CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. CẤU TRÚC VÀ TỔ THÀNH LOÀI CỦA CÂY TÁI SINH
4.3.3. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh
Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh là những chỉ tiêu quan trọng quyết định tới sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng, tới tốc độ hình thành nên quần xã thực vật rừng trong tương lai. Nếu lâm phần nào có số lượng cây tái sinh có phẩm chất tốt, chiếm tỷ lệ lớn thì tốc độ hình thành nên quần xã thực vật rừng trong tương lai sẽ nhanh hơn so với lâm phần có số lượng cây tái sinh có phẩm chất tốt, chiếm tỷ lệ thấp.
Nguồn gốc cây tái sinh quyết định đặc điểm và tính chất của trạng thái rừng trong tương lai. Tái sinh chồi sẽ đảm bảo cho cây con trong quần xã thực vật rừng duy trì được đặc tính di truyền của cây bố mẹ,nhưng nhược điểm của nó là quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra ngắn, nhanh già cỗi. Tái sinh hạt tạo nên quần xã thực vật có độ trẻ hóa cao, nhưng thời gian hình thành nên quần xã thực vật kéo dài. Mỗi một hình thức tái sinh có những ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, mỗi điều kiện lập địa sẽ có hình thức tái sinh phù hợp.
4.3.3.1. Nguồn gốc cây tái sinh
Từ bảng 4.17 cho thấy, số cây tái sinh có nguồn gốc tái sinh bằng hạt là nhiều hơn so với cây tái sinh có nguồn gốc bằng chồi. Tỷ lệ tái sinh từ chồi và hạt ở 3 khu vực nghiên cứu không có sự chênh lệch nhau quá nhiều.
Ở khu vực nghiên cứu xã Triệu An, nguồn gốc cây tái sinh bằng hạt chiếm tỷ lệ từ 37,0% - 68,5%, trung bình là 58,0%, nguồn gốc cây tái sinh bằng chồi chiếm tỷ lệ 31,5% - 63,0%, trung bình là 42,0%;
Ở khu vực nghiên cứu xã Triệu Sơn, nguồn gốc cây tái sinh bằng hạt chiếm tỷ lệ từ 50,8% - 84,3%, trung bình là 70,5%, nguồn gốc cây tái sinh bằng chồi chiếm tỷ lệ 15,7% - 49,2%, trung bình là 30,2%;
Ở khu vực nghiên cứu xã Triệu Trạch, nguồn gốc cây tái sinh bằng hạt chiếm tỷ lệ từ 59,6% - 90,3%, trung bình là 75,9%, nguồn gốc cây tái sinh bằng chồi chiếm tỷ lệ 9,7% - 40,4%, trung bình là 24,1%;
Bảng 4.17. Tỷ lệ nguồn gốc cây tái sinh trong các ô tiêu chuẩn
Xã OTC N (cây/
OTC)
Tỷ lệ nguồn gốc tái sinh Tái sinh
hạt tỷ lệ (%) Tái sinh
chồi tỷ lệ (%)
Triệu An
1 89 61 68.5% 28 31.5%
2 54 20 37.0% 34 63.0%
3 254 174 68.5% 80 31.5%
Trung bình 85 58.0% 47 42.0%
Triệu Sơn
1 185 94 50.8% 91 49.2%
2 221 169 76.5% 57 25.8%
3 223 188 84.3% 35 15.7%
Trung bình 150 70.5% 61 30.2%
Triệu Trạch
1 185 167 90.3% 18 9.7%
2 223 133 59.6% 90 40.4%
3 198 154 77.8% 44 22.2%
Trung bình 151 75.9% 51 24.1%
Như vậy, do điều kiện lập địa trên cát chất dinh dưởng kém, cây mọc thành từng bụi rậm, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây tái sinh, do vậy, khi nguồn gốc tái sinh của lâm phần tập trung bằng tái sinh hạt thì khả năng tạo rừng rất chắc chắn nhưng rất dễ bị tổn thương giai đoạn đầu, do khả năng chống chịu thấp so với tái sinh chồi. Nguyên nhân là nếu chồi này chết thì sẽ có chồi khác mọc lên. Còn tái sinh bằng hạt thì khả năng thay thế cây mới là khó.
4.3.3.2. Chất lượng cây tái sinh
Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh. Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây con có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát
tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây con. Điều kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn ở giai đoạn này.
Từ bảng 4.18 cho thấy, chất lượng cây tái sinh từ ba khu vực nghiên cứu chủ yếu là trung bình chiếm từ 54,0% - 67,8%, tiếp đến là chất lượng cây tốt chiếm từ 23,6% - 37,2%, chất lượng cây tái sinh xấu chiếm từ 8,5% - 12,4%.
Bảng 4.18. Tỷ lệ chất lượng cây tái sinh trong các ô tiêu chuẩn
Xã OTC N (cây/
OTC)
Tỷ lệ chất lượng tái sinh
Tốt Tỷ lệ (%) TB Tỷ lệ (%) Xấu Tỷ lệ (%)
Triệu An
1 89 44 49.4% 43 48.3% 2 2.2%
2 54 11 20.4% 35 64.8% 8 14.8%
3 254 106 41.7% 124 48.8% 24 9.4%
Trung bình 54 37.2% 67 54.0% 11 8.8%
Triệu Sơn
1 185 35 18.9% 128 69.2% 22 11.9%
2 221 95 43.0% 87 39.4% 39 17.6%
3 223 31 13.9% 175 78.5% 17 7.6%
Trung bình 54 25.3% 130 62.3% 26 12.4%
Triệu Trạch
1 185 51 27.6% 118 63.8% 16 8.6%
2 223 65 29.1% 146 65.5% 12 5.4%
3 198 28 14.1% 147 74.2% 23 11.6%
Trung bình 48 23.6% 137 67.8% 17 8.5%
Theo số liệu trên phần lớn cây tái sinh có chất lượng trung bình và tốt, đó là điều kiện tương đối thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng.
Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dưỡng cây tái sinh mục đích phù hợp với mỗi kiểu thực vật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi nâng cao chất lượng rừng, phù hợp mục tiêu quản lý rừng.