Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống lúa chịu mặn tại quảng nam (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM

3.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm

Chiều cao cây là đặc tính di truyền của mỗi giống và là đặc điểm hình thái rất được quan tâm trong quá trình thực hiện thí nghiệm. Đây cũng chính là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của lúa, đồng thời xác định được ảnh hưởng của các mức độ mặn đến cây. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau thì sự tăng trưởng chiều cao cũng khác nhau. Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ, mức độ mặn. Các giống thích nghi và chống chịu mặn tốt thì có khả năng sống sót cao và thân cây phát triển hơn các giống khác.

Nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao cây cho biết mức độ sinh trưởng của từng giống và của các giống với các mức độ mặn khác nhau trong đất và nước ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau. Từ đó có thể xác định được giống nào có triển vọng nhất. Sự tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3, hình 3.4 và 3.5. Qua đó, chúng tôi nhận thấy: Động thái tăng trưởng chiều cao cây lúa có xu hướng tăng dần đều qua các ngày điều tra. Các giống được trồng tại các thời vụ khác nhau có chiều cao cây khác nhau.

Bng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao các giống lúa thí nghiệm

Đơn vị tính : cm

Giống

Ngày sau cấy (cm) Chiều cao

cuối cùng (cm)

9 16 23 30 37 44 51 58 65

Vụ Đông xuân 2016-2017

H1 30,0c 35,1e 41,2de 46,1d 51,2f 59,6e 66,8g 82,7d 84,9g 85,5f H5 31,3b 37,3a 44,6a 50,0a 56,6b 62,2b 69,6de 77,4f 89,4d 91,5bc DV4 32,0ab 36,7abc 41,7cd 47,3c 55,1c 61,3bc 72,6ab 88,6a 90,0cd 90,6cd GSR50 29,3c 34,1f 40,6e 46,3d 53,1de 60,8cd 67,1fg 74,6g 89,8cd 91,6abc GSR58 32,8a 37,2abc 42,1c 48,5b 54,8c 62,2b 70,6cd 86,2b 90,3c 91,5bc GSR66 30,1c 35,5de 41,9cd 47,5c 53,2d 60,6cde 68,6ef 86,2b 88,2e 89,3de GSR81 32,0ab 36,2bcd 40,8e 46,1d 52,4e 60,1de 66,6g 85,5c 87,1f 87,4ef GSR84 31,2b 36,2cd 42,1c 48,5b 54,6c 60,7cd 73,0ab 86,4b 87,6ef 88,3e GSR90 32,8a 37,4a 44,8a 50,3a 57,5a 64,3a 71,7bc 78,7e 92,6b 93,3ab HT1(đ/c) 31,6b 37,2ab 43,1b 48,1b 56,1b 62,3b 73,6a 82,3d 93,5a 93,5a

LSD0,05 0,89 1,02 0,77 0,57 0,76 1,07 1,51 0,65 0,77 1,90 Vụ Hè thu 2017

H1 31,2cd 35,7de 40,7f 45,1f 51,6ef 57,7g 65,5h 82,0d 85,2f 85,2e H5 31,9bcd 36,5bc 45,1a 51,8a 56,2a 63,3a 71,7b 80,7e 90,8b 90,2c DV4 32,7ab 37,1b 42,6cd 46,4e 52,1de 60,1d 70,1cd 88,1a 89,0d 89,6c GSR50 31,0d 35,1e 39,6g 44,0g 51,6ef 58,6f 68,3e 75,1g 90,2c 90,8bc GSR58 32,8ab 36,5bc 41,8e 47,5c 52,5d 60,4d 69,6d 88,7a 90,0c 91,1abc GSR66 29,8e 34,3f 38,7h 45,1f 51,0f 58,3fg 67,3f 84,0c 87,1e 87,8d GSR81 32,2b 36,7bc 40,2fg 46,6de 52,7cd 60,5d 66,5g 85,5b 87,2e 87,4d GSR84 32,7ab 37,1b 43,2bc 49,7b 54,1b 59,5e 73,1a 85,7b 87,2e 87,6d GSR90 33,1a 38,0a 43,7b 49,4b 55,5a 62,3b 70,3c 79,7f 91,7a 92,6a HT1(đ/c) 33,4a 36,0cd 42,4de 47,1cd 53,3c 61,3c 72,3b 80,8e 89,0d 92,1ab

LSD0,05 0,96 0,73 0,71 0,69 0,71 0,59 0,66 0,68 0,65 1,82 Ghi chú: Trong cùng 01 cột, các chữ cái khác nhau thì sai khác ý nghĩa với p < 0,05

- Thời kỳ 9 ngày sau cấy: Đây là thời kỳ lúa sau khi bén rễ hồi xanh, chuẩn bị bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Thời kỳ này cần bón thúc đợt 1 để lúa có điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hoá nhánh, đẻ nhánh sớm và tập trung, tạo điều kiện cho số nhánh hữu hiệu cao sau này. Nhìn chung trong thời gian này cây lúa chỉ mới bén rễ hồi xanh, chưa có phát triển về chiều cao rõ rệt so với chiều cao cây mạ lúc bắt đầu cấy (bảng 3.1). Ở vụ Đông xuân 2016-2017, giống GSR58 và GSR90 có chiều cao cao nhất là 32,8 cm, giống GSR50 thấp nhất là 29,3 cm. Ở vụ Hè thu 2017, giống có chiều cao cao nhất là HT1 (33,4 cm), thấp nhất là giống GSR66 (29,8 cm).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

