Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Lệ Thủy

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của các đối tượng sử dụng đất tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 46)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và KTXH của huyện Lệ Thủy

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Lệ Thủy

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lệ Thủy là một huyện phía Nam tỉnh Quảng Bình, với diện tích tự nhiên là 140.200 ha chiếm 17,52% diện tích toàn tỉnh, dân số năm 2015 là 142.718 người chiếm 16,34 % dân số toàn tỉnh, mật độ dân số là 102 (người/km2), phân bố trên 28 đơn vị hành chính gồm 02 thị trấn và 26 xã.

+ Phía nam giáp huyện Vĩnh Linh (thuộc tỉnh Quảng Trị) + Phía bắc giáp huyện Quảng Ninh (Quảng Bình)

+ Phía tây giáp tỉnh Khammouan của Lào + phía đông giáp với Biển Đông.

Đi qua huyện Lệ Thủy có quốc lộ 1A và đường sắt quốc gia, đường Hồ Chí Minh, là các tuyến giao thông huyết mạch, đã và đang được nâng cấp là điều kiện tốt để liên hệ thuận tiện với tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy

3.1.1.2. Địa hình

Trên địa bàn huyện Lệ Thủy hình thành 3 vùng địa hình chủ yếu sau: Phía tây huyện Lệ Thủy là dãy Trường Sơn, địa hình dốc theo hướng đông với vùng núi, đồi, có suối nước khoáng Bang với nguồn nước khoáng đang được khai thác làm nơi nghỉ dưỡng và làm nước uống đóng chai. Ở giữa là một dải đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Kiến Giang. Ven biển là một dải cồn cát trắng. Vùng biển của huyện Lệ Thủy là những bãi cát trắng, nước biển sạch. Hiện đã có bãi tắm tại Ngư Thủy được đưa vào khai thác.

Hình 3.2. Bản đồ địa hình huyện Lệ Thủy

- Vùng đồi núi: Là vùng đất phía Tây Nam của huyện bao gồm các xã Kim Thủy, Lâm Thủy, Ngân Thủy, Mai Thủy, Phú Thủy, Thái Thủy, Trường Thủy, thị trấn Nông trường Lệ Ninh. Địa hình thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc. Vùng giáp ranh với nước Lào gồm những dãy núi cao, nhiều nơi địa hình hiểm trở. Đây là vùng còn tiềm năng trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Vùng gò đồi ven các sông thuận lợi để phát triển cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, trồng rừng kinh tế v.v. Tuy nhiên, trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, đây là vùng thường gặp khô hạn vào mùa khô; bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong mùa mưa. Cần có các giải pháp khắc phục để khai thác có hiệu quả.

- Vùng đồng bằng: Bao gồm các xã Liên Thủy, Phong Thủy, Lộc Thủy, An Thủy, Tân Thủy, Dương Thủy, Mỹ Thủy, Hưng Thủy, Thanh Thủy, Hồng Thủy, Cam Thủy… Đây là vùng đất hẹp, bằng phẳng chạy dài theo quốc lộ 1A; phần lớn là đất

phù sa do sông Kiến Giang bồi đắp hàng năm nên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày. Một yếu tố đặc trưng của vùng địa hình này là diện tích đất cát nội đồng. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, lượn theo các trằm nước, có độ cao trung bình 7,8 m và phân bố theo 3 kiểu địa hình:

vùng vòm cao trên 8,5m, vùng tiếp giáp với các trằm nước cao gần 8 m và vùng lòng trằm cao 4 - 5m. Vùng đất này còn nhiều tiềm năng phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu thực phẩm, phát triển kinh tế trang trại.

- Vùng ven biển - đầm phá: Bao gồm các xã như Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam với những bãi cát bằng phẳng ven biển. Do sự bồi lắng vùng cửa sông và hoạt động của biển tạo nên những dải cát ven biển và vùng cát nội đồng đa dạng. Vùng đất này có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ chống cát bay, cát lấp. Đây còn là vùng có tiềm năng khai thác thủy hải sản biển và đầm phá; đặc biệt là tiềm năng nuôi tôm cao triều ven biển. Vùng này đang được tỉnh và huyện rất quan tâm đầu tư nhằm tạo nên vùng động lực phát triển mới.

