CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ CÂY RAU SẮNG
3.3.1. Tình hình phân bố tự nhiên của Rau sắng tại khu vực nghiên cứu
a. Hiện trạng phân bố
Kết quả điều tra và kế thừa dữ liệu đã thống kê được 8 xã thuộc 6 huyện (thành phố) trong khu vực nghiên cứu có loài Rau sắng phân bố tự nhiên. Tỉnh có nhiều địa điểm phân bố nhất là Thừa Thiên Huế, với 6 xã và 7 tiểu khu trong khi Quảng Nam mới thống kê được 2 xã và 3 tiểu khu. Đơn vị cấp huyện có nhiều xã, thị trấn có Rau sắng là huyện Phú Lộc (2 xã, thị trấn), các huyện còn lại chỉ có 1 xã có Rau sắng. Đơn vị cấp xã có nhiều tiểu khu có Rau sắng là thị trấn Lăng Cô (2 TK) và Tân Hiệp (2 TK).
Về loại hình rừng và chủ thể quản lý: 6/10 tiểu khu có Rau sắng thuộc loại hình phòng hộ do 2 Ban QLRRPH và 3 cộng đồng thôn quản lý; 4 tiểu khu còn lại là rừng đặc dụng do 3 Ban QL KBT quản lý.
Có thể thấy, Rau sắng có phân bố khá rộng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đầu tỉnh (xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền) đến cuối tỉnh (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) và hầu khắp các huyện có rừng tự nhiên, trừ thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thủy chưa phát hiện được.
Tại tỉnh Quảng Nam, Rau sắng mới bắt gặp có phân bố tự nhiên ở các huyện phía Bắc và phía Đông của tỉnh (Đông Giang và Hội An). Các địa phương khác qua khảo cứu danh lục thực vật các KBT và BQLR phòng hộ của Sở Tài Nguyên – Môi trường và Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn cũng chưa ghi nhận có Rau sắng.
Có thể thấy, Rau sắng có xu hướng quần tụ hai bên và lệch về phía Đông trục địa hình và đới địa chất Bạch Mã – Hải Vân. Điều này càng rõ nét hơn khi mật độ quần thể Rau sắng cũng tập trung chủ yếu tại Lăng Cô và Cù Lao Chàm.
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả thống kê hiện trạng phân bố Rau sắng theo yếu tố địa lý và hiện trạng quản lý rừng
Stt Xã Huyện Tiểu khu
Hiện trạng quản lý rừng Loại rừng Chủ thể quản lý
1 Tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1 Phong Mỹ Phong Điền TK 57 Đặc dụng BQL KBTTN Phong Điền 1.2 Phong Xuân Phong Điền TK 60 Phòng hộ RCĐ thôn Bình An,
xã Phong Xuân 1.3 Hồng Kim A Lưới TK 270 Phòng hộ RCĐ thôn 4, xã Hồng Kim 1.4 Thượng
Quảng Nam Đông TK 393 Phòng hộ BQL RPH Nam Đông 1.5 Lộc Vĩnh Phú Lộc TK 196 Phòng hộ RCĐ thôn Cảnh Dương,
xã Lộc Vĩnh 1.6 Lăng Cô Phú Lộc TK247, 251 Phòng hộ BQL RPH Bắc Hải Vân
2 Tỉnh Quảng Nam
2.1 Tà Lu Đông Giang TK37 Đặc dụng BQL KBT Sao La tỉnh Quảng Nam 2.2 Tân Hiệp Hội An TK213, 214 Đặc dụng BQL KBT biển Cù Lao
Chàm tỉnh Quảng Nam Tổng
số 8 xã 6 huyện, thị 10 tiểu khu 2 loại rừng 8 chủ rừng
Việc các điểm có Rau sắng phân bố ở cả hai tỉnh đều thuộc về hai loại hình rừng phòng hộ và đặc dụng và được quản lý bởi các Ban QLR và cộng đồng dân cư thôn là một trong những yếu tố thuận lợi cho hoạt động bảo tồn loài cây thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm.
b. Hiện trạng quần thể loài theo yếu tố địa lý
Kết quả thống kê hiện trạng quần thể theo yếu tố địa lý được tổng hợp tóm tắt tại bảng 3.6.
