HIỆN TRẠNG RÚ CÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rú cát tại huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. HIỆN TRẠNG RÚ CÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Các xã vùng cát của huyện gồm xã Triệu Trạch, Triệu Sơn, Triệu Lăng, Triệu Vân và Triệu An có tổng diện tích rừng hơn 3.400 ha, chiếm 38,9 % diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng có mục đích phòng hộ do Dự án Na uy và các nguồn kinh phí tài trợ trồng rừng khác, bên cạnh đó còn có một số ít rừng tự nhiên hay còn gọi là rú cát với diện tích 139,87 ha; Các khu rừng tự nhiên này có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, nhưng do điều kiện dinh dưỡng trên đất cát kém, do vậy, cây rừng sinh trưởng còi cọc, kém phát triển, giá trị về kinh tế thấp, nhưng có vai trò rất quan trọng trong phòng hộ bảo vệ đất sản xuất, phòng chắn gió, chống cát bay, cát lấp, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn;

Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích rú cát của huyện Triệu Phong

Thôn Diện tích (ha) Ghi chú

Triệu An Hà Tây 35,2 UBND huyện giao rú cát cho thôn quản lý năm 2017

Triệu Trạch

Lệ Xuyên 28,2 UBND huyện giao rú cát cho thôn quản lý năm 2017

Linh An 26,7

Triệu Sơn

An Lưu 20,6

UBND huyện giao rú cát cho thôn quản lý năm 2015

Thượng Trạch 19,6 Phương Sơn 1,35

Linh Chiểu 5,02

An Phú 3,2

Tổng cộng 139,87

“Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Triệu Phong, 2018”

Trong những năm qua, công tác bảo vệ rừng, đặc biệt các khu rừng tự nhiên trên cát được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức bảo vệ với nhiều hình thức như tuyên truyền, tuần tra...Tuy nhiên rừng tự nhiên trên cát vẫn bị đe dọa nghiêm trọng, quỹ đất trên địa bàn ít, do vậy khả năng xâm lấn đất rừng làm đất sản xuất có khẳ năng xảy ra, việc xây dựng lăng mộ vào rừng còn tùy tiện, chưa có quy hoạch cụ thể, trong các khu rừng tự nhiên này còn sót lại rất nhiều vật liệu nỗ thời chiến tranh, nếu để xảy ra cháy nổ sẽ hũy hoại rừng vô cùng to lớn... Căn cứ tình hình rú cát trên địa bàn, từ năm 2015 huyện đã triển khai giao diện tích rú cát nói trên cho các thôn quản lý, bảo vệ.

Năm 2015 triển khai giao rừng tự nhiên rú cát cho 02 thôn trên địa bàn xã Triệu Sơn:

Thôn An Lưu 20,6 ha, thôn Thượng Trạch 19,6 ha.

Năm 2017 triển khai giao rừng tự nhiên rú cát cho 02 thôn trên địa bàn xã Triệu Trạch gồm thôn Linh An 26,7 ha, thôn Lệ Xuyên 28,2 ha và 01 thôn xã Triệu An là thôn Hà Tây 35,2 ha.

Hình 4.1. Rú cát giao cho các thôn Triệu Sơn

Hình 4.2. Rú cát giao cho các thôn Triệu Trạch

Hình 4.3. Rú cát giao cho thôn Hà Tây, Triệu An

“Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Triệu Phong, 2018”

4.1.2. Thảm thực vật khu vực nghiên cứu

Đất cát khu vực nghiên cứu có độ phì tự nhiên thấp, tính chất vật lí đặc biệt, thành phần cơ giới nhẹ. Lượng sét nhỏ, chủ yếu là cát, có nơi chủ yếu là cát trắng, khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng kém. Với điều kiện lập địa khắc nghiệt như vậy, nhưng ở đây vẫn có một thảm thực vật tự nhiên nhờ tính thích nghi cao. Nhiều loài thực vật vẫn xuất hiện, tồn tại và phát triển một cách tự nhiên với những kiểu thích nghi sinh thái đặc thù.

Một trong những hệ sinh thái đặc thù của vùng cát là rú cát. Ở các xã vùng cát huyện Triệu Phong, rú cát không chỉ là loại hình thoái hóa có thảm thực vật là Sim, Mua, Tràm, Chổi… trái lại có một số diện tích rú có thảm thực vật là cây gỗ nhỏ đến cây gỗ nhỡ, đa dạng loài. Một vài rú có độ tàn che cao, chiều cao từ mặt đất đến tầng tán trên cùng trung bình 6 - 8m, có nơi có thể đạt đến 10 - 12m.

