Một số quy luật tương quan của tầng cây gỗ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rú cát tại huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 54 - 77)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. CẤU TRÚC CỦA TẦNG CÂY GỖ (TẦNG CÂY LẬP QUẦN)

4.2.4. Một số quy luật tương quan của tầng cây gỗ

4.2.4.1. Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính 1,3m (Hvn-D13) Giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực (tại vị trí 1,3m) luôn tồn tại có một mối liên hệ theo dạng liên hệ xác định. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu tương quan Hvn/D1.3 của rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi và khẳng định mối liên hệ này tồn tại phổ biến đối với các lâm phần. Hai đại lượng Hvn và D1.3 có chung bản chất là chúng đều phản ánh mức độ trưởng thành của cây rừng và của lâm phần. Hvn và D1.3 là những chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lâm phần trên những điều kiện cu thể. Đại lượng Hvn phản ánh mức độ trưởng thành của lâm phần ở mặt phẳng đứng còn đại lượng D1.3 phản ánh mức độ trưởng thành của lâm phần ở mặt phẳng ngang. Vì vậy, khi biết được mối liên hệ Hvn và D1.3 thì từ đại lượng D1.3 ta có thể suy ra đại lượng Hvn và ngược lại. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn sản xuất vì đại lượng Hvn trong thực tế rất khó xác định chính xác, trong khi đó đại lượng D1.3 lại dễ dàng đo đếm chính xác được bằng các dụng cụ điều tra thông thường và có độ chính xác cao.

Để mô phỏng quy luật tương quan Hvn/D1.3 đề tài tiến hành thăm dò một số hàm ứng dụng để khảo sát, gồm các hàm sau:

(1) Hàm: Linear: Y = ao + a1X

(2) Hàm: Logarithmic: Y = ao+ a1lnX

Kết quả thăm dò và tính toán phân tích tương quan Hvn/D1.3 của các cây rừng ở các trạng thái rừng khác nhau tại các khu vực nghiên cứu, được thể hiện tại các bảng sau:

Bảng 4.6. Kết quả thăm dò tương quan Hvn/D1.3 khu vực Triệu An

TT Hàm thăm dò

Các chỉ tiêu thống kê Các tham số

R Square F df1 df2 a0 a1

1 Linear 0,472 118,25 1 132 0,39 0,56

2 Logarithmic 0,430 99,79 1 132 -5,39 5,00

Bảng 4.7. Kết quả thăm dò tương quan Hvn/D1.3 khu vực Triệu Sơn

TT Hàm thăm dò

Các chỉ tiêu thống kê Các tham số

R Square F df1 df2 a0 a1

1 Linear 0,364 88,99 1 155 2,53 0,32

2 Logarithmic 0,397 102,39 1 155 -1,97 3,42

Bảng 4.8. Kết quả thăm dò tương quan Hvn/D1.3 khu vực Triệu Trạch

TT Hàm thăm dò

Các chỉ tiêu thống kê Các tham số

R Square F df1 df2 a0 a1

1 Linear 0,288 77,16 1 190 1,92 0,39

2 Logarithmic 0,296 79,96 1 190 -2,44 3,68

Từ kết quả tại bảng 4.6, 4.7 và 4.8 có thể nhận thấy rằng, giữa Hvn và D1.3 thực sự tồn tại mối quan hệ với các hàm thăm dò, mối quan hệ từ chặt vừa đến chặt (R2 = 0,288 – 0,472), và tham số của các phương trình thăm dò đều tồn tại (F < 0,05);

phương trình của hàm Linear và hàm Logarithmic ứng với mỗi khu vực rừng nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 4.9. Phương trình mô tả quy luật tương quan giữa Hvn/D1.3

Dạng phương trình Phương trình lập được R S Triệu

An

Y = a + bX H = 0,39 + 0,56D13 0,69 1,23

Y = a0 + a1ln(X) H = -5,39 + 5,00Ln(D13) 0,65 1,28 Triệu

Sơn

Y = a + bX H = 2,53 + 0,32D13 0,60 1,26

Y = a0 + a1ln(X) H = -1,97 + 3,42Ln(D13) 0,63 1,23 Triệu

Trạch

Y = a + bX H = 1,92 + 0,39D13 0,53 1,36

Y = a0 + a1ln(X) H = -2,44 + 3,68Ln(D13) 0,54 1,37 Từ kết quả bảng 4.9 nhận thấy rằng: Mối quan hệ giữa chiều cao thân cây với đường kính thân cây phụ thuộc vào dạng phương trình. Nhìn chung, mức độ quan hệ chặt, tuy nhiên không có sự chênh lệch nhau nhiều.

