CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Khái quát tình hình sử dụng đất tại huyện Lệ Thủy
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng SDĐ huyện Lệ Thủy được thể hiện ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lệ Thủy năm 2016
STT Mục đích SDĐ Mã
Diện tích Cơ cấu (ha) (%)
Tổng diện tích tự nhiên 140200 100
1 Đất nông nghiệp NNP 77110 55
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 28741 20
Nguồn: Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai huyện Lệ Thủy, năm 2016
Hình 3.4. Cơ cấu nhóm đất chính năm 2016 a. Hiện trạng SDĐ nông nghiệp
40 55 5
Nhóm đất nông nghiệp Nhóm đất phi nông nghiệp Nhóm đất chưa sử dụng
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 41359 30
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4206 3
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 2804 2
2 Đất phi nông nghiệp PNN 56080 40
2.1 Đất ở OTC 35050 25
2.2 Đất chuyên dùng CDG 14020 10
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 701 1
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 701 1
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 4206 2
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1402 1
3 Đất chưa sử dụng CSD 7010 5
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 77110 ha, chiếm 55 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, tập trung chủ yếu xã Liên Thủy, Phong Thủy, Lộc Thủy, An Thủy.
* Đất sản xuất nông nghiệp - Đất trồng cây hàng năm
Có diện tích 26638 ha, chiếm 19% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó đất trồng lúa là 25236 ha và đất trồng cây hàng năm khác là 1402 ha. Chủ yếu là trồng lúa 2 vụ và các loại rau, đậu cung cấp cho địa phương và khu vực lân cận. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của việc SDĐ chỉ đạt được những kết quả nhất định.
- Đất trồng cây lâu năm
Với diện tích 2103 ha chiếm 1,5% tổng diện tích đất tự nhiên, phần lớn là diện tích đất vườn tạp nằm xen kẽ trong các khu dân cư, nhìn chung chưa được đầu tư khai thác tốt.
* Đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp là 41359 ha chiếm 24,5 % tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng sản xuất chiếm 39100 ha và 2259 ha rừng phòng hộ tuy nhiên hiệu quả kinh tế của diện tích rừng trên là không cao.
* Đất nuôi trồng thuỷ sản
Với diện tích 4206,00 ha, chiếm 3 % tổng diện tích đất tự nhiên. Việc nuôi trồng thuỷ sản trong những năm gần đây đã có những bước phát triển nhưng hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản chưa tương xứng với tiềm năng, kết quả đạt được chưa cao, do nhiều nguyên nhân như trình độ kỹ thuật của người dân, đầu ra của sản phẩm không ổn định, thêm vào đó do chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lụt cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Tuy nhiên đây cũng là kết quả bước đầu, việc khai thác sử dụng còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
* Đất nông nghiệp khác
Chỉ có 2804,00 ha đất nông nghiệp khác chiếm 2% tổng diện tích tự nhiên, là diện tích đất trại chăn nuôi, hiệu quả SDĐ thấp.
Tóm lại: Đất nông nghiệp ở huyện hầu hết đã được đầu tư khai thác sử dụng tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa đạt yêu cầu, nhất là diện tích đất rừng sản xuất. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá. Do vậy ngành nông nghiệp cần đầu tư chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật để ổn định và đi vào thâm canh.
b. Hiện trạng SDĐ phi nông nghiệp
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp trên toàn huyện là 56080 ha, chiếm 40 % tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất ở (35050 ha chiếm 25 % diện tích tự nhiên)
* Hiện trạng SDĐ ở
Tổng diện tích đất ở là 35050 ha chiếm 62,5 % nhóm đất phi nông nghiệp và 25% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích này không ngừng được mở rộng do quá trình đô thị hóa.
* Đất chuyên dùng
Tổng quỹ đất chuyên dùng là 14020 ha chiếm 25 % nhóm đất phi nông nghiệp và bằng 10 % tổng diện tích đất tự nhiên
* Đất tôn giáo tín ngưỡng
Có diện tích 701ha chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên phân bố rải rác ở các xã phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất nghĩa trang nghĩa địa có diện tích 701 ha, chiếm 0,5 % tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên tồn tại hiện nay là một diện tích rất lớn đất trang nghĩa địa đang nằm xen kẽ trong các khu dân cư, giữa các đồng lúa gây khó khăn trong việc sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Ngoài ra, do tập quán chôn cất của một số nơi nên mật độ SDĐ thường không cao, gây lãng phí trong việc SDĐ.
* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Chiếm 3% tổng diện tích đất tự nhiên với tổng diện tích 4206 ha, phần lớn là diện tích sông ngòi, kênh, rạch, suối. Đây là điều kiện tốt để phát triển loại hình nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên chưa được đầu tư để khai thác nên hiệu quả kinh tế của việc SDĐ là rất thấp.
c. Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng của toàn huyện là 7010 ha, chiếm 5% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó hầu hết là đất bằng chưa sử dụng,. Có thể coi đây là một tiềm năng có thể khai thác để xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các khu dân cư, khu vực sản xuất,... góp phần thúc đẩy KTXH phát triển và bảo vệ môi trường.