Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế các ngành
Cơ cấu kinh tế chung của quận chuyển dịch theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn năm sau cao hơn năm trước. Tăng trưởng diễn ra trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh ngày càng được cải thiện.
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận Cẩm Lệ qua các năm
Năm Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng (%)
2008 4.041,2 18,87
2009 5.532,6 36,9
2010 6655 20,28
2011 8407,9 26,34
2012 9491,7 12,89
2013 10.599 11,67
2014 11.748 10,84
2015 13.309 13,3
Nguồn: Các báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của UBND quận
Hình 3.2. Tăng trưởng kinh tế quận Cẩm Lệ qua các năm
Cơ cấu kinh tế của quận chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, thực hiện cơ cấu kinh tế theo định hướng quy hoạch của thành phố là “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”. Nền kinh tế quận Cẩm Lệ đã có những bước chuyển dịch theo cơ
0.00 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 14,000.00
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tăng trưởng kinh tế qua các năm
Tăng trưởng kinh tế
cấu tăng dần tỷ lệ của ngành Thương mại, dịch vụ và giảm dần tỷ lệ của ngành công nghiệp, nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của quận.
Bảng 3.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm
Đơn vị tính: %
Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Ngành CN-XD 75,1 68,9 71,4 73,4 74,3 74,8 74,2
Ngành dịch vụ 23,5 29,8 27,9 25,9 25,1 24,7 25,3
Ngành nông - lâm – TS 1,4 1,3 1,3 0,8 0,6 0,5 0,5
Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ các năm
* Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn Quận hiện có 176 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp Trung Ương và Thành phố có 5 doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 168 doanh nghiệp. Cơ cấu ngành hàng Công nghiệp- Tiểu thủ Công nghiệp địa phương tập trung một số nhóm: khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, gia công, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất cơ khí, hàn gò, may mặc... Những sản phẩm từ sản xuất Công nghiệp- Tiểu thủ Công nghiệp một phần tiêu thụ tại địa phương, số còn lại chủ yếu do các đơn vị sản xuất cung ứng theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng gia công.
Một số sản phẩm xuất khẩu giữ được uy tín tại thị trường Nhật, Châu Âu như Dệt may, đồ gỗ gia dụng ngoài trời, chổi đốt, hàng thủ công mỹ nghệ.
* Sản xuất Nông nghiệp
Trên địa bàn quận chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế và có xu hướng giảm mạnh do công tác quy hoạch tái định cư thực hiện theo diện rộng để xây dựng các khu dân cư đô thị. Nông nghiệp đô thị mới chỉ bước đầu hình thành, các sản phẩm phục vụ nhu cầu cư dân đô thị chưa nhiều, chất lượng chưa cao. Các cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thiếu, tỷ lệ cơ giới hoá thấp, chế biến bảo quản nông sản sau thu hoạch hầu như không phát triển. Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.
Giá trị ngành Nông nghiệp giảm bình quân hàng năm là 7,2%
* Thương mại - Dịch vụ - Du Lịch
Các hoạt động dịch vụ đa phần nhỏ lẻ, chất lượng dịch vụ chưa cao, cơ cấu chủng loại hàng hoá chưa đa dạng. Hệ thống phân phối còn mang tính truyền thống.
Sản phẩm phục vụ cho du lịch còn manh nha, chưa được đầu tư đúng tầm, thiếu sự gắn kết giữa các hoạt động lễ hội với khai thác du lịch. Các điểm phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của người dân hầu như chưa có.
Giá trị ngành dịch vụ tăng bình quân 25%/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăng khoảng 24%/năm. Quận đã xây dựng và đưa vào khai thác có hiệu quả chợ Cẩm Lệ và Hòa An.
* Các hoạt động dịch vụ Tài chính - Ngân hàng, Bảo hiểm và các dịch vụ khác cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn chung Kinh tế quận tuy có tăng trưởng nhưng chưa thật sự bền vững, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận chưa cao, đặc biệt là các loại hình kinh tế do địa phương quản lý chưa phát triển mạnh, còn đang ở giai đoạn xây dựng ban đầu.