Mối quan hệ giữa chiều cao với đường kính thân cây theo dạng phương trình Logarithmic có hệ số tương quan của phương trình lập được cao hơn và ổn định hơn dạng phương trình tuyến tính một lớp Linear. Vì vậy, phương trình Logarithic được chọn để mô tả quan hệ Hvn - D1.3. Sai số của đường hồi quy nhỏ (S), chứng tỏ độ chính xác của phương trình lập được tương đối cao.

Sau đây là biểu đồ tương quan biểu diễn mối quan hệ Hvn và D1.3 của các khu vực nghiên cứu theo hàm Linear.

Hình 4.4. Biểu đồ Linear Hvn /D1.3

(Triệu An)

Hình 4.5. Biểu đồ Linear Hvn /D1.3

(Triệu Sơn)

Hình 4.6. Biểu đồ Linear Hvn /D1.3 (Triệu Trạch)

Biểu đồ tương quan biểu diễn mối quan hệ Hvn và D1.3 của các khu vực nghiên cứu theo hàm Logarithmic.

Hình 4.7. Biểu đồ Logarithmic Hvn /D1.3

(Triệu An)

Hình 4.8. Biểu đồ Logarithmic Hvn /D1.3

(Triệu Sơn)

Hình 4.9. Biểu đồ Logarithmic Hvn /D1.3 (Triệu Trạch)

Từ kết quả mô phỏng tương quan theo hàm toán học cũng như biểu đồ tương quan Hvn /D1.3 của 2 hàm Linear và hàm logarithmic thể hiện tại các hình ở trên. Mức độ quan hệ Hvn /D1.3 của các khu vực nghiên cứu có mức độ quan hệ chặt chẽ, điều này phản ánh một cách trung thực hiện trạng của rừng.

4.2.3.2. Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính tán (Hvn-Dt)

Đường kính tán là chỉ tiêu biểu thị mối quan hệ giữa cây rừng và không gian dinh dưỡng. Nó là chỉ tiêu quan trọng để xác định không gian dinh dưỡng của từng cây cá biệt và xác định mật độ tối ưu của lâm phần. Qua đó làm cơ sở để đề xuất các biện pháp tác động lâm sinh đặc biệt là việc xúc tiến tái sinh tự nhiên cho thế hệ cây con sau này. Quan hệ giữa Dt và Hvn đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, để mô phỏng quy luật tương quan Hvn/D1.3 đề tài tiến hành khảo sát với các hàm sau:

(1) Hàm: Linear: Y = ao + a1X (2) Hàm: Logarithmic: Y = ao+ a1lnX

Kết quả tính toán các tham số theo hàm đã lựa chọn cho các khu vực nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 4.10. Kết quả thăm dò tương quan Hvn/Dt khu vực Triệu An

TT Hàm thăm dò

Các chỉ tiêu thống kê Các tham số

R Square F df1 df2 a0 a1

1 Linear 0,374 79,18 1 132 2,4 1,09

2 Logarithmic 0,293 54,86 1 132 3,39 2,03

Bảng 4.11. Kết quả thăm dò tương quan Hvn/Dt khu vực Triệu Sơn

TT Hàm thăm dò

Các chỉ tiêu thống kê Các tham số

R Square F df1 df2 a0 a1

1 Linear 0,207 40,51 1 155 3,56 0,78

2 Logarithmic 0,171 31,988 1 155 4,15 1,59

Bảng 4.12. Kết quả thăm dò tương quan Hvn/Dt khu vực Triệu Trạch

TT Hàm thăm dò

Các chỉ tiêu thống kê Các tham số

R Square F df1 df2 a0 a1

1 Linear 0,139 30,89 1 190 3,60 0,69

2 Logarithmic 0,135 29,71 1 190 4,12 1,41

Từ kết quả tại bảng 4.10, 4.11 và 4.12 có thể nhận thấy rằng, giữa Hvn và Dt tồn tại mối quan hệ với các hàm thăm dò, mối quan hệ từ chặt vừa đến chặt (R2 = 0,135 – 0,374), và tham số của các phương trình thăm dò đều tồn tại (F < 0,05); phương trình của hàm Linear và hàm Logarithmic ứng với mỗi khu vực rừng nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 4.13. Phương trình mô tả quy luật tương quan giữa Hvn/Dt

