2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cấu trúc và quy luật tương quan giữa các chỉ tiêu điều tra của tầng cây gỗ của Rú cát.
- Khả năng tái sinh của Rú cát.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian
Toàn bộ diện tích rú cát của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, cụ thể là:
+ Xã Triệu An (thôn Hà Tây): 35,2 ha
+ Xã Triệu Trạch: 54,9 ha (thôn Linh An: 26,7 ha; thôn Lệ Xuyên: 28,2).
+ Xã Triệu Sơn: 40,2 ha (thôn An Lưu: 20,6 ha; thôn Thượng Trạch: 19,6 ha) - Phạm vi về thời gian: từ tháng 07/2018 đến tháng 05/2019
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu - Đặc điểm cấu trúc của tầng cây gỗ
+ Công thức tổ thành loài cây gỗ theo tỷ lệ số cây và theo chỉ số quan trọng.
+ Quy luật kết cấu lâm phần (phân bố N/D và phân bố N/H) + Chỉ số đa dạng loài
- Độ che phủ của tầng cây bụi
- Quy luật kết cấu và quy luật tương quan của tầng cây gỗ
+ Quy luật tương quan giữa các đại lượng điều tra (tương quan Hvn-D1.3; tương quan Hvn-Dt)
- Đặc điểm tái sinh tự nhiên
+ Tổ thành loài cây tái sinh theo tỷ lệ số cây + Chỉ số đa dạng loài
+ Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao
+ Nguồn gốc cây tái sinh (tái sinh chồi; tái sinh hạt)
+ Các nhân tố ảnh hưởng sinh thái đến khả năng tái sinh (độ che phủ, chiều cao bình quân của cây bụi, độ che phủ của cây bụi.)
- Tương đồng giữa tầng cây gỗ chính và tầng cây tái sinh.
- Các giải pháp lâm sinh phục hồi và phát triển Rú cát 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được tập hợp, phân tích thông qua các công trình khoa học, các báo cáo có liên quan đến các nội dung nghiên cứu. Số liệu thứ cấp được thu thập từ Chi cục kiểm lâm Quảng Trị, Hạt kiểm lâm Triệu Phong, UBND các xã thuộc địa bàn nghiên cứu…
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Lập và đo đếm trên Ô tiêu chuẩn điển hình (OTC)
Trên cơ sở các số liệu thứ cấp có liên quan đến các Rú cát ở những thôn nghiên cứu, kết hợp với điều tra sơ thám cùng với người dân địa phương, chúng tôi sẽ tiến hành lập 9 OTC (3 OTC/xã) phục vụ cho việc thu thập số liệu, kích thước OTC là 1.000 m2 (25 x 40 m).
Ở mỗi OTC, tiến hành xác định tên loài và đo đếm D1.3, Hvn, Dt của toàn bộ số cây gỗ có D1.3>6cm.
Lập và đo đếm trên Ô dạng bản (ODB)
Trên mỗi OTC bố trí 5 ODB, mỗi ODB có diện tích 25 m2 (5 x 5 m), trong đó: 4 ODB được bố trí ở 4 góc của OTC và 1 ODB bố trí ở trung tâm OTC (giao điểm của hai đường chéo).
Ở mỗi ODB, tiến hành thống kê và đo đếm Hvn của tất cả các cây gỗ tái sinh (D1.3<6cm).
Lập và đo đếm trên Ô tiêu chuẩn thứ cấp (OTCtc)
Trên mỗi OTC dùng để điều tra tầng cây gỗ, thiết lập 2 OTCtc bằng nhau bằng cách thiết lập một đường thẳng đi qua điểm giữa và vuông góc với cạnh chiều dài của OTC.
Trên OTCtc, thiết lập 2 đường chéo. Đo chiều dài của 4 đường chéo của 2 OTCtc của một OTC và đo chiều dài có cây bụi, thảm tươi chiếm cứ trên 4 đường chéo này để xác định độ che phủ của cây bụi.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
* Đối với tầng cây gỗ
- Xác định công thức tổ thành theo tỷ lệ số cây (N%):
+ Xác định tổng số cá thể của từng loài (ni) + Xác định tổng số loài (m)
+ Xác định tổng số cá thể của tất cả các loài (N) theo công thức sau:
N = (n1+n2+…+nm) + Xác định số cá thể trung bình của 1 loài (Xtb)
Xtb = N/m
+ Xác định loài tham gia công thức tổ thành: Chỉ những loài có ni>Xtb mới tham gia vào công thức tổ thành
+ Công thức tổ thành có dạng: N1%L1+N2%L2+…+Nn%Ln. Trong đó:
Li: tên loài
Ni% là hệ số được tính theo công thức: Ni% = (ni/N) x 100
- Xác định công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng của loài (IV%):
+ Xác đinh chỉ số IV%: Chỉ số IV% được xác định theo phương pháp của Daniel Marmillod
IV% = (N% + G%)/2 Trong đó:
N% là phần trăm số cá thể của một loài so với tổng số cây.
