Cơ sở thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 2015 của quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 20 - 26)

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý đất đai; bảo đảm đất đai được quản lý thống nhất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được “luật hóa” và bắt đầu được triển khai chính thức từ Luật Đất đai năm 1988. Gần 30 năm qua, các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo hành lang pháp lý và trở thành công cụ hữu hiệu trong quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

1.2.1. Công tác quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giới

Công tác QHSDĐ đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành từ nhiều năm trước đây với đầy đủ cơ sở khoa học, vì vậy mà họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và công tác này ngày nay càng được chú trọng và phát triển. QHSDĐ luôn là mục tiêu phấn đấu, là nhiệm vụ của mỗi quốc gia, đồng thời nó cũng đóng vai trò quyết định đối với mọi quá trình phát triển, sản xuất, đặc biệt là trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Quy hoạch thực sự trở thành một công cụ không thể thiếu và rất đắc lực cho việc quản lý hành chính cũng như quản lý đất đai. Tùy theo chế độ chính trị, chế độ

Lập

Lấy ý kiến

Trình thẩm định

Tổ chức thực hiện

Công bố

Phê duyệt Điều chỉnh

Công bố

Thực hiện

kinh tế, xã hội, tùy theo những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi nước mà quy hoạch có những hình thức, đặc điểm, mức độ rất khác nhau. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về QHSDĐ nhưng tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung đó là việc tổ chức lãnh thổ hợp lý, các biện pháp bảo vệ sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm nhằm đem lại hiệu quả cao.

* Ở Hàn Quốc: Để quản lý tài nguyên đất, Hàn Quốc quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất ở theo các cấp sau: quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất vùng thủ đô; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản. Kỳ quy hoạch đối với cấp quốc gia, cấp tỉnh là 20 năm, quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản và kế hoạch sử dụng đất là 10 năm. Sau 5 năm sẽ tiến hành rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển và thị trường. QHSDĐ là nền tảng, căn cứ cho các quy hoạch khác như quy hoạch giao thông, xây dựng đô thị,… QHSDĐ chỉ khoanh định các khu vực chức năng: đất đô thị, đất để phát triển đô thị, đất nông nghiệp, đất bảo tồn thiên nhiên. Trên cơ sở các khu chức năng sẽ lập QHSDĐ chi tiết để triển khai thực hiện.

* Ở Nhật Bản, trong những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và đô thị tăng đã đặt ra nhu cầu sử dụng đất ngày một lớn cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, sự cạnh tranh về mục đích sử dụng đất diễn ra không chỉ ở trong khu vực đô thị mà còn ở hầu hết trên lãnh thổ đất nước. Trong những thập kỷ qua cơ cấu sử dụng đất đã có sự thay đổi, bình quân mỗi năm chuyển đổi khoảng 30.000ha đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích khác,...

Giá trị sinh thái, thẩm mỹ của môi trường thường xuyên được nhấn mạnh trong quy hoạch. Sự phát triển kinh tế đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ việc sử dụng đất và các xu hướng của xã hội, giải quyết có hiệu quả mối liên kết trung ương và địa phương trong quản lý môi trường.

* Ở Thái Lan, trong những năm gần đây đã có nhiều cố gắng lớn trong xây dựng quy hoạch nông thôn để phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Thái Lan đã có sự đầu tư tương đối lớn cho việc xây dựng hệ thống mạng lưới giao thông phục vụ sản xuất, nối liền các khu sản xuất với khu chế biến và thị trường tiêu thụ. Quá trình quy hoạch nông thôn tại các làng xã được xây dựng theo các mô hình và nguyên lý hiện đại mới.

Khu dân cư được bố chí tập trung, trung tâm làng xã là nơi xây dựng các công trình công cộng, các khu sản xuất được bố trí thuận tiện nằm trong khu vực vòng ngoài.

Kết quả sau 7 lần thực hiện kế hoạch 5 năm, Thái Lan đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế nông nghiệp rõ rệt, các vùng nông thôn đề có cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông phát triển, dịch vụ công cộng nâng cao, đời sống nông thôn được cải thiện không ngừng.

* Ở Trung Quốc, công tác QHSDĐ từ lâu đã là vấn đều rất được quan tâm và chú trọng. Chính phủ Trung Quốc đã tập trung nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng tuân theo QH, QHSDĐ lâu dài và bền vững. Chính vì vậy, ngày nay mạng lưới giao thông, hệ thống đô thị với các đặc khu kinh tế của Trung quốc phát triển rất mạnh sánh ngang tầm với các cường quốc có nền kinh tế phát triển trên thế giới.

Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước của Trung Quốc được lập lần đầu tiên vào năm 1987, lần thứhai vào năm 1998 và lần thứ ba vào năm 2003; nội dung quy hoạch qua các lần dần dần được hoàn thiện, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Quy hoạch bao gồm các loại hình: Quy hoạch tổng thể (bắt buộc theo luật mang tính chiến lược, toàn diện, quy định chính sách); quy hoạch chuyên ngành (mang tính chuyên đề, đặc thù); quy hoạch chi tiết (quy hoạch bố trí trên thực địa) [14].

