Tổ chức Nhà nước quản lý và quy trình thực hiện tài chính về đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của các đối tượng sử dụng đất tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai tại huyện Lệ Thủy từ năm

3.3.1. Tổ chức Nhà nước quản lý và quy trình thực hiện tài chính về đất đai

Cơ quan nhận hồ sơ - Bộ phận tiếp nhận thuộc VPĐK QSDĐ huyện -UBND xã, thị trấn.

Cơ quan Thuế Chi cục thuế huyện Lệ Thủy

Cơ quan thu tiền - Kho bạc Nhà nước

- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (được ủy quyền thu)

Hình 3.5. Quan hệ công tác giữa các cơ quan về NVTC đất đai

Các cơ quan liên quan về việc thực hiện NVTC của các đối tượng SDĐ tại huyện Lệ Thủy

a. Văn phòng đăng ký QSĐ huyện, UBND cấp xã, thị trấn (những cơ quan này gọi chung là cơ quan nhận hồ sơ về NVTC) có trách nhiệm:

- Cấp phát và hướng dẫn người SDĐ kê khai đúng mẫu tờ khai tương ứng với khoản thu người SDĐ phải nộp.

- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của bộ hồ sơ của người SDĐ nộp, xác nhận và ghi đầy đủ các chỉ tiêu vào "Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định NVTC", sau đó chuyển giao cho Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy một bộ hồ sơ của người SDĐ thực hiện NVTC (NVTC).

- Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp các khoản NVTC do Chi cục Thuế chuyển đến, cơ quan nhận hồ sơ trao

"Thông báo nộp tiền" cho người SDĐ để người SDĐ thực hiện nộp tiền vào NSNN.

Khi trao "Thông báo nộp tiền" cho người SDĐ, cơ quan nhận hồ sơ phải yêu cầu người SDĐ ký tên, ghi rõ vào "Thông báo nộp tiền": họ, tên, ngày, tháng nhận được

"Thông báo nộp tiền".

b. Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy:

Để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao, đồng thời phù hợp với những thủ tục hành chính về thuế được qui định tại Luật Quản Lý thuế, Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy được tổ chức theo bộ máy gồm: 12 phòng chức năng.

(1) Đội tuyên truyền hỗ trợ và nghiệp vụ dự toán;

(2) Đội Kê khai kế toán thuế và tin học;

(3) Đội kiểm tra thuế kiêm kiểm tra nội bộ;

(4) Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;

(5) Đội trước bạ - thu khác và thu nhập cá nhân;

(6) Đội Hành Chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ;

(7) Đội thuế liên xã số 01 (8) Đội thuế liên xã số 02 (9) Đội thuế liên xã số 03

(10) Đội Thuế liên xã số 04 (11) Đội thuế liên xã số 05 (12) Đội thuế liên xã số 06

Trong đó, các khoản NVTC đất đai (thuế nhà đất, lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền SDĐ, tiền SDĐ, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ) là trách nhiệm của Đội trước bạ - thu khác và thu nhập cá nhân, có nhiệm vụ:

- Phối hợp với Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện trong việc in tờ khai các khoản thu liên quan đến nhà, đất theo đúng mẫu quy định tại Thông tư liên tịch 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT và hiện nay theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của BTC.

- Tiếp nhận bộ hồ sơ của người SDĐ thực hiện NVTC do Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện chuyển đến. Khi tiếp nhận hồ sơ, Chi cục Thuế phải căn cứ các quy định của pháp luật có liên quan để kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của từng loại giấy tờ có trong hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp pháp thì tiếp nhận và ghi vào "Sổ giao nhận hồ sơ về NVTC. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp pháp thì trả lại cho Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện bổ sung tiếp.

- Trong thời hạn ba (3) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ của người SDĐ thực hiện NVTC do Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện chuyển đến, Chi cục Thuế xác định và ghi đầy đủ các khoản NVTC mà người SDĐ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành; thủ trưởng Chi cục Thuế huyện ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào tờ "Thông báo nộp tiền".

- Mở sổ theo dõi và báo cáo định kỳ hàng tháng về tiến độ thực hiện nộp các khoản NVTC theo thông báo nộp tiền để xác định số tiền đã nộp NSNN và số tiền người SDĐ còn nợ trong kỳ.

- Thực hiện lưu trữ hồ sơ của người SDĐ thực hiện NVTC do Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện chuyển đến để làm căn cứ kiểm tra và giải quyết khiếu nại (nếu có).

c. Cơ quan thu tiền về thực hiện NVTC đất đai (Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng Nông ngiệp phát triển nông thôn (NNPTNT) huyện Lệ Thủy), có trách nhiệm:

- Thực hiện thu tiền theo "Thông báo nộp tiền" của Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy do người SDĐ hoặc người được người SDĐ uỷ quyền mang đến. Khi thu tiền, cơ quan thu tiền phải lập chứng từ thu tiền: "Giấy nộp tiền" nếu cơ quan Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng NNPTNT thu và thực hiện luân chuyển chứng từ thu tiền theo đúng qui định của pháp luật hiện hành.