Dạng phương trình Phương trinhg lập được R S Triệu

An

Y = a + bX H = 2,4 + 1,09Dt 0,61 1,34

Y = a0 + a1ln(X) H = 3,39 + 2,03Ln(Dt) 0,54 1,43 Triệu

Sơn

Y = a + bX H = 3,56 + 0,78Dt 0,45 1,41

Y = a0 + a1ln(X) H = 4,15 + 1,59Ln(Dt) 0,41 1,44 Triệu

Trạch

Y = a + bX H = 3,60 + 0,69Dt 0,37 1,51

Y = a0 + a1ln(X) H = 4,12 + 1,41Ln(Dt) 0,36 1,51 Từ kết quả bảng 4.13 nhận thấy rằng: Mối quan hệ giữa chiều cao thân cây với đường kính tán cây phụ thuộc vào dạng phương trình. Nhìn chung, mức độ quan hệ vừa, tuy nhiên không có sự chênh lệch nhau nhiều

Mối quan hệ giữa chiều cao với đường kính thân cây theo dạng phương trình tuyến tính một lớp Linear có hệ số tương quan của phương trình lập được cao hơn dạng phương trình Logarithmic. Vì vậy, phương trình tuyến tính một lớp Linear được đề xuất chọn để mô tả quan hệ Hvn – Dt. Sai số của đường hồi quy nhỏ (S), chứng tỏ độ chính xác của phương trình lập được tương đối cao

Sau đây là biểu đồ tương quan biểu diễn mối quan hệ Hvn và Dt của các khu vực nghiên cứu theo hàm Linear.

Hình 4.10. Biểu đồ Linear Hvn /Dt

(Triệu An)

Hình 4.11. Biểu đồ Linear Hvn /Dt

(Triệu Sơn)

Hình 4.12. Biểu đồ Linear Hvn /Dt (Triệu Trạch)

Biểu đồ tương quan biểu diễn mối quan hệ Hvn và Dt của các khu vực nghiên cứu theo hàm Logarithmic.

Hình 4.13. Biểu đồ Logarithmic Hvn /Dt

(Triệu An)

Hình 4.14. Biểu đồ Logarithmic Hvn /Dt

(Triệu Sơn)

Hình 4.15. Biểu đồ Logarithmic Hvn /Dt (Triệu Trạch)

Tương tự như mối quan hệ Hvn/D1.3 thì mối quan hệ Hvn/Dt của các khu vực nghiên cứu có mức độ quan hệ chặt vừa, điều này phản ánh một cách trung thực hiện trạng của rừng.

4.3. CẤU TRÚC VÀ TỔ THÀNH LOÀI TÁI SINH TỰ NHIÊN:

4.3.1. Mật độ và tổ thành loài tái sinh tự nhiên 4.3.1.1. Mật độ cây tái sinh

Mật độ tái sinh là mật độ ban đầu của thế hệ rừng trong tương lai, nó phản ánh mức độ ảnh hưởng của tiểu hoàn cảnh rừng đến quá trình tái sinh tự nhiên dưới tán rừng. Kết quả tính toán mật độ tái sinh của các ÔTC được tổng hợp như sau:

Bảng 4.14. Mật độ cây tái sinh trong các ô tiêu chuẩn

OTC N (cây/OTC) N/ha

Triệu An

1 89 7.120

2 54 4.320

3 254 20.320

Trung bình 10.586

Triệu Sơn

1 185 14.800

2 221 17.680

3 223 17.840

Trung bình 16.773

Triệu Trạch

1 185 14.800

2 223 17.840

3 198 15.840

Trung bình 16.160

Kết quả điều tra đã tính toán và tổng hợp được bảng 4.4 cho thấy thảm thực vật tại ba khu vực nghiên cứu có mật độ cây tái sinh khá cao, dao động từ 10.586-16.773 cây/ha, khu vực Triệu An có mật độ cây tái sinh thấp nhất với 10.586 cây/ha, hai khu vực nghiên cứu Triệu Trạch và Triệu Sơn có mật độ cây tái sinh không chênh lệch nhiều, lần lượt là 16.160 cây/ha và 16.773 cây/ha; Có thể coi đây là nguồn thay thế giàu tiềm năng của trạng thái rừng rú cát ở huyện Triệu Phong, Quảng Trị.