Theo đó, mật độ quần thể loài tập trung nhất tại Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An (Quảng Nam), tiếp đến là khu vực Suối Mơ, thị trấn Lăng Cô và xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), các địa phương còn lại chỉ bắt gặp một cá thể và không có cây tái sinh.
Trừ Cù Lao Chàm nơi có quần thể cây trưởng thành nhiều và tập trung nên hiện trạng tái sinh là khả quan, còn ở các địa điểm khác khả năng tái sinh tỏ ra là hạn chế (cây tái sinh rất ít) và khó khăn (không có cây tái sinh). Điều này do mật độ quần thể ở đó thấp hay quá thấp (7 địa điểm chỉ có 1 cá thể) trong khi Rau sắng được xác định là cây đơn tính, có cây đực và cây cái riêng.
Hầu hết sinh trưởng và chất lượng các quần thể đã bắt gặp đều ở mức trung bình, thậm chí còn ở mức kém. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do điều kiện lập địa kém thuận lợi chẳng hạn như đất đai bị thoái hóa (tầng đất mỏng, nhiều đá lẫn, hàm lượng mùn và NPK thấp, độ chua cao, ..), khí hậu khắc nghiệt, độ che phủ thực bì và độ tàn che tầng cây gỗ quá cao hay quá thấp, v.v… Điều này cần được khảo sát thêm và nên lưu ý trong công tác bảo tồn và phát triển loài.
Một điều trùng hợp ngẫu nhiên là các khu vực có Rau sắng phân bố tập trung đều nằm trong hay lân cận các khu nghỉ dưỡng và DLST nổi tiếng của các địa phương (Cù Lao Chàm, Suối Mơ – Lăng Cô, Laguna). Đây là điểm thuận lợi cho hoạt động phát triển sinh kế nhưng cũng là thách thức trong hoạt động bảo tồn loài.
Bảng 3.6. Thống kê hiện trạng quần thể Rau sắng theo yếu tố địa lý
stt xã Tiểu khu
Tiểu vùng sinh thái
Cây trưởng thành Cây tái sinh Chiều dài tuyến
khảo sát (km) Số
lượng Sinh trưởng Chất lượng
Số lượng
Chất lượng
1 Phong
Mỹ 57 Núi thấp 1
Cây 1 gốc 3 thân trong đó 2 thân
bị cụt ngọn.
Trung
bình 0 2,1
2 Phong
Xuân 60 Đồi, núi thấp 1
Cây sinh trưởng chậm, kích thước
nhỏ
Trung
bình 0 1,1
3 Hồng
Kim 270 Núi thấp 1 Cây sinh trưởng trung bình
Trung
bình 0 3,2
4 Thượng
Quảng 393 Núi thấp 1 Cây sinh trưởng trung bình
Trung
bình 0 >3,0
5
Lộc Vĩnh (Laguna)
196 Đồi thấp ven biển 1
Cây bị cụt ngọn đang đâm chồi
mới
Kém 3 Trung
bình 2,5
6.1
Lăng Cô (Suối
Mơ)
247 Núi thấp 17
Hầu hết cây sinh trưởng chậm, kích thước nhỏ
Kém 26 Trung
bình 5,0
6.2
Lăng Cô (đèo Hải
Vân)
251 Núi thấp ven biển 1
Cây bị cụt ngọn đang đâm chồi
mới
Trung
bình 0 3,2
7 Tà Lu 37 Núi thấp 1
Cây sinh trưởng chậm, kích thước
nhỏ
Kém 0 3,5
8
Tân Hiệp (Cù Lao
Chàm)
213 và 214
Núi thấp hải đảo 46
Cây sinh trưởng chậm đến trung bình, nhiều kích thước khác nhau
Trung bình
Rất nhiều (>500 cây)
Trung bình – Tốt
26,7km (DT thực đ/tra 80
ha)
Cụ thể:
A. TẠI THỪA THIÊN HUẾ
(1). Các địa điểm tác giả trực tiếp tham gia điều tra, phúc tra
Trên 5 tuyến điều tra trực tiếp điều tra, khảo sát thu được các kết quả chính như sau:
- Tuyến 1: Với tổng chiều dài các tuyến là 2,1 km xuyên rừng tại tuyến đường 71 tiểu khu 57 xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền thuộc Ban quản lý Khu BTTN Phong Điền quản lý chỉ phát hiện được 1 cá thể Rau sắng 1 gốc 3 thân trong đó 2 thân bị cụt ngọn.
