2.1. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Đánh giá kết quả và việc thực hiện Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 - 2010 và Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 – 2015.
- Xác định được những tồn tại và nguyên nhân.
- Nghiên cứu Luật đất đai 2013 dẫn đến những thay đổi trong công tác lập và thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năng thực hiện công tác Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Phương án quy hoạch sử dụng đất của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2008-2020 đã được phê duyệt.
- Những số liệu và thông tin có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2008 đến năm 2015 tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Cơ cấu đất đai quận Cẩm Lệ từ năm 2008 – 2015.
- Cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và người dân địa phương.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi số liệu:
+ Từ 2008 đến nay, các số liệu dự báo từ 2016-2020.
+ Số liệu thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng UBND quận, phòng Quản lý đô thị, Văn phòng Thống kê và tại UBND 06 phường trên địa bàn quận. Số liệu thu thập thông qua các Báo cáo hằng năm, Niên giám thống kê, Kết quả thống kê – kiểm kê đất đai.
- Phạm vi thời gian: + Từ 2008 đến nay, các số liệu dự báo từ 2016-2020.
2.4. Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất quận Cẩm Lệ năm 2008.
- Đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất quận Cẩm Lệ theo từng giai đoạn đến năm 2010 và đến năm 2015.
- Đánh giá việc lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 quận Cẩm Lệ.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất quận Cẩm Lệ đến năm 2020 dựa vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của quận Cẩm Lệ.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này các phương pháp sau đây đã sử dụng : 2.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Phương pháp này được ứng dụng để điều tra thu thập số liệu, dữ liệu, dữ kiện thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu: số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các phương án quy hoạch kỳ trước,…
- Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp: Gồm điều tra, thu thập các báo cáo tổng kết năm, các báo cáo về tình hình triển khai các dự án, các báo cáo chuyên đề về quản lý đất đai, niên giám thống kê của quận Cẩm Lệ; các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ qua các năm của Phòng Tài nguyên và Môi trường và của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chi nhánh Cẩm Lệ.
- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Gồm việc thu thập các số liệu từ sổ quản lý chuyển mục đích, sổ quản lý đơn thư, sổ quản lý thế chấp, số liệu quản lý công tác thu hồi đất và các thông tin trong công tác triển khai các dự án trên địa bàn quận,...
- Thu thập thông tin qua phỏng vấn các chuyên gia, các nhà quản lý: Gồm việc phỏng vấn cán bộ địa chính các phường về các nguyên nhân biến động đất đai; phỏng vấn các chuyên gia, các nhà quản lý cho ý kiến về các biến động sử dụng đất, về việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai của quận Cẩm Lệ. Việc thu thập thông tin này theo hình thức tác giả trao đổi với các cá nhân về các nội dung cần thu thập thông tin, sau đó tổng hợp các thông tin vào đề tài.
2.5.2. Phương pháp sử dụng bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất. Để thực hiện đề tài, cần tiến hành thu thập các bản đồ có liên quan như:
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2008 - 2020 đã được phê duyệt.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng các năm 2008, 2010, 2012, 2014.
- Bản đồ địa chính quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Bản đồ quy hoạch của các ngành, lĩnh vực (bản đồ quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, khớp nối các đồ án quy hoạch...).
2.5.3. Phương pháp kết hợp định tính và định lượng
Thực hiện theo trình tự từ phân tích định tính, nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phát hiện những vấn đề tồn tại và xu thế phát triển. Trên cơ sở những thông tin thu thập được sẽ lượng hóa bằng phương pháp số học, để thấy được mối quan hệ tương hỗ giữa sử dụng đất và phát triển.
2.5.4. Phương pháp xử lý thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu
Các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu đề tài được tổng hợp bằng phương pháp xử lý thống kê trên phần mềm Excel. Tổng hợp dữ liệu, tài liệu, hệ thống lại các tài liệu nhằm phân tích, đánh giá các vấn đề cần nghiên cứu.
Chương 3