4.3.1.2. Tổ thành loài của cây tái sinh

Tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành phần chủ yếu của rừng, nhất là tầng cây gỗ. Hay nói cách khác, tái sinh rừng là sự thay thế thế hệ cây gỗ già bằng thế hệ cây gỗ non mới sinh ra ngay trong quần thể tự nhiên của chúng. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng để nắm bắt được xu hướng diễn thế, đồng thời làm cơ sở xác định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động hợp lý nhằm dẫn dắt thế hệ rừng tương lai theo hướng có lợi như mong muốn.

Từ kết quả ở bảng 4.14 và bảng 4.15 cho thấy, trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu xã Triệu An có mật độ cây tái sinh 10.586 cây/ha, trong đó có 5-6 loài chủ yếu tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài: Trầm bù (Syzygium corticosum), Sim rừng (Rhodamnia dumetorum), Trường trường (Lepisanthes rubiginosa), Bí Bái (Acronychia pedunculata), Bộp (Scolopia spinosa), Ma Ren…trong đó Trầm bù (Syzygium corticosum) là loài có tỷ lệ tổ thành lớn nhất, chiếm tỷ lệ từ 25,93%-50,56%, tiếp đến là các loài như Bí bái (Acronychia pedunculata), Ma ren; Trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu xã Triệu Sơn có mật độ cây tái sinh 16.773 cây/ha, trong đó có 7- 8 loài chủ yếu tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài: Trầm bù (Syzygium corticosum), Trường trường (Lepisanthes rubiginosa), Nổ (Syzygium zeylanicum), Xăng mã (Carallia Brachiata), Bộp (Scolopia spinosa)…trong đó các loài có tỷ lệ tổ thành lớn nhất như, Trầm bù (Syzygium corticosum) chiếm tỷ lệ từ 8,14%-35,14%, Nổ (Syzygium zeylanicum) chiếm tỷ lệ từ 13,57%-34,53%, Bộp chiếm tỷ lệ từ 8,65%- 24,43%; Trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu xã Triệu Trạch có mật độ cây tái sinh 16.160 cây/ha, trong đó có 7-8 loài chủ yếu tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài: Trầm bù (Syzygium corticosum), Trường trường (Lepisanthes rubiginosa), Nổ (Syzygium zeylanicum), Bí Bái (Acronychia pedunculata), Mà ca (Rapanea linearis), Mật nhân (Eurycoma longifolia), Bộp (Scolopia spinosa), Rỏi…trong đó các loài có tỷ lệ tổ thành lớn nhất như, Trầm bù (Syzygium corticosum) chiếm tỷ lệ từ 11,35%-29,60%, Nổ (Syzygium zeylanicum) chiếm tỷ lệ từ 11,35%-18,69%, Bộp (Scolopia spinosa) chiếm tỷ lệ từ 9,87%-24,86%, Bí Bái (Acronychia pedunculata) chiếm tỷ lệ từ 18,39%-20,00%.

Bảng 4.15. Tổ thành cây tái sinh theo tỷ lệ số cây (N%)

OTC công thức tổ thành

Triệu An

1 50,56Tb + 15,73Mc + 14,61Bb + 5,62Ttr + 5,62Sr + 7,87CLK 2 25,93Tb + 22,22B + 22,22Bb + 14,81Sr + 9,26G + 5,56Ttr 3 29,92Tb + 28,74Mr + 10,24Bb + 6,69No + 5,12Ra + 19,29CLK

Triệu Sơn

1 35,14Tb + 10,27Ttr + 9,73Bb + 8,65B + 7,57Mn + 6,49Mc + 5,95Mca + 5,41Cu + 10,81CLK

2 24,43B + 17,65Xm + 13,57No + 8,14Mn + 8,14Tb + 7,23MCa + 6,79Ttr + 14,03CLK

3 34,53No + 31,85Tb + 11,21Ttr + 22,42CLK

Triệu Trạch

1 24,86B + 20,00Bb + 11,89Mc + 11,35Tb + 11,35No + 7,57Ra + 8,11Ttr + 4,86CLK

2 29,60Tb + 18,39Bb + 10,31Mn + 9,87B + 9,87Ra + 7,62Xm + 6,73Sr + 7,62CLK

3 27,27Tb + 18,69No + 14,65Ro + 9,09Mc + 8,08Bc + 7,58Ttr + 5,56Bb + 5,05Mc + 4,04CLK

Chú thích:Trâm bù: Tb; Sim rừng: Sr; Bí bái: Bb; Bộp: B; Ran: Ra; Xăng mã: Xm;Mà ca:

Mc; Mốc cá: Mca;Mật nhân: Mn; Rỏi:Ro; Bứa cát:Bc; Nổ: No; Trường trường: Ttr;

Maren: Mr; Cổ ướm: Cu;Mốc chu: Mchu; Các loài khác: CLK.