Hình 3.7. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 57 xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cấu trúc rừng gồm có:
+ Tầng cây bụi và thảm tươi: Mua, Tre nứa, Mây, Dây Hương ,chuối rừng , ....
- Tuyến 2: Với tổng chiều dài các tuyến là 3,2 km đường rừng ngay điểm du lịch sinh thái thác A Nôr tại tiểu khu 270 xã Hồng Kim, huyện A Lưới thuộc khu vực rừng cộng đồng thôn 4 quản lý chỉ phát hiện được 1 cá thể Rau sắng.
Hình 3.8. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 270 xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trạng thái rừng phục hồi sau khai thác, rừng phục hồi sau chiến tranh (IIB). Trạng thái rừng ở các khu vực khảo sát có cấu trúc tầng tán rừng khá ổn định, phần lớn là cây gỗ lớn hoặc cây gỗ lớn còn sót lại sau khai thác, cây tái sinh tiềm năng và thảm tươi nhiều. Sinh cảnh sống của cây Rau sắng chủ yếu ven khe suối, có độ cao tuyến khảo sát từ 750-950 m so với mặt nước biển, rừng có độ tàn che 0,8 Tính chất đất rừng, cấu trúc rừng gồm có:
+ Tầng cây thân gỗ: Tổ thành loài cây thân gỗ chủ yếu là các loài Dẻ, Dâu gia xoan, Trường, Mít nài, Chân chim, ....
+ Tầng cây bụi và thảm tươi: Bướm bạc, Chuối rừng, tre nứa, ...
- Tuyến 3: tại tiểu khu 197 xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc thuộc Khu vực rừng cộng đồng thôn Cảnh Dương quản lý phát hiện được 1 cá thể Rau sắng trưởng thành và 3 cá thể tái sinh trên tuyến điều tra dài 2,5 km.
Hình 3.9. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 197 xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trạng thái rừng ở các khu vực khảo sát có cấu trúc tầng tán rừng khá ổn định, phần lớn là cây gỗ lớn hoặc cây gỗ lớn còn sót lại sau khai thác, cây tái sinh tiềm năng và thảm tươi nhiều. Sinh cảnh sống của cây Rau sắng chủ yếu ven khe suối, có độ cao tuyến khảo sát từ 130- 197 m so với mặt nước biển, rừng có độ tàn che 0,4 – 0,6. Tính chất đất rừng, cấu trúc rừng gồm có:
+ Tầng cây thân gỗ: Tổ thành loài cây thân gỗ chủ yếu là các loài Nhọc , Khế, ...
+ Tầng cây bụi và thảm tươi: Tuế, Dây gắm, Mồng Sa, Chẩn, Dây hương, ...
- Tuyến 4 và 5: tại tiểu khu 247 và 251 thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ Bắc Hải Vân quản lý.
Tại tiểu khu 247, trong lưu vực Suối Mơ đã phát hiện được 15 cá thể Rau sắng trưởng thành và 26 cá thể tái sinh.
