Như chúng ta đã biết, quản lý và sử dụng đất là hai mặt của một vấn đề mà chúng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động với nhau để tạo ra hiệu quả tích cực hoặc tiêu cực. Công tác quản lý tốt thì việc sử dụng đất cũng sẽ tốt hơn. Để việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã An Nhơn được tốt hơn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:
3.4.1. Giải pháp chung
Các cấp chính quyền, địa phương cần tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trình độ dân trí trong việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định rõ trong Luật Đất đai 2013, thực hiện kê khai, đăng ký biến động về quyền sử dụng đất kịp thời, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã.
Rà soát, bổ sung và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất. Cần nghiên cứu đề xuất ban hành các chính sách đặc thù để quản lý sử dụng đất và phát triển thị xã.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phù hợp quy hoạch tổng thể và yêu cầu về sử dụng đất tại đia phương. Tăng cường công tác quản lý đất đai theo quy hoạch được duyệt, hạn chế điều chỉnh quy hoạch. Tăng cường thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh
73 các trường hợp vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai.
3.4.2. Một số giải pháp cụ thể
3.4.2.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý đất đai
UBND tỉnh và thị xã nên có kế hoạch chung về đào tạo, nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức ở Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất nhằm trang bị kiến thức đầy đủ, kịp thời đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay.
Tăng cường phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng đất tại các địa phương trong thị xã nhằm tăng cường pháp chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng đất đai.
Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai ở thị xã và các xã, phường.
3.4.2.2. Giải pháp về công tác quản lý
Tăng cường thực hiện 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Phối hợp cùng Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường để chính lý hệ thống bản đồ địa chính.
Kế hoạch tập huấn cho cán bộ xã, phường về việc hoàn thiện hồ sơ địa chính, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc lập hồ sơ biến động và chỉnh lý trên sổ địa chính. Rà soát lại chính xác số lượng, diện tích, chủ sử dụng của từng thửa đất.
Tiến hành lập quy hoạch đất đai cấp xã nhằm tránh tình trạng sử dụng đất tùy tiện, trái pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và các thủ tục hành chính về đất đai để thực hiện và khắc phục kịp thời các sai phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc quản lý và sử dụng đất.
Những quy định, thủ tục hành chính của cơ quan quản lý đất đai cần phải tiếp tục công khai, minh bạch, cụ thể và giảm thiểu tối đa về thời gian giải quyết để nhân dân biết và tạo điều kiện thuận lợi trong thực việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh sử dụng các thiết bị kỹ thuật tiên tiến, phần mềm để quản lý và lưu trữ thông tin về đất đai theo hướng sử dụng các thông tin được số hóa, giúp cập nhật thông tin nhanh, công tác lưu trữ thuận lợi và đồng bộ hơn về những biến động đất đai hay tình trạng pháp lý của từng trường hợp sử dụng đất.
74 3.4.2.3. Giải pháp về sử dụng đất
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thật hợp lý, hiệu quả trên cơ sở thực tế và yêu cầu sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất của các dự án trên địa bàn thị xã cần phải có danh mục công trình cụ thể, đưa vào thực hiện đúng tiến độ và thời hạn quy hoạch ngay sau khi được phê duyệt, tránh tình trạng quy hoạch treo, thực hiện kéo dài gây lãng phí quỹ đất.
Đối với diện tích đất nông nghiệp còn lại cần có kế hoạch sử dụng để đầu tư, khai thác hiệu quả. Chuyển đổi mô hình theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp kết hợp khai thác dịch vụ, sinh thái. Các diện tích đất phi nông nghiệp phải được kiểm tra, rà soát thường xuyên, đảm bảo tận dụng tối đa diện tích đất tránh hiện tượng để đất hoang hóa, không đưa vào sử dụng.
Xây dựng kế hoạch đưa phần diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng đảm bảo hợp lý, hiệu quả, tăng tỷ lệ sử dụng đất, khai thác tối đa tiềm năng của đất đai.
Sử dụng đất phải tiết kiệm và gắn hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người sử dụng đất, phát triển thị trường quyền sử dụng đất hợp lý và không gây nên những cơn sốt ảo.
3.4.2.4. Giải pháp về cơ chế chính sách về quản lý sử dụng đất
Rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, bổ sung những văn bản không phù hợp với quy định của pháp luật, những văn bản đã hết thời hạn.
Cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước về đất đai.
Đề xuất chính sách về quản lý đất đô thị mang tính đặc thù về đất đai như chính sách tài chính, quy định xử lý các vi phạm trong quản lý sử dụng đất tại thị xã.
75 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