Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp định giá đất cho các dự án bất động sản tại thành phố đà nẵng (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Vùng đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông.

Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam.

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Quốc lộ14B nối cảng biển Tiên Sa, Liên Chiểu đến Tây Nguyên và nối với hệ thống đường xuyên qua Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan, Myanma. Đà Nẵng còn là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến các nước vùng Đông Bắc.

Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2. 3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có đồi núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, chủ yếu ở độ cao 700 - 1500m, độ dốc lớn, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch của Thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và Tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp, chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, lại là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và các khu chức năng của Thành phố.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng và mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình hằng năm

khoảng 250C. Riêng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 15-200C, là địa bàn du lịch nghỉ mát lý tưởng. Khí hậu thành phố là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam mà tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, thỉnh thoảng có đợt rét nhưng không đậm và kéo dài.

3.1.1.4. Thủy văn

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên không lớn, nhưng lại có mạng lưới sông rất phức tạp. Các sông thuộc Thành phố chủ yếu là các sông thuộc hạ lưu hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, chế độ thuỷ văn trên các sông này chịu sự chi phối trực tiếp bởi chế độ mưa trên toàn lưu vực, mà phần lớn diện tích lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam, chỉ có lưu vực sông Cu Đê và Tuý Loan là có lưu vực nằm trọn trong địa phận của TP Đà Nẵng.

Tình hình thủy văn mùa cạn:

Mực nước trung bình: Mực nước trung bình vùng sông không ảnh hưởng triều nhìn chung có xu thế giảm dần từ tháng 1 đến giữa tháng 4, cuối tháng 4 và tháng 5 dòng chảy được nâng cao hơn sau đó tiếp tục suy giảm đến giữa tháng 8. Mực nước trung bình tháng thấp nhất trên hầu hết các sông tập trung chủ yếu vào thời kỳ cuối tháng 7, đầu tháng 8.Mực nước trung bình các tháng mùa cạn có xu thế giảm dần từ tháng 1 đến tháng 7, riêng tháng 5 mực nước được nâng cao hơn. Mực nước trung bình tháng đạt giá trị nhỏ nhất tập trung vào tháng 7.

Mực nước thấp nhất: Mực nước thấp nhất năm thể hiện mức độ cạn kiệt của dòng chảy trong năm. Theo số liệu đo đạc tại các trạm vùng sông không ảnh hưởng triều, mực nước thấp nhất trong năm xuất hiện vào cuối tháng 7 và mực nước thấp nhất năm vùng sông ảnh hưởng triều xuất hiện chủ yếu vào đầu tháng 7; riêng tại Câu Lâu xuất hiện muộn hơn (cuối tháng 7).

Tình hình thủy văn mùa lũ:

Mực nước trung bình: Mực nước trung bình các tháng mùa lũ (tháng 9-12) trên hầu hết các sông đều ở mức xấp xỉ, cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, riêng tháng 12 mực nước trung bình tháng trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy, Câu Lâu ở mức thấp hơn TBNN.

Mực nước cao nhất năm: Đặc trưng mực nước cao nhất năm (đỉnh lũ năm) thể hiện mức độ lũ lớn hay nhỏ trong năm. Mùa lũ năm 2008, trên hầu hết các sông đã xuất hiện lũ đạt trên mức báo động BĐ3, riêng sông Hàn tại Cẩm Lệ ở trên mức BĐ2.

Mực nước cao nhất năm 2008 tại Trạm Cẩm Lệ, các trạm ở thượng nguồn như Thành Mỹ, Hội Khách, hiệp Đức ở mức thấp hơn mực nước cao nhất TBNN, các trạm khác ở mức cao hơn.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

Đà Nẵng có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên nước và tài nguyên đất.

Tài nguyên khoáng sản gồm có: Cát trắng tập trung ở Nam Ô, Đá hoa cương ở Non Nước,; Đá xây dựng - là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố - tập trung ở khu vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố; Đá phiến lợp, Cát lòng sông Vĩnh Điện, Túy Loan, sông Yên, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hòa Bắc, Hòa Liên.; cuội sỏi xây dựng; Laterir với 03 mỏ được ở La Châu, Hòa Cầm, Phước Ninh - sản phẩm phong hóa của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek; Vật liệu san lấp; Đất sét; Nước khoáng ở Đồng Nghệ; Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.