Trong khi đó, tại tiểu khu 251 (khu vực từ đường QL 1A qua đèo Hải Vân đi khu DLST Bãi Chuối) chỉ bắt gặp 1 cá thể. Cũng cần thông tin thêm rằng, khu vực này còn có 2 điểm phân bố của Rau sắng là tuyến Hầm Thông Gió và tuyến Rừng Chò giống, mỗi nơi trước đây (tháng 3/2018) đã ghi nhận có 2 cá thể trưởng thành nhưng trong đợt phúc tra vừa qua chúng tôi chưa bắt gặp lại, do vậy tạm thời chưa đưa vào số liệu thống kê trong đề tài. Về điều kiện sinh thái 2 địa điểm này giống với nơi bắt gặp tại tiểu khu 251.
Hình 3.10. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 247 TT Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hình 3.11. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 251 TT Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trạng thái rừng ở các khu vực khảo sát có cấu trúc tầng tán rừng khá ổn định, phần lớn là cây gỗ lớn hoặc cây gỗ lớn còn sót lại sau khai thác, cây tái sinh tiềm năng và thảm tươi nhiều. Sinh cảnh sống của cây Rau sắng chủ yếu ven khe suối, có độ cao tuyến khảo sát từ 145 - 450 m so với mặt nước biển, rừng có độ tàn che 0,5 – 0,7. Đất mang tính chất đất rừng nhưng tầng khá mỏng, nhiều đá lẫn và đá lộ đầu; Cấu trúc rừng gồm có: Tầng cây thân gỗ: Tổ thành loài cây thân gỗ chủ yếu là các loài Trâm, Mít nài, Trường, Sung, Trám, Côm; Tầng cây bụi và thảm tươi: Bìm bìm hoa trắng, Giang, Mây, , ...
(2). Các địa điểm tác giả không trực tiếp tham gia điều tra
- Tuyến điều tra 2.1: (Nguồn cung cấp thông tin: Trần Minh Đức, Đinh Diễn) Được tiến hành tại tiểu khu 60 xã Phong Xuân huyện Phong Điền (Chỗ Dự án trồng Ba kích tím, cạnh chòi canh mới xây, gần suối) thuộc khu vực Rừng cộng đồng thôn Bình An quản lý. Đây là vùng được sự ghi nhận có sự phân bố của cây Rau sắng, nơi có độ cao tuyến khảo sát từ 100 - 132m so với mặt nước biển.
Tuyến điều tra 2.2: (Nguồn cung cấp thông tin: Trần Minh Đức, Đinh Diễn) Được tiến hành tại tiểu khu 393 xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ nam Đông quản lý. Đây là vùng được sự ghi nhận có sự phân bố của cây Rau sắng; có độ cao tuyến khảo sát từ 270 - 350m so với mặt nước biển.
Hình 3.12. Bản đồ hiện trạng phân bố của cây Rau sắng tại các khu vực nghiên cứu của tỉnh Thừa Thiên Huế
B. TẠI TỈNH QUẢNG NAM
Tại tỉnh Quảng Nam, qua khảo cứu tài liệu và tham vấn chuyên gia bước đầu chỉ mới ghi nhận được 2 địa điểm có loài Rau sắng, đó là tại KBT biển Cù Lao Chàm và KBT Sao La tỉnh Quảng Nam.
(1). Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An
Qua báo cáo kết quả điều tra đa dạng sinh học tài nguyên thực vật trên cạn khu Dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam của (Trần Minh Đức, 2019) cho thấy:
Địa điểm điều tra thuộc Hòn Lao (tiểu khu 213 và 214), Hòn Dài, Hòn Tai, Hòn Lá và Hòn Mê.
Hoạt độngđiều tra được thực hiện trên 14 tuyến với tổng chiều dài 26,74 km;
Tuyến điều tra ngoài những đoạn phải đi theo đường mòn hay tránh chướng ngại của địa hình (như ghềnh đá, dây leo chắn lối đi) thì hầu hết được bố trí đi vuông góc với đường đồng mức để đi qua nhiều dạng địa hình và trạng thái thực vật khác nhau. Độ cao thấp nhất so với mực nước biển: 0 m, cao nhất: 480 m. Tổng diện tích điều tra phát hiện loài trên hiện trường tương đương 80,23 ha (26.743 m x 30 m).