1.2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt nam

- Công tác QHSDĐ của các cấp, các ngành đã bước đầu đi vào nền nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ; trở thành công cụ để quản lý, và cũng trở thành phương tiện để đảm bảo sự đồng thuận xã hội.

Quá trình triển khai công tác QHSDĐ các cấp đã hình thành được một hệ thống quy trình và định mức trong hoạt động của lĩnh vực này, đảm bảo tiến hành một cách thống nhất, liên thông với chi phí hợp lý, phù hợp với những điều kiện về nhân lực và cơ sở hạ tầng hiện có.

- Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được cân đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mới, khu đô thị mới trên phạm vi cả nước; có tác dụng tích cực trong việc điều tiết thị trường, góp phần ổn định giá đất, tạo cơ sở thực tế cho các cuộc giao dịch về đất đai và tổ chức các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất.

Chỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2010 mà Quốc hội đã duyệt là 26,22 triệuha, ước thực hiện là 25,8 triệuha (đạt 98%), nhưng đất sản xuất nông nghiệp vượt 0,36 triệu ha và đất trồng lúa ước đạt 3,882 triệuha, cao hơn 21.000ha so với mức Quốc hội đã phê duyệt.

Đất phi nông nghiệp Quốc hội duyệt cho đến năm 2010 là 4,02 triệuha, ước thực hiện được 3,64 triệuha (đạt 90,06%), trong đó đất khu công nghiệp đạt 96,2%, đất giao thông đạt 71,7%, đất thủy lợi đạt 66,7%, đất cơ sở y tế đạt 50,0%, đất cơ sở giáo dục đào tạo đạt 93,3% chỉ tiêu kế hoạch mà Quốc hội đã phê duyệt,... [1].

- Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch cũng là dịp sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia cụ thể vào sự nghiệp chung có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thiết thân của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền cơ sở

vững mạnh.

* Những tồn tại chủ yếu trong công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam là:

- Nhận thức chưa đồng đều, độ đồng thuận chưa cao, còn có ý kiến cho rằng không có khái niệm về quy hoạch sử dụng đất mà chỉ có khái niệm về quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.v.v,... do đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị còn bị hạn chế, thiếu đồng bộ và có trường hợp ảnh hưởng xấu đến chất lượng quy hoạch, chưa thực chất, còn thiên về hình thức và chạy theo các thủ tục hành chính, tiến hành thống kê, phân bố về số lượng mà thiếu những tính toán về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường,... nên tính khả thi của các phương án quy hoạch không cao; các giải pháp tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, không kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch chưa được coi trọng [11].

- Quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự được coi là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất,... Nhiều địa phương do buông lỏng quản lý đã để tự phát chuyển mục đích sử dụng đất tạo ra tình hình rối loạn trong sử dụng đất và tác động xấu đến môi trường. Một số nơi nôn nóng trong phát triển công nghiệp, muốn tranh thủ các nhà đầu tư nên đã cho phép thu hồi, san lấp mặt bằng một lượng lớn đất nông nghiệp để lập khu công nghiệp, sau đó do thiếu vốn nên các dự án thực hiện cầm chừng, đất đai lại bị bỏ hoang trở thành “dự án treo”, người bị thu hồi đất mất việc làm dẫn đến lãng phí nguồn lao động và tài nguyên đất đai,... Việc chấp hành các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất không đúng với quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. [13].

- Việc chuyển đổi số lượng lớn đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp trong một thời gian ngắn, nhất là tại các vùng trồng lúa có điều kiện canh tác tốt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện mà thiếu cân nhắc đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội - môi trường lâu dài đã tác động tiêu cực sản xuất và đời sống của một bộ phân nông dân và đe doạ mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

- Mặc dù việc “dồn điền đổi thửa” đã thực hiện thành công ở nhiều địa phương nhưng chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch chỉnh trang đồng ruộng nên đất sản xuất vẫn còn bị phân bố manh mún trên 70 triệu thửa đất gây trở ngại lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Diện tích rừng tuy có tăng nhưng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá, suy giảm cả về chất lượng và số lượng; việc quản lý rừng còn nhiều bất cập, tác động của sản xuất lâm nghiệp đối với quá trình xoá đói giảm nghèo còn nhiều hạn chế, đa số người dân ở miền núi chưa thể sống ổn định với nghề rừng, do đó công tác trồng rừng,

bảo vệ rừng và phát triển rừng còn rất nhiều khó khăn.

- Đất giao thông còn thiếu so với nhu cầu phát triển, mật độ đường bộ đạt mức trung bình trong khu vực nhưng mật độ quốc lộ còn ở mức rất thấp (0,053 km/km2) nếu so sánh với Trung Quốc (0,2 km/km2)hay Thái Lan (0,11 km/km2). Việc bố trí các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư bám sát các trục đường chính đã ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây lãng phí trong đầu tư và hạn chế khả năng nâng cấp, mở rộng.