- Trường hợp quá ngày phải nộp tiền ghi trên "Thông báo nộp tiền" của Chi cục Thuế, mà người SDĐ vẫn chưa thực hiện nộp tiền vào NSNN thì cơ quan thu tiền thực hiện phạt chậm nộp theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi thu tiền phạt, cơ quan thu phải lập chứng từ thu tiền phạt, thực hiện luân chuyển chứng từ và quản lý số tiền phạt chậm nộp thu được theo đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và các khoản thu NSNN.

3.3.1.2. Đánh giá quy trình thực hiện tài chính về đất đai

Quy trình thực hiện NVTC (NVTC) đất đai được thực hiện theo Thông tư 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT và Quyết định số 5103/QQĐ-UBND ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quy định tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnhvà sau này là Quyết định 9345/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và Quyết định số 6876/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp giải quyết một số thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ban hành kèm theo Quyết định số 9975/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện NVTC đất đai thuận lợi trong việc thực hiện chuyên môn của mình.

Qua kết quả điều tra 100% cán bộ thực hiện NVTC đất đai đánh giá quy trình thực hiện NVTC đất đai hiện nay đơn giản, nhanh gọn. Văn bản hướng dẫn NVTC ngày càng đáp ứng được những vướng mắc trong quá trình thực thi NVTC đất đai, cùng sự chỉ đạo sâu xác, kịp thời của cấp trên, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện NVTC của cơ quan thực thi.

Quy trình “một cửa”, “một cửa liên thông” đã khắc phục được nhiều hạn chế về thủ tục hành chính đất đai, với những ưu điểm nổi bật sau:

- Thông tư đã nêu và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan đến NVTC đất đai: cơ quan nhận hồ sơ, cơ quan tính thuế, cơ quan thu thuế.

- Với quy trình “một cửa liên thông” hộ gia đình, cá nhân nộp thuế không phải đến nhiều nơi để thực hiện cùng một công việc, do đó giảm thiểu được nhiều thời gian giao dịch, hạn chế tối đa những phiền hà không đáng có; bên cạnh đó cơ quan thuế cũng giảm được nhiều nhân lực và thời gian để đầu tư tập trung vào công tác chuyên môn.

Không chỉ riêng cán bộ quản lý, người SDĐ đa số cũng đồng tình với những ưu điểm của quy trình thực hiện NVTC (NVTC) hiện nay.

Bảng 3.7. Quy trình thực hiện NVTC theo ý kiến của người sử dụng đất

STT Nội dung Số

lượng

Tỷ lệ (%)

1 Đơn giản, nhanh gọn 53 88,33

2 Bình thường 6 10,00

3 Phức tạp 1 1,67

4 Không phù hợp 0 0,00

Tổng cộng 60 100,00

Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý Kết quả điều tra tại bảng 3.7 cho thấy trong 60 hộ gia đình, cá nhân, có 53 hộ chiếm tỷ lệ 88,33% đánh giá quy trình thực hiện NVTC đất đai hiện nay theo quy định mới đơn giản và nhanh gọn, người SDĐ không phải đến nhiều nơi để thực hiện đóng thuế. Như vậy, kết quả điều tra giữa cán bộ quản lý và người SDĐ có sự đồng thuận cao về quy trình thực hiện NVTC hiện nay đơn giản và nhanh gọn hơn so với quy định trước đây. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là không ít người SDĐ không hiểu rõ những quy định về NVTC đất đai, dẫn đến việc chậm trễ nộp NVTC.

Bảng 3.8. Những vướng mắc theo đánh giá của người sử dụng đất

STT Nội dung Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Giá đất tính thuế 49 81,67

2 Quy trình thực hiện NVTC 2 3,33

3 Cách tính thuế 1 1,67

4 Giá đất tính thuế và quy trình 3 5,00

5 Giá đất tính thuế và cách tính thuế 5 8,33

6 Không vướng mắc 0 0,00

Tổng cộng 60 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý

Kết quả điều tra tại bảng 3.8 cho thấy, 81,67% hộ gia đình cá nhân thắc mắc về giá đất tính thuế và 8,33% hộ dân thắc mắc về giá đất tính thuế và cách tính thuế. Thắc mắc về giá đất và cách tính thuế chiếm tỷ lệ cao so với những thắc mắc khác như thắc mắc về quy trình chỉ chiếm 3,33%. Để giải quyết vấn đề về giá đất, có thể căn cứ vào mức thu nhập và chi tiêu bình quân của người dân trên địa bàn huyện, xây dựng Bảng giá đất tiệm cận giá thị trường. Thu tiền SDĐ 20% so với giá thị trường cho diện tích nằm trong hạn mức, 40% cho diện tích đất vượt hạn mức.

Tóm lại: Quy trình thực hiện NVTC về đất đai hiện nay được thực hiện theo Thông tư liên tịch 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT và Quyết định số 5103/QQĐ-UBND ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quy định tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thực hiện tốt công tác quản lý và người SDĐ không phải đến nhiều nơi để thực hiện thủ tục đóng thuế.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của các đối tượng sử dụng đất tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)