9 16 23 30 37 44 51 58 65 CCCC

Ngày sau cấy cm

H1 H5 DV4 GSR50 GSR58 GSR66 GSR81 GSR84 GSR90 HT1(đ/c)

Hình 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao các giống lúa thí nghiệm vụ Đông xuân 2016-2017

- Thời kỳ từ 16 đến 37 ngày sau cấy: Đây là thời kì cây lúa bén rễ hồi xanh đến khi kết thúc đẻ nhánh. Giai đoạn này cây lúa có nhu cầu dinh dưỡng lớn để tập trung cho bộ rễ phát triển, ra lá và đẻ nhánh. Đây cũng là thời kỳ tăng trưởng lá và nhánh lớn nhất. Chiều cao cây lúa giai đoạn này tăng dần đều qua các ngày điều tra ở cả 2 vụ thí nghiệm. Vụ Đông xuân 2016-2017, chiều cao các giống đạt từ 51,2 cm – 57,5 cm (37 ngày sau cấy). Trong đó giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao lớn nhất là GSR90 (20,0 cm) và giống có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là H1 (16,1 cm). Vụ Hè thu 2017, chiều cao các giống đạt từ 51,0 cm – 56,2 cm (37 ngày sau cấy, giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao lớn nhất là H5 (19,7 cm) và giống có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là DV4 (15,0 cm). Nhìn chung ở cả 2 vụ, các giống lúa thí nghiệm có sự chênh lệch chiều cao không lớn trong giai đoạn này.

- Thời kỳ từ 37 đến 51 ngày sau cấy: Đây là thời kì cây lúa hình thành đòng chuẩn bị cho thời kì trổ bông. Ở những giống lúa ngắn ngày có sự vượt trội về chiều

cao để chuẩn bị trổ sớm. Ở 51 ngày sau cấy, chiều cao của các giống dao động từ 66,8 cm – 73,6 cm trong vụ Đông xuân 2016-2017và từ 65,5cm – 73,1 cm trong vụ Hè thu 2017.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

9 16 23 30 37 44 51 58 65 CCCC

Ngày sau cấy

cm H1

H5 DV4 GSR50 GSR58 GSR66 GSR81 GSR84 GSR90 HT1(đ/c)

Hình 3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao các giống lúa thí nghiệm vụ Hè thu 2017

- Thời kì 58 ngày sau cấy: Kết quả điều tra ở thời kì này cho thấy, động thái tăng trưởng chiều cao của các giống tương đối mạnh, chiều cao cây tăng từ 7,0 cm (GSR90) đến 18,9 cm (GSR81) ở vụ Đông xuân 2016-2017 và từ 6,8 cm (GSR50) đến 19,2 cm (GSR58) ở vụ Hè thu 2017 so với thời kì 51 ngày sau cấy. Nguyên nhân có sự thay đổi này là do vào định kỳ lần này cây lúa đã bước vào thời kỳ trổ bông nên chiều cao cây có sự gia tăng đột ngột của các đốt tạo điều kiện để cây lúa trổ.

- Thời kì 65 ngày sau cấy: Kết quả điều tra ở thời kì này dễ dàng nhận thấy:

Đối với các giống ngắn ngày (H1, H5, GSR58, GSR66, GSR81, GSR84), động thái tăng trưởng chiều cao gần như ổn định và không tăng nhiều so với thời kì 58 ngày sau cấy. Chiều cao tăng từ 1,3 cm (GSR84) đến 4,1cm (GSR58) ở vụ Đông xuân 2016-2017 và từ 1,0 (DV4) đến 3,2 cm (H1) ở vụ Hè thu 2017. Nguyên nhân là do các giống ngắn ngày đã hoàn thành thời kì làm đòng và trổ, chuyển sang thời kì vào chắc và chín nên chiều cao không tăng nhiều và dần ổn định.

Đối với các giống trung ngày (H5, GSR50, GSR90, HT1), động thái tăng trưởng chiều cao vẫn tiếp tục tăng nhanh trong thời kì này. Nguyên nhân là do đây thời kì các giống chuẩn bị trổ nên chiều cao vẫn tiếp tục tăng. Chiều cao tăng từ 11,2 cm

(HT1) đến 15,2cm (GSR50) ở vụ Đông xuân 2016-2017 và từ 8,3 (HT1) đến 15,0 cm (GSR50) ở vụ Hè thu 2017.

- Chiều cao cuối cùng: Bản chất di truyền của giống về chiều cao thể hiện rõ ở chiều cao cây cuối cùng. Các giống khác nhau có chiều cao cây khác nhau và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Chiều cao cuối cùng các giống trong thí nghiệm dao động từ 85,5 cm (H1) - 93,5 cm (HT1) ở vụ Đông xuân 2016 - 2017 và từ 85,2 cm (H1) – 92,6 cm (GSR90) ở vụ Hè thu 2017.

Tóm lại, chiều cao là một đặc điểm phản ánh hình thái và khả năng sinh trưởng của giống trong điều kiện trồng trọt cụ thể. Kết quả thu được ở bảng 3.3, hình 3.4 và 3.5 phù hợp quy luật phát triển của cây lúa, chứng tỏ các giống lúa được nghiên cứu đều sinh trưởng bình thường. Trong cùng một điều kiện chăm sóc như nhau, sự khác biệt về chiều cao là do đặc điểm di truyền của giống đó quyết định và khả năng thích nghi của giống đó với chân đất cụ thể. Tất cả các giống thí nghiệm có chiều cao cây trung bình phù hợp với tình hình sản xuất và điều kiện thời tiết ở khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống lúa chịu mặn tại quảng nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)