3.1.1.3. Thổ nhưỡng

Hình 3.3. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Lệ Thủy

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng, đất đai huyện Lệ Thủy được chia làm các nhóm đất:

- Nhóm đất cát: Chiếm khoảng 17,80% tổng diện tích tự nhiên, được hình thành ở vùng ven biển và các cửa sông. Gồm 2 loại: đất cát biển (C) và cồn cát trắng vàng (Cc). Do hoạt động của biển và sông tạo thành những dòng chảy mạnh, các hạt cát lắng đọng tạo thành những dải có mức độ dài, rộng khác nhau, sự tác động của gió làm những cồn cát di động.

Đặc điểm của nhóm đất này là sự phân hoá phẫu diện không rõ, thành phần cơ giới rời rạc, hạt thô, khả năng giữ nước và độ phì kém. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp, các chất dinh dưỡng (mùn, đạm, lân…) đều nghèo; kali tổng số cao nhưng kali trao đổi thấp. Loại đất này thích hợp cho trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, lạc, đậu đỗ, cây ăn quả, cam, chanh…. Hiện nay, đất cát và cồn cát biển đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp, chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ vùng đất nội đồng, chống cát bay, cát di động và giữ nguồn nước ngọt. Những cồn cát có trữ lượng lớn đang được khai thác, chế biến công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng và vật liệu cao cấp đem lại giá trị kinh tế cao.

- Nhóm đất phù sa: Chiếm 4,45% tổng diện tích tự nhiên, gồm 3 loại là đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), đất phù sa ít được bồi (Pi) và đất phù sa không được bồi (Pk). Đất phù sa có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở xã An Thủy, Phong Thủy, Lộc Thủy, Liên Thủy. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa, màu, rau đậu thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày v.v.

- Nhóm đất đỏ vàng trên đá sét biến chất (Fs).Chiếm khoảng 18,93% tổng diện tích tự nhiên, được phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá macma bazơ và trung tính, đá vôi… Phân bố ở địa hình tương đối cao và vùng gò đồi bằng thoải lượn sóng.

Đất có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất trung bình đến dày, thoát nước tốt. Nhóm đất này rất thích hợp cho phát triển các loại cây nông nghiệp có giá trị kinh tế như cao su, hồ tiêu, mía, cây ăn quả và trồng cây lâm nghiệp như thông, keo v.v.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq):Chiếm khoảng 47,41% tổng diện tích tự nhiên, được phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau: granit, macma axit, trầm tích và biến chất… Đất có màu vàng nhạt do giàu silic, thành phần cơ giới nhẹ. Độ dày tầng đất mặt trung bình, độ phì tự nhiên nghèo, khả năng thấm nước khá nhưng giữ nước kém.

Đây là nhóm đất có khả năng trồng được cây công nghiệp ngắn ngày như mía, cao su, hồ tiêu v.v.

Ngoài ra, còn có một số diện tích đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ v.v. nhưng với diện tích không đáng kể.

Đất xói mòn trơ sỏi đá (E), chiếm khoảng 2,31% tổng diện tích tự nhiên, phân bố trên đất dốc, tầng mặt bị xói mòn rửa trôi. Đất này chỉ có khả năng khai thác làm vật liệu xây dựng hoặc trồng rừng chống xói mòn, rửa trôi.

Nhìn chung, đặc điểm thổ nhưỡng ở huyện Lệ Thủy khá đa dạng trên cả 3 vùng địa hình, thích hợp với nhiều loại cây trồng nông, lâm nghiệp có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, ở một số địa bàn hiện tượng chua hóa, cát bay, biển xâm thực vẫn thường xảy ra; điều kiện cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá còn gặp nhiều khó khăn làm hạn chế phát triển sản xuất. Cần có các giải pháp tích cực, đồng bộ, áp dụng phương thức canh tác hợp lý để bảo vệ, cải tạo, SDĐ hiệu quả hơn.