Qua đó cho thấy một số loài như Trầm bù (Syzygium corticosum), Nổ (Syzygium zeylanicum, Bộp (Scolopia spinosa), Bí Bái (Acronychia pedunculata), Trường trường (Lepisanthes rubiginosa) không chỉ có mặt trong nhóm ưu thế của tầng cây cao mà còn có mặt trong nhóm ưu thế của lớp cây tái sinh. Đặc biệt, nhóm cây ưu thế ở tầng cây cao trong hầu hết các ô tiêu chuẩn cũng thấy xuất hiện trong nhóm ưu thế của lớp cây tái sinh, khả năng phục hồi rừng ở đây trở về trạng thái cấu trúc rừng ban đầu là hoàn toàn khả thi.

Như vậy thấy rằng thành phần các loài xuất hiện ít và đơn giản, đã xuất hiện một số cây gỗ có giá trị cho vùng cát như Trâm bù (Syzygium corticosum), Ran (Memecylon edule)… Trong tương lai lớp cây này sẽ tham gia vào cấu trúc rừng. Để nâng cao giá trị của

rừng cần có biện pháp điều chỉnh mật độ các loài cây khác nhau nhằm tạo điều kiện cho các loài có giá trị phát triển Vì vậy, biện pháp kỹ thuật trước mắt là duy trì số lượng loài cây có giá trị, điều tiết mật độ, phát dây leo, bụi rậm, tạo không gian dinh dưỡng cho cây tái sinh.

4.3.2. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao phản ánh quy luật sinh trưởng và phát triển của lớp cây tái sinh, qua đó đánh giá mức độ trưởng thành và tình hình phát triển của rừng trong tương lai. Thông qua quy luật này, có thể điều chỉnh mật độ và đề xuất các biện pháp tác động hợp lý. Việc nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh theo chiều sao sẽ đem lại hình ảnh rõ hơn về phân bố số cây tái sinh theo chiều thẳng đứng. Tùy thuộc vào từng trạng thái và giai đoạn phát triển của cây tái sinh mà phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao cũng khác nhau.

Từ số liệu điều tra trên các ô dạng bản thống kê được số cây gỗ tái sinh theo 4 cấp chiều cao. Kết quả trình bày ở bảng 4.16

Bảng 4.16. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

OTC N (cây/

OTC)

Cấp chiều cao

I II III IV

H 0,5m 0,5m<H 1,0 1,0m<H 1,5m H>1,5m

Triệu An

1 89 43 15 18 13

2 54 4 10 15 25

3 254 117 26 12 99

Trung bình 53 16 15 46

40,8% 12,3% 11,5% 35,4%

Triệu Sơn

1 185 98 24 18 45

2 221 115 28 30 48

3 223 100 30 25 68

Trung bình 104 27 24 54

49,8% 12,9% 11,5% 25,8%

Triệu Trạch

1 185 105 15 15 50

2 223 73 38 30 82

3 198 95 15 29 59

Trung bình 91 23 25 64

44,8% 11,4% 12,3% 31,5%

Từ bảng 4.16 cho thấy, số cây tái sinh tập trung nhiều ở các cấp I ( 0,5m) và IV (>1,5m). Mật độ cây tái sinh có sự biến đổi theo cấp chiều cao, nhìn chung ở các ô tiêu chuẩn mật độ cây tái sinh giảm dần khi chiều cao tăng lên và có dấu hiệu tăng dần khi đạt cấp chiều cao >1,5m.