G% là phần trăm tiết diện ngang của một loài so với tổng tiết diện ngang
+ Xác định loài tham gia công thức tổ thành: Chỉ những loài có IV%>5% mới tham gia vào công thức tổ thành
+ Công thức tổ thành có dạng: IV1%L1+IV2%L2+…+IVn%Ln.
Trong đó: Li: tên loài; IVi là chỉ số quan trọng của loài - Xác định chỉ số đa dạng loài:
Chỉ số đa dạng loài Shannon-Weiner
H=
Trong đó: H: chỉ số đa dạng loài Shannon- Weiner
ni : số lượng cá thể của loài thứ i
Ni: Tổng số cá thể H càng lớn thì mức độ đa dạng của các loài càng cao.
Chỉ số đa dạng Simpson
D=
Trong đó: D: chỉ số đa dạng Simpson
ni: Số lượng cá thể của mỗi loài thứ i Ni: tổng số cá thể
* Đối với cây tái sinh
- Xác định công thức tổ thành cây tái sinh theo tỷ lệ số cây (N%):
+ Xác định tổng số cây tái sinh của từng loài (ni) + Xác định tổng số loài (m)
+ Xác định tổng số cây tái sinh của tất cả các loài (N):
N = (n1+n2+…+nm)
+ Xác định hệ số tổ thành của cây tái sinh của loài i (Ni%) Ni% = (ni/N) x 100
+ Xác định loài tham gia công thức tổ thành: Chỉ những loài có Ni%>5% mới tham gia vào công thức tổ thành
+ Công thức tổ thành loài cây tái sinh: N1%L1+N2%L2+…+Nn%Ln.
Trong đó: Li: tên loài cây tái sinh
Ni%: là hệ số tổ thành cây tái sinh của loài i - Xác định mật độ cây tái sinh:
+ Mật độ cây tái sinh được xác định theo công thức sau:
N/ha = (10.000 x N)/SODB
Trong đó: N: tổng số cây tái sinh điều tra được ở các ODB SODB: Tổng diện tích ODB (m2)
- Xác định chỉ số đa dạng loài cây tái sinh: tương tự như tầng cây gỗ - Xác định nguồn gốc cây tái sinh:
Nguồn gốc cây tái sinh được tính theo công thức: N% = (n/N)x100 Trong đó: N%: tỷ lệ phần trăm cây hạt/chồi
n: tổng số cây hạt/chồi N: tổng số cây tái sinh - Xác định chất lượng cây tái sinh:
Chất lượng cây tái sinh được tính theo công thức: N% = (n/N)x100 Trong đó: N%: tỷ lệ phần trăm cây tốt/trung bình/xấu
n: tổng số cây tốt/trung bình/xấu N: tổng số cây tái sinh
Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng tốt không sâu bệnh.
Cây trung bình là cây không cong queo, không sâu bệnh, không gãy cành cụt ngọn nhưng khả năng sinh trưởng kém hơn, có thể đang bị chèn ép bởi tầng cây bụi.
Cây xấu là cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, bị sâu bệnh.
- Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao:
Phân cấp cây tái sinh theo chiều cao được chia thành 4 cấp như sau: Cấp I:
H≤0,5m; Cấp II: 0,5m<H≤1,0m; Cấp III: 1,0m<H≤1,5m; Cấp IV: H>1,5m.
* Xác định độ che phủ của cây bụi (CP%):
CP (%) = (Lgặp cây bụi, thảm tươi/Lcủa tuyến điều tra) x 100
* Xác định các quy luật tương quan Hvn-D1.3 và Hvn-Dt
Đề tài sẽ tiến hành thử nghiệm 3 dạng phương trình sau để biểu diễn mối quan hệ giữa Hvn-D1.3 và Hvn-Dt:
Hàm tuyến tính một lớp: Y = a + bX Hàm Logarithmic: Y = a0 + a1ln(X)
Phương trình nào có hệ số tương quan lớn nhất, có tất cả các tham số đều tồn tại và đơn giản trong tính toán sẽ được lựa chọn để mô tả mối tương quan giữa các đại lượng điều tra.
* Tương đồng giữa tầng cây gỗ chính và tầng cây tái sinh (SI) SI = 2C/(A+B)
Trong đó: A: Số loài cây xuất hiện ở tầng tái sinh B: Số loài cây xuất hiện ở tầng cây gỗ C: Số loài cây xuất hiện ở cả hai tầng
Các số liệu thu thập được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm Excel
CHƯƠNG 3