3.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Lệ Thủy có hệ thống sông chính chảy qua là sông Kiến Giang. Do điều kiện địa hình phía Tây có những dãy núi cao dốc nghiêng ra biển nên sông ngòi có đặc điểm là ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, cửa sông hẹp. Vào mùa mưa, lưu lượng nước lên cao, lưu lượng nước trung bình khoảng 3000m/s, mùa khô, lòng sông nước khô cạn, lưu lượng nước xuống thấp, chỉ còn khoảng 3-4 m/s.

Sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Sông dài 58 km.

Đây là dòng sông của điệu Hò khoan Lệ Thủy, hàng năm vào ngày 2 tháng 9 có hội đua thuyền nổi tiếng. Sông Kiến Giang là hợp lưu của nhiều nguồn sông suối phát nguyên từ vùng núi phía Tây-Nam huyện Lệ Thủy đổ về Luật Sơn (xã Trường Thủy, Lệ Thủy) chảy theo hướng Nam Bắc. Từ đây, sông chảy theo hướng Tây Nam-Đông Bắc, về đến ngã ba Thượng Phong, sông chảy theo hướng Đông Nam-Tây Bắc, đến đoạn ngã ba Phú Thọ (An Thủy, Lệ Thủy) sông đón nhận thêm nước của sông Cẩm Ly (chảy từ hướng Tây đồ về), tiếp tục chảy theo hướng trên, băng qua cánh đồng trũng huyện Lệ Thủy (đoạn này sông rất hẹp). Sắp hết đoạn đồng trũng huyện Lệ Thủy để vào địa phận huyện Quảng Ninh, sông được mở rộng và chảy băng qua phá Hạc Hải (có chiều dài gần 2km2) về đến xã Duy Ninh (Quảng Ninh), sông tiếp tục chảy ngược về hướng Tây đến ngã ba Trần Xá thì hợp lưu với sông Long Đại đổ nước vào sông Nhật Lệ. Các xã nằm trên hai bờ sông Kiến Giang bao gồm: An Thủy, Xuân Thủy, Thị trấn Kiến Giang, Mai Thủy, Trường Thủy, Kim Thủy, xã Lộc Thủy, Phong Thủy, Liên Thủy, Mĩ Thủy, Văn Thủy.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các hệ thống các khe rạch, sông cụt chỉ có nước vào mùa mưa, bị cạn kiệt vào mùa khô.

Do đặc điểm của hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện bắt nguồn từ vùng núi cao, uốn lượn, chuyển hướng liên tục kết hợp với đặc điểm địa hình dốc nên thường gây sạt lở đất ven sông và gây ngập lụt ở các xã vùng thấp, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống dân cư trên địa bàn.

3.1.1.5. Sinh vật

Thảm thực vật: Với đặc điểm khí hậu mang tính chất đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ, lại nằm giữa hai luồng thực vật từ Bắc xuống và từ phía Nam lên nên thảm thực vật ở huyện Lệ Thủy rất phong phú, có các kiểu thảm thực vật tự nhiên nhiệt đới và á nhiệt đới. Ngoài ra, còn có thảm thực vật nhân tạo như rừng trồng, cây ăn quả, cây công nghiệp và các cây ngắn ngày v.v.

Rừng có trữ lượng gỗ lớn với nhiều loại gỗ quý như lim, sến, kiền kiền... và nhiều loại lâm sản khác như mây, tre, nứa, lồ ô v.v. Năm 2015, trên địa huyện còn 44036,12 (chiếm 31%) đất chưa sử dụng. Đây là tiềm năng cho phép mở rộng đất lâm nghiệp. Cần có biện pháp trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để tăng tỷ lệ che phủ rừng, đảm bảo giữ đất, giữ nước, chống xói mòn và phát huy hiệu quả tiềm năng quỹ đất.

Hệ sinh thái Rừng Lệ Thủy gồm nhiều nguồn ghen động thực vật quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam và của thế giới. Các loài chim ở đây khá đa dạng với 172 loài, có 3 loài đặc hữu cho Việt Nam.. Ngoài ra, kết quả khảo sát đã ghi nhận tại đây có 44 loài thú, trong đó có 19 loài được ghi trong sách đỏ thế giới (IUCN, 1996) và 16 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (Anon, 1992). Đặc biệt, có hai loài lần đầu tiên ghi nhận cho khu vực Lệ Thủy là sao la và mang lớn. Hai loài này hiện tại chỉ được biết từ Việt Nam và Lào v.v.