Tài nguyên rừng:Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: Rừng đặc dụng: 22.745 ha, trong đó đất có rừng là 15.933 ha; Rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là 17.468 ha; Rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha. Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

Tài nguyên nước:Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn. Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)... với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50 - 200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 - 200.000 tấn hải sản các loại. Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt... Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng

Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2). Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc...Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tôm sú và tôm hùm.

Tài nguyên đất:Với diện tích 1.255,53 km2 (chủ yếu là đất đồi núi và đảo, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa với diện tích 305 km2); thành phố có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng... Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật.Trong 1.255,53 km2 diện tích, chia theo loại đất có:

- Đất lâm nghiệp: 514,21 km2; - Đất nông nghiệp: 117,22 km2;

- Đất chuyên dùng (sử dụng cho mục đích công nghiệp, xây dựng, thủy lợi, kho bãi, quân sự...): 385,69 km2;

- Đất ở: 30,79 km2;

- Đất chưa sử dụng, sông, núi: 207,62 km2.

Nhìn chung, Đà Nẵng là một vùng đất có nhiều tài nguyên phong phú, là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả nước, là nơi có tiềm năng du lịch nhờ các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Có nhiều danh lam thắng cảnh như đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà, núi Chúa, Ngũ Hành Sơn, các bãi tắm Mỹ Khê, Non Nước, Bảo tàng Chăm với di tích Chăm gắn kết với phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế và các tỉnh duyên hải miền Trung. Những tài nguyên này là điều kiện cho phép Đà Nẵng phát triển nhiều loại hình du lịch như nghỉ mát, tắm biển, tham quan, du lịch nghiên cứu, du lịch văn hoá…

3.1.1.6. Cảnh quan và môi trường

Đà Nẵng là thành phố du lịch, thành phố hiện đại, thân thiện và có thể nói là một trong những thành phố nằm trong danh sách thành phố đáng sống tại Việt Nam. Khi mà thành phố không chỉ phát triển trong lối thiết kế cảnh quan đô thị mà còn là những dịch vụ tiện ích, mang tính nhân dân, vì dân.

Là thành phố du lịch do vậy cảnh quan môi trường nơi đây rất được quan tâm.

Tại Đà Nẵng các tuyến phố khu vực công cộng cũng như tổng thể cảnh quan đều được xây dựng và quy hoạch có tổng thể đặc biệt là khu vực tắm và hai bên sông Hàn. Nổi tiếng với nhiều quần thể kiến trúc độc đáo như cầu sông Hàn có thể xoay, cũng là nơi hàng năm cứ hẹn lại lên là địa điểm tổ chức bắn pháo hoa quốc tế, thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước tham dự.Hay những nét truyền thống, những di tích xưa ẩn dấu trong lòng thành phố - phố cổ Hội An là minh chứng cho sự kết hợp giữa cảnh kiến trúc cảnh quan hiệnđại với cảnh quan truyển thống, cổ, gắn liền với lịch sử.

Đà Nẵng hướng tới việc phát triển đô thị xanh do vậy thành phố rất chú trọng trong việc tạo môi trường sống an lành, sạch, thoải mái cho người dân cũng như du khách khi đến đây. Cụ thể là Đà Nẵng không hề có rác tại biển với hệ thống thùng rác công cộng đi liền với ý thức của người dân cũng như khách du lịch đã tạo nên môi trường sống xanh, sạch.

Những kiến trúc mang tầm vóc của một thành phố du lịch đầy tiềm năng trong tương lai chính là những gì mà Đà Nẵng hướng đến. Trong tương lai Thành phố Đà Nẵng sẽ là địa danh gắn liền với một thành phố du lịch mang tầm cỡ quốc tế. cổ, gắn liền với lịch sử

Một phần của tài liệu Giải pháp định giá đất cho các dự án bất động sản tại thành phố đà nẵng (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)