Trạng thái rừng: Thuộc Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp. Rừng có cấu trúc tầng thứ đơn giản. Tuy độ che phủ lớn nhưng mật độ cây gỗ không cao, thực vật ngoại tầng (dây leo thân gỗ các họ Fabaceae, Annonaceae, Convolvulaceae và song mây (Arecaceae), … ) phát triển mạnh.
Kết quả đã ghi nhận được trên 60 cá thể trưởng thành trên các tuyến điều tra, trong đó 47 cá thể đã được xác định điểm phân bố bằng GPS làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
Bảng 3.7. Dữ liệu GPS phân bố cá thể loài Rau sắng trên tuyến điều tra tại Cù Lao Chàm, thành phố Hội An.
STT cá thể
Tọa độ phân bố
Độ cao phân bố X (WGS84) Y (WGS84) (m)
1. 235946 1762488 96
2. 235959 1762540 108
3. 235947 1762689 134
4. 235939 1762706 136
5. 236015 1762682 152
6. 236045 1762694 162
7. 236045 1762694 163
8. 236062 1762670 170
9. 236076 1762644 168
10. 236047 1762631 160
STT cá thể
Tọa độ phân bố
Độ cao phân bố X (WGS84) Y (WGS84) (m)
11. 236029 1762603 143
12. 235998 1762554 120
13. 235858 1763162 11
14. 235902 1763200 136
15. 235922 1763245 181
16. 235902 1763270 18
17. 235998 1763295 19
18. 236038 1763280 190
19. 236072 1763207 196
20. 236088 1763140 191
21. 236131 1763080 193
22. 236156 1763048 19
23. 236098 1762985 177
24. 235964 1763005 131
25. 235805 1762987 87
26. 235661 1764875 210
27. 235591 1764852 235
28. 235284 1764722 334
29. 235070 1764711 340
30. 235055 1764540 28
31. 235140 1764454 287
32. 235597 1764590 244
33. 234018 1764307 129
34. 234008 1764348 14
35. 234021 1764409 167
36. 234042 1764469 180
37. 234123 1764658 283
38. 234323 1765139 387
39. 234210 1765062 359
40. 234122 1765003 323
41. 234077 1764948 303
42. 233969 1764913 268
43. 233866 1764861 228
44. 233783 1764733 18
45. 233749 1764596 168
46. 231657 1766829 154
47. 231659 1766806 163
(Nguồn: Trần Minh Đức, Đinh Diễn, 2019)
Hình 3.13. Bản đồ hiện trạng phân bố của cây Rau sắng tại các khu vực nghiên cứu của Cù Lao Chàm
Tuyến điều tra: (Nguồn: T.S Trần Minh Đức) (1). Khu Bảo tồn Sao La, tỉnh Quảng Nam
Tuyến điều tra được tiến hành tại tiểu khu 37 xã Ta Lu, huyện Đông Giang thuộc lâm phận do Ban quản lý Khu bảo tồn Sao La quản lý. Đây là vùng được sự ghi nhận có sự phân bố của cây Rau sắng; có độ cao tuyến khảo sát từ 604m so với mặt nước biển.
Tại đây trên tuyến điều tra có chiều dài 5 km chỉ phát hiện được 1 cá thể Rau sắng trưởng thành ở gần cuối tuyến ở vị trí giáp với ranh giới huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế.
Hình 3.14. Bản đồ hiện trạng phân bố của cây Rau sắng tại các khu vực nghiên cứu của xã Ta Lu, huyện Đông Giang
Hình 3.15. Bản đồ hiện trạng phân bố chung của cây Rau sắng tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam