân bố ở các vùng lập địa khác nhau. Kết quả tổng hợp số liệu điều tra và xử lý số liệu bình quân các chỉ tiêu về hình thái thân cây được thể hiện qua bảng 3.2
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu bình quân hình thái thân cây Rau sắng
STT Địa điểm nghiên cứu
Đường kính gốc
TB D0
(cm)
Đường kính ngang ngực
D1.3 (cm)
Chiều cao dưới cành Hdc
(m)
Chiều cao vụt ngọn
Hvn (m)
Đường kính tán
Dt (m) A Thừa Thiên Huế
1 Xã Phong Mỹ,
huyện Phong Điền 10,30 8,28 - 4,00 -
2 Xã Hồng Kim,
huyện A Lưới 8,00 - 3,00 -
3 Xã Lộc Vĩnh,
huyện Phú Lộc 1,43 - - 3,20 1,00
4
Tại tiểu khu 247 Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc
5,22 3,38 3,15 3,68 1,78
5
Tại tiểu khu 251 thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc
6,37 4,14 1,70 2,20 1,25
B Quảng Nam
a, b, c, và d - TT Lăng Cô e. Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền
Hình 3.3: Hình thái thân cây Rau sắng
Đường kính gốc và đường kính ngang ngực đồng đều của cây gỗ trong cùng 1 loài là yếu tố gián tiếp thể hiện tính đồng đều tương đối của độ tuổi của loài cây đó. Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy: Đường kính gốc ở các khu vực nghiên cứu có sự khác biệt rõ rệt chứng tỏ độ tuổi của các cá thể ở các khu vực nghiên cứu có sự chênh lệch khá cao.
Ở xã Phong Mỹ, huyện Phong ĐiềnD0 là 10,30 cm; D1.3 là 8,28 cm, xã Hồng Kim, huyện A Lưới có D1.3 là 8,00 cm, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc có D0 là 1,43 cm và Tiểu khu 247 TT Lăng Cô có D0 là 5,22 cm; D1.3 là 3,38 cm, TT Lăng Cô có D0 là 6,37 cm; D1.3
là 4,14 cm. Một điều đáng chú ý là chiều cao Hvn giữa các khu vực nghiên cứu gần như tương đương nhau, chỉ chênh lệch con số rất nhỏ: xã Phong Mỹ, huyện Phong ĐiềnHvn
là 4,00 m, xã Hồng Kim, huyện A Lưới có Hvn là 3,00 m, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc có Hvn là 3,20 m và TT Lăng Cô có Hvn là 3,68 m, TT Lăng Cô có Hvn là 2,20 m.Theo ghi nhận của một số nghiên cứu về cây Rau sắng trước đây tại khu vực Việt Nam chiều cao có thể đạt đến 13 m thì hình thái về thân cây tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa có khu vực nào có chiều cao đạt đến 13 m, qua đó phản ánh được sự ảnh hưởng khách quan của điều kiện tự nhiên tại khu vực Huế như điều kiện lập địa kém thuận lợi (độ dày tầng đất mỏng, nghèo mùn, độ pH thấp, độ tàn che cao) làm hạn chế sự sinh trưởng của loài, trong đó có phát triển về chiều cao.
3.2.2. Đặc điểm hình thái lá cây Rau sắng
Lá đơn, mép lá nguyên, mọc cách hai, xếp thành 2 hàng trên cành, 2 măỵ đều nhẵn, lá hình trứng dài, đỉnh lá hơi nhọn, có 6 gân bên, gân chính nổi rõ, khi non màu xanh sẫm, khi già có màu nhạt hơn. Phiến lá dày và dòn, khi khô mặt trên như có cát mịn, lá non có vị ngọt đậm. Cuống lá to men thân dài 3 - 5mm.