- Diện tích cho phát triển đô thị tăng nhanh, cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý: đất ở chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là nhà ở theo hộ gia đình độc lập (Hà Nội 80%, thành phố Hồ Chí Minh 72%), đất giao thông đô thị còn thiếu, chỉ khoảng 4- 5km/km2 (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,...), tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đến 13%

trong khi yêu cầu trung bình là 20 - 25%, đất giao thông tĩnh chỉ đạt chưa đầy 1%

trong khi yêu cầu phải là 3 - 3,5%, hệ số sử dụng đất thấp, chủ yếu là đường 1 tầng [19].

- Diện tích đất công nghiệp tuy tăng nhanh (bình quân tăng 7.000ha/năm) nhưng việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn dàn trải, thiếu sự thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; chưa xem xét đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhiều khu, cụm công nghiệp không phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế dẫn đến tình trạng triển khai chậm tiến độ, tỷ lệ lấp đầy thấp, để hoang hóa trong nhiều năm.

- Các loại đất công trình hạ tầng xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao tuy luôn được bố trí tăng cường về diện tích đất, nhưng so với nhu cầu vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ.

- Phần lớn đất bãi thải và xử lý chất thải là lộ thiên hoặc đổ tự nhiên tại các bãi rác tạm, hầu hết các khu vực nông thôn chưa có quy hoạch khu vực thu gom rác thải;

chưa có các khu bãi chôn lấp và xử lý chất thải nguy hại một cách triệt để và lâu dài,...

1.2.3. Khái quát tình hình thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở thành phố Đà Nẵng hiện nay

Mười năm về trước, khi Luật Đất đai 2003 được ban hành, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã kịp thời ban hành 29 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, để đưa công tác quản lý đất đai vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố; đồng thời phục vụ công tác đền bù, bố trí tái định cư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Đáng chú ý, Chỉ thị số 10 năm 2011 của Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất, đã tạo nên bước chuyển biến mới, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại, góp phần đưa công tác quản lý, sử dụng đất đai, bảo đảm đúng quy

định của pháp luật.

Trên cơ sở đó, thành phố Đà Nẵng đã tiến hành đo đạc địa chính trên toàn thành phố với hơn 45.424,0ha, trong tổng số diện tích tự nhiên 128.543,0ha. Riêng các xã, phường thuộc huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Hải Châu, đã lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 khá sớm, phục vụ kịp thời cho việc đăng ký và hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 64 của Chính phủ. Cũng từ năm 2003 đến nay, hàng năm UBND thành phố Đà Nẵng đều lập kế hoạch sử dụng đất báo cáo HĐND thành phố thông qua.

Việc thực hiện quy hoạch gắn với kế hoạch sử dụng đều công khai minh bạch, là công cụ pháp lý để thành phố thống nhất quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm và hiệu quả. Nhờ đó, công tác giải phóng mặt bằng được tổ chức thực hiện khá thuận lợi và bài bản, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người dân có đất bị thu hồi, nên được đại đa số các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết cho biết: Tính đến thời điểm này, thành phố đã thực hiện việc thu hồi, giao đất và cho thuê đất để triển khai hơn 1.390 dự án, với tổng diện tích hơn 17,0ha, trong đó có 207 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư, có tổng số vốn đầu tư 3,12 tỷ USD. Từ nguồn thu 20.000 tỷ đồng từ đất đai, thành phố đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, khang trang. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn thực hiện chủ trương cho nhân dân trả chậm tiền sử dụng đất, tổng cộng lên tới 6.845 tỷ đồng, góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân có đất bị thu hồi, ổn định cuộc sống mới sau giải tỏa.

Nhận xét về chủ trương cho người dân được trả chậm tiền sử dụng đất trong 10 năm: Đây là chủ trương được lòng dân nhất, vì đa số người dân thành phố đều bị xáo động về chỗ ở do sắp xếp lại theo quy hoạch. Nên tiền sử dụng đất được trả chậm vừa giúp họ xây được nhà cửa “khang trang hơn nơi ở cũ”, vừa có tiền đầu tư kiếm nghề mới dễ dàng hơn. Ở Đà Nẵng, khi giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông, thường lấy vào thêm 2 bên đường một khoảng không rộng 25m, sau đó quy hoạch và bán đấu giá đất. Việc này giúp tạo ra những con đường rộng rãi êm thuận, mà còn hình thành nên những khu du lịch, nhà hàng, khách sạn hiện đại và thuận lợi thu hút khách du lịch, tăng thêm nhiều việc làm mới cho người lao động địa phương.

Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của thành phố về thực hiện công tác này, chứng tỏ công tác quy hoạch gắn với sử dụng đất của Đà Nẵng thực hiện khá bài bản.

Quận Cẩm Lệ được thành lập theo Nghị định số 102/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ trên cơ sở phường Khuê Trung thuộc quận Hải Châu và xã Hòa Thọ, xã Hòa Phát, xã Hòa Xuân thuộc huyện Hòa Vang. Sau khi thành lập, quận Cẩm Lệ gồm có 6 phường: Khuê Trung, Hoà Thọ Tây, Hoà Thọ Đông, Hoà Phát, Hoà An, Hoà Xuân với tổng diện tích tự nhiên là 3.525,2669ha. Khi mới chia tách

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 2015 của quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)