Hình 4.16. Đồ thị phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tại xã Triệu An

Hình 4.17. Đồ thị phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tại xã Triệu Sơn

Hình 4.18. Đồ thị phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tại xã Triệu Trạch Điều này đã thể hiện quy luật của cấu trúc rừng: Trong giai đoạn còn non, số cây con nhiều; trong quá trình sinh trưởng và phát triển, do sự đào thải tự nhiên làm cho một số loài cây tái sinh càng giảm, cho đến một giai đoạn nào đó thì ổn định và phát triển, giai đoạn đó gọi là giai đoạn khép tán. Từ số liệu ở bảng 4.16 đã được mô hình hóa ở hình 4.16, 4.17, 4.18

Từ hình 4.16, 4.17, 4.18 cho thấy mật độ cây tái sinh ở các khu vực nghiên cứu tập trung nhiều ở cấp chiều cao I (0 - 0,5 m), chiếm tỷ lệ từ 40,8% - 49,8%, theo thời gian, do cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng, tác động từ môi trường, mật độ cây tái sinh giảm dần theo cấp chiều cao, cụ thể ở cấp chiều cao thứ II (0,5 - 1m), chiếm tỷ lệ từ 11,4% - 12,9%, cấp chiều cao thứ III (1 - 1,5m), chiếm tỷ lệ 11,5% - 12,3%), tuy nhiên, ở cấp chiều cao thứ IV (trên 1,5m), mật độ cây tái sinh tăng lên, chiếm từ 25,8% - 35,4%; điều này chứng tỏ, có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng và ánh sáng của cây mạ, cây con tái sinh với cây bụi, thảm tươi diễn ra khá mạnh mẽ, nên nhiều cá thể bị đào thải. Khi thời gian phục hồi tăng, mật độ cây tái sinh có chiều cao từ trên 1,5 m lớn hơn ở các giai đoạn tuổi nhỏ. Bởi vì, khi giai đoạn tuổi tăng lên thì các loài cây luôn có xu hướng vươn cao để lấy ánh sáng, yếu tố cản trở tái sinh không phải chủ yếu là cây bụi, thảm tươi nữa nên thời gian này cần chú ý tỉa thưa, loại bỏ dây leo, cây cong queo, sâu bệnh, cây có giá trị kinh tế thấp để cải thiện điều kiện ánh sáng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển.

4.3.3. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh:

Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh là những chỉ tiêu quan trọng quyết định tới sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng, tới tốc độ hình thành nên quần xã thực vật rừng trong tương lai. Nếu lâm phần nào có số lượng cây tái sinh có phẩm chất tốt, chiếm tỷ lệ lớn thì tốc độ hình thành nên quần xã thực vật rừng trong tương lai sẽ nhanh hơn so với lâm phần có số lượng cây tái sinh có phẩm chất tốt, chiếm tỷ lệ thấp.

Nguồn gốc cây tái sinh quyết định đặc điểm và tính chất của trạng thái rừng trong tương lai. Tái sinh chồi sẽ đảm bảo cho cây con trong quần xã thực vật rừng duy trì được đặc tính di truyền của cây bố mẹ,nhưng nhược điểm của nó là quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra ngắn, nhanh già cỗi. Tái sinh hạt tạo nên quần xã thực vật có độ trẻ hóa cao, nhưng thời gian hình thành nên quần xã thực vật kéo dài. Mỗi một hình thức tái sinh có những ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, mỗi điều kiện lập địa sẽ có hình thức tái sinh phù hợp.

4.3.3.1. Nguồn gốc cây tái sinh

Từ bảng 4.17 cho thấy, số cây tái sinh có nguồn gốc tái sinh bằng hạt là nhiều hơn so với cây tái sinh có nguồn gốc bằng chồi. Tỷ lệ tái sinh từ chồi và hạt ở 3 khu vực nghiên cứu không có sự chênh lệch nhau quá nhiều.

Ở khu vực nghiên cứu xã Triệu An, nguồn gốc cây tái sinh bằng hạt chiếm tỷ lệ từ 37,0% - 68,5%, trung bình là 58,0%, nguồn gốc cây tái sinh bằng chồi chiếm tỷ lệ 31,5% - 63,0%, trung bình là 42,0%;

Ở khu vực nghiên cứu xã Triệu Sơn, nguồn gốc cây tái sinh bằng hạt chiếm tỷ lệ từ 50,8% - 84,3%, trung bình là 70,5%, nguồn gốc cây tái sinh bằng chồi chiếm tỷ lệ 15,7% - 49,2%, trung bình là 30,2%;

Ở khu vực nghiên cứu xã Triệu Trạch, nguồn gốc cây tái sinh bằng hạt chiếm tỷ lệ từ 59,6% - 90,3%, trung bình là 75,9%, nguồn gốc cây tái sinh bằng chồi chiếm tỷ lệ 9,7% - 40,4%, trung bình là 24,1%;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rú cát tại huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 54 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)