Lá cũng là chỉ tiêu so sánh hình thái để thấy được sự khác biệt của các xuất xứ khác nhau của loài. Đối với lá Rau sắng đề tài tiến hành đo chiều dài, chiều rộng, đếm tổng số lá trên 1 cành. Kết quả tổng hợp số liệu đo đếm các chỉ tiêu hình thái lá của xuất xứ Rau sắng tại khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu bình quân hình thái lá cây Rau sắng
(ĐVT: cm)
STT Địa điểm nghiên cứu
Số lá trung bình / cành
Kích thước lá TB (cm) Chiều dài Chiều rộng
A Thừa Thiên Huế
1 Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền 5,60 13,50 6,50
2 Xã Hồng Kim, huyện A Lưới 4,5 12,30 4,60
3 Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc 5,70 12,50 5,50
4 Tiểu khu 247 thị trấn Lăng Cô,
huyện Phú Lộc 5,24 15,30 5,63
5 Tiểu khu 247 thị trấn Lăng Cô,
huyện Phú Lộc 5,30 16,40 5,70
B Quảng Nam
a. và b. - TT Lăng Cô c. Xã Phong Mỹ d. Xã Hồng Kim Hình 3.4. Hình thái lá cây Rau sắng
Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy các chỉ tiêu về hình thái lá của cây Rau sắng sống ở các khu vực nghiên cứu có sự chênh lệch nhau là không đáng kể.
Chiều dài lá cây Rau sắng trưởng thành tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền trung bình đạt 13,50 cm, chiều rộng trung bình 6,50 cm. Số lá bình quân trên 1 nhánh 5,60 lá (~6 lá).
Chiều dài lá cây Rau sắng trưởng thành tại xã Hồng Kim, huyện A Lưới trung bình đạt 12,30 cm, chiều rộng trung bình 4,60 cm. Số lá bình quân trên 1 nhánh 4,5 lá (~5 lá).
Chiều dài lá cây Rau sắng trưởng thành tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc trung bình đạt 12,50 cm, chiều rộng trung bình 5,50 cm. Số lá bình quân trên 1 nhánh 5,70 lá (~6 lá).
Chiều dài lá cây Rau sắng trưởng thành tại tiểu khu 247 TT Lăng Cô, huyện Phú Lộc trung bình đạt 15,30 cm, chiều rộng trung bình 5,63 cm. Số lá bình quân trên 1 nhánh 5,42 lá (~6 lá)
Chiều dài lá cây Rau sắng trưởng thành tại tiểu khu 251 TT Lăng Cô, huyện Phú Lộc trung bình đạt 16,40 cm, chiều rộng trung bình 5,70 cm. Số lá bình quân trên 1 nhánh 5,30 lá (~6 lá).
Đối với các nghiên cứu trước đây về cây Rau sắng, theo tác giả Võ Văn Chi, (2004), chiều dài lá 7 - 12 cm, rộng 3 - 6cm. So với kết quả nghiên cứu hình thái lá tại khu vực Thừa Thiên Huế có sự tương đồng nhất định.
3.2.3. Đặc điểm hình thái hoa cây Rau sắng
Cụm hoa hình chùm bông phân nhánh mọc trên thân hoặc trên nách lá già, khi cụm hoa còn non có các hình vảy tam giác phủ kín đài rất nhỏ, cánh hoa 4 - 5, nhị đực 4 - 5 ngắn hơn cánh hoa, có đĩa mật, hoa lưỡng tính có bầu một ô chứa một noãn.
Hình 3.5. Hình thái hoa cây Rau sắng (hình lớn: cụm hoa đực; hình nhỏ: cụm hoa cái)
3.2.4. Đặc điểm hình thái quả cây Rau sắng
Quả hình trứng, dài 2 - 3 cm, khi chín vỏ quả màu vàng cam, vỏ quả có vị ngọt, hơi ngứa, chứa 1 hạch. Hạch có lớp vỏ mỏng, nội nhũ nhiều dầu béo màu trắng đục.
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu bình quân hình thái quả (hạch) cây Rau sắng
(ĐVT: cm)
STT Địa điểm nghiên cứu Kích thước hạch không vỏ (cm) Chiều dài TB Chiều rộng TB
1 Cù Lao Chàm 2,91 1,87
2
.
Hình 3.6. Hình thái quả (hạch) cây Rau sắng