Lệ Thủy có bờ biển dài 20 km với nguồn thủy sản phong phú, có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cá thu, mực... Lệ Thủy có ưu thế về phát triển thủy sản ở cả 2 vùng: ven biển và nước ngọt. Vùng ven biển và vùng đầm phá có những đặc thù của hệ sinh thái ven bờ nên có khả năng nuôi tôm trên cát cho hiệu quả cao. Đặc biệt vùng ven biển có thể nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thuỷ sản có giá trị như tôm sú, cua, rau câu, nhuyễn thể, loại cá đặc sản đầm phá v.v. Các ao, đầm tự nhiên và hồ, đập thủy lợi, thủy điện có tiềm năng phát triển nuôi cá nước ngọt và phát triển du lịch sinh thái.

3.1.1.6. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của dãy Trường Sơn. Theo số liệu thực đo tại trạm Lệ Thủy tổng kết trong nhiều năm, khí hậu có đặc trưng cơ bản như sau:

a. Nhiệt độ không khí

- Nhiệt độ trung bình năm: 25,6oC

- Các tháng mùa hè (tháng 5 đến tháng 9):

+ Nhiệt độ trung bình: 28  29,7oC

+ Nhiệt độ tối cao trung bình: 31oC.

- Nhiệt độ cực đại trung bình tháng nóng nhất: 31,5oC (tháng 6) - Các tháng mùa đông (tháng 11 đến tháng 3):

+ Nhiệt độ trung bình: (2122)oC + Nhiệt độ trung bình tối thấp: 19oC + Biên độ nhiệt trung bình tháng: 7oC b. Độ ẩm

- Mùa đông độ ẩm tương đối trung bình tháng: 82%.

- Mùa hè độ ẩm trung bình tháng chỉ đạt : 7581%.

c. Lượng mưa

- Mùa mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9  tháng 12, lượng mưa chiếm 70  75% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tháng trong thời kỳ này đạt 400mm, tháng 10 có lượng mưa lớn nhất: 434mm.

- Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 25  30% lượng mưa năm. Lượng mưa tháng trong thời kỳ này chỉ đạt 25mm, tháng 3 có lượng mưa nhỏ nhất trong năm 12mm

+ Lượng mưa trung bình nhiều năm: 2300 mm + Lượng mưa lớn nhất trung bình năm: 3307 mm + Lượng mưa nhỏ nhất năm: 1111 mm

+ Lượng mưa ngày lớn nhất: 332 mm.

- Số ngày mưa trung bình năm: 145 ngày.

+ Tháng 11 là tháng có số ngày mưa lớn nhất: 21 ngày.

+ Tháng 4 là tháng có số ngày mưa nhỏ nhất: 8 ngày.

d. Chế độ gió

Khu vực có những hướng gió chính như sau:

- Hướng Đông Bắc thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 3 với tốc độ trung bình 4  5m/s. Gió mùa Đông Bắc vào các tháng chuyển tiếp thường gây biến động bờ biển Quảng Nam mạnh nhất.

- Hướng Đông đến Đông Nam sau đó chuyển sang Tây đến Tây Nam trong những tháng từ 4  8. Tốc độ gió trung bình 4  6m/s.

- Vận tốc gió trung bình năm 2,9m/s, lớn nhất trung bình từ 18  20m/s, vận tốc gió cực đại khi có bão lên tới 40m/s.

e. Thời tiết đặc biệt

+ Bão: Thường xuất hiện từ tháng 7  tháng 9 Trung bình hàng năm có 0,5 cơn bão đổ bộ trực tiếp và 2  3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực xây dựng.

+ Gió Tây khô nóng: Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện vào khoảng tháng 5 đến tháng 8, mỗi tháng có từ 10 15 ngày khô nóng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của các đối tượng sử dụng đất tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)