Qua điều tra nhiên cứu tại thực địa, có thể phân chia trạng thái thảm thực vật khu vực nghiên cứu ra làm hai trạng thái cơ bản sau:

Trạng thái cây rừng trên cát khô: Đây là kiểu thảm thực vật phổ biến nhất tại khu vực nghiên cứu, mà người dân địa phương gọi là “rú” để chỉ những trảng cây bụi rậm rạp do mật độ phân bố cá thể trên đơn vị diện tích khá cao, bên cạnh đó, do điều kiện tán xạ ánh sáng trên vùng cát nên nguồn sáng cho quá trình quang hợp mang tính đa phương thúc đẩy sự phân cành sớm và tạo nhiều cành to, cây không phát triển mạnh về

chiều cao nhưng có khuynh hướng tạo tán rộng và dày, gồm một số loài tầng cây gỗ chính như: Trâm bù gỗ (Syzygium corticosum), Bí bái (Acronychia pedunculata), Nỗ (Syzygium zeylanicum), Xăng mã (Carallia Brachiata), Mật nhân (Eurycoma longifolia), Bứa cát (Garcinia schefferi), Trường trường (Lepisanthes rubiginosa), Ô diếc (Ô đước nam) (Lindera myrrha), Bời lời nhớt (Litsea Glutinosa), Ran/Trèng trèng (Memecylon edule), Mà ca (Rapanea linearis), Sim rừng (Rhodamnia dumetorum), Ươi (Trôm thon) (Sterculia lanceolata), Sừng dê (Strophanthus divaricatus), Bộp (Bôm gai) (Scolopia spinosa), Rỏi mật (Garcinia ferrea), Cám rượu (Acronychia pedunculata), và một số loài với tên gọi địa phương như: Gió, Ma Ren, Chền chền, Trâm ná, Mốc cá, Lọ nghẹ, Dầu dầu, Mốc chu...

Bảng 4.2. Danh lục một số loài cây gỗ chủ yếu ở rú cát huyện Triệu Phong

STT

Tên Việt Nam/

Tên địa phương Tên khoa học Họ

1 BÍ BÁI Acronychia pedunculata Rubiaceae

2 CỔ ƯỚM Archidendron bauchei Minosaceae

3 XĂNG MÃ Carallia brachiata Rhizophoraceae

4 BỨA CÁT Garcinia schefferi Clusiaceae

5 TRƯỜNG TRƯỜNG Lepisanthes rubiginosa Sapindaceae

6 BỜI LỜI NHỚT Litsea glutinosa Lauraceae

7 RAN (TRÈNG TRÈNG) Memecylon edule Myrtaceae

8 SIM RỪNG Rhodamnia dumetorum Myrtaceae

9 ƯƠI (TRÔM THON) Sterculia lanceolata Sterculiaceae

10 TRÂM BÙ GỖ Syzygium corticosum Myrtaceae

11 NỔ (TRÂM VỎ ĐỎ) Syzygium zeylanicum Myrtaceae

12 NIỆT DÓ Wikstroemia indica Thymaeleaceae

13 BỘP (BÔM GAI) Scolopia spinosa Flacourtiaceae

15 TRÂM NỔ Syzygium bullockii Myrtaceae

STT

Tên Việt Nam/

Tên địa phương Tên khoa học Họ

17 MÓC Syzygium finetii Myrtaceae

18 CÁM RƯỢU (CAM RƯỢU) Acronychia pedunculata Rutaceae

19 RỎI MẬT Garcinia ferrea Clusiaceae

21 MÀ CA Rapanea linearis Myrsinaceae

22 MẬT NHÂN (BÁCH BỆNH) Eurycoma longifolia Simaroubaceae

24 SỪNG DÊ Strophanthus divaricatus Apocynaceae

25 Ô DIẾC (Ô ĐƯỚC NAM) Lindera myrrha Lauraceae

Trạng thái cây rừng trên cát ngập nước định kỳ hoặc thường xuyên: So với tầng cây gỗ trên cát khô, trảng cây rừng vùng cát ngập nước định kỳ hoặc thường xuyên có thành phần loài ít hơn, chiều cao của thảm thực vật thấp hơn, các loài mọc thưa thớt không phân bố thành dạng cụm như trên vùng cát khô. Thành phần loài thực vật của trảng cây ngập nước định kỳ hoặc thường xuyên khá đơn giản gồm các loài ưu thế như: Tràm (Melaleuca cajeputi), các loại Mua (Melastoma spp.), Chổi sể (Baeckea frutescens), Ri ri cát (Rotula aquatica), Rù rì (Homonoia riparia), Sung chè (Ficus abelii)...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rú cát tại huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)