CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.6. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT
Năng suất là yếu tố cơ bản của một giống, là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng, phát triển, tích lũy và tổng hợp chất hữu cơ của cây lúa. Trong chọn giống, ngoài việc chọn tạo ra những giống có năng suất cao, người ta còn chú ý đến các giống có chất lượng gạo cao. Ngoài yếu tố di truyền, năng suất của một giống còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh như khí hậu thời tiết, kỹ thuật canh tác,...
Năng suất lúa được tạo thành bởi 3 yếu tố: số bông/m2, số hạt chắc/bông và P1000
hạt. Khi số bông tăng lên một cách hợp lý thì năng suất sẽ tăng, nhưng số bông/m2 tăng cao quá ngưỡng cho phép thì dẫn đến số hạt/bông và số hạt chắc/bông giảm, làm năng suất giảm theo. Còn P1000 hạt ít thay đổi do bị khống chế bởi kích thước vỏ trấu, mà kích thước vỏ trấu được quy định bởi kiểu gen của từng giống. Dựa vào mối tương qua giữa các yếu tố cấu thành năng suất ta có thể tác động nhiều biện pháp kỹ thuật như: thời vụ, mật độ, cách chăm sóc…để các yếu tố cấu thành năng suất phát triển hợp lý cho năng suất cao nhất.
Qua nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.9 và hình 3.9, 3.10.
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm
Giống Số bông/
m2
Số hạt / bông (hạt)
Hạt chắc/
bông (hạt)
Tỷ lệ lép (%)
P1000 hạt
NSLT (tạ/ ha)
NSTT (tạ/ha) Vụ Đông xuân 2016-2017
H1 286,0e 113,5ab 82,8bcde 27,1 24,4 57,8de 46,33e H5 268,7f 104,2b 75,5e 27,4 25,2 51,2e 46,50e DV4 317,3c 111,5ab 82,2cde 26,2 24,5 63,9cd 51,33d GSR50 319,7c 104,9b 74,4e 28,7 23,8 56,7de 51,50d GSR58 349,3a 116,2a 94,4a 18,8 24,0 79,2a 57,33ab GSR66 331,3b 116,4a 91,8ab 21,1 24,6 74,8ab 54,00c GSR81 330,7b 118,1a 90,9abc 23,0 23,5 70,7bc 58,50a GSR84 333,3b 118,0a 90,7abcd 23,0 23,3 70,5abcd 56,17b GSR90 315,3c 117,2a 92,1a 21,4 24,4 70,8bc 51,83d HT1(đ/c) 296,3d 107,6ab 81,6de 24,0 22,4 54,2de 47,33e
LSD 0,05 7,89 10,99 9,20 7,98 1,55
Giống Số bông/
m2
Số hạt / bông (hạt)
Hạt chắc/
bông (hạt)
Tỷ lệ lép (%)
P1000 hạt
NSLT (tạ/ ha)
NSTT (tạ/ha) Vụ Hè thu 2017
H1 278,4e 102,2bc 79,8cde 21,9 24,4 54,2fe 42,17f H5 281,7g 95,2de 73,0f 23,3 25,2 51,8fg 43,17f DV4 313,3e 94,4de 76,1def 19,2 24,5 58,5de 44,17e GSR50 320,1cd 93,4e 70,0f 25,0 23,8 53,3fg 47,83d GSR58 333,0a 109,9a 89,4a 18,7 24,0 71,4a 53,33a GSR66 325,0bc 107,9ab 88,0ab 18,5 24,6 70,3a 51,50b GSR81 319,5d 106,6abc 82,5bcd 22,5 23,5 62,0cd 54,67a GSR84 329,3ab 110,0a 85,1abc 22,5 23,3 65,3bc 53,50a GSR90 313,3e 110,6a 88,3ab 20,1 24,4 67,5ab 49,50c HT1(đ/c) 287,3f 100,9cd 75,3ef 25,4 22,4 48,4g 44,17e
LSD 0,05 5,15 6,5 6,63 4,98 1,34
Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sai khác có ý nghĩa ở mức α=0,05
Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy:
- Số bông/m2: Đây là yếu tố chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi chế độ canh tác, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. Qua theo dõi bông/m2 trong vụ Đông xuân 2016-2017 có sự biến động lớn giữa các giống, từ 268,7 – 349,3 bông/m2. Hầu hết các giống đều có số bông/m2 cao hơn đối chứng HT1 (296,3 bông/m2), giống H5 có bông/m2 nhỏ nhất là 268,7 bông/m2 , các giống có số bông/m2 cao hơn các giống còn lại gồm GSR81 (330,7 bông/m2), GSR66 (331,3 bông/m2), GSR84 (333,3 bông/m2) và GSR58 (349,3 bông/m2). Vụ Hè thu 2017, số bông/m2 biến động từ 278,4 – 333,0 bông/m2. Đa số các giống đều có số bông/m2 cao hơn đối chứng HT1 (287,3 bông/m2 ). Các giống có bông/m2 đạt cao là GSR81 (319,5 bông/m2), GSR66 (325,0 bông/m2), GSR84 (329,3 bông/m2) và GSR58 (333,0 bông/m2).
- Số hạt/bông: Số hạt/bông của các giống lúa thí nghiệm ở cả 2 vụ có sự chênh lệch không lớn. Vụ Đông xuân 2016-2017, giống có số hạt/bông cao nhất là GSR81 (118,0 hạt/bông) và thấp nhất là giống H5 (104,2 hạt/bông). Vụ Hè thu 2017, giống có số hạt/bông cao nhất là GSR90 (110,6 hạt/bông) và thấp nhất là giống GSR50 (93,4 hạt/bông).
- Số hạt chắc/bông: Đây là yếu tố quan trọng thứ 2 trong các yếu tố cấu thành năng suất lúa, một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất thực thu. Vụ Đông xuân 2016-2017, một số giống có số hạt chắc/bông tương đối cao như:
GSR58 (94,4 hạt/bông), GSR90 (92,1 hạt/bông), GSR66 (91,8 hạt/bông), GSR81 (90,9 hạt/bông) và GSR84 (90,7 hạt/bông). Ở vụ Hè thu 2017, các giống có số hạt chắc/bông cao gồm: GSR58 (89,4 hạt/bông), GSR90 (88,3 hạt/bông), GSR66 (88,0 hạt/bông), GSR84 (85,1 hạt/bông) và GSR81 (82,5 hạt/bông).
- Khối lượng 1.000 hạt: Là yếu tố thứ ba cấu thành năng suất lúa, cũng là yếu tố ít biến động và ổn định nhất, nó chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống.
Do đó, trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ cân đo một lần cho cả 2 vụ sản xuất.
Các giống có khối lượng 1.000 hạt giao động từ 22,4 – 25,2 g. Giống có khối lượng 1.000 hạt cao nhất là H5 (25,2 g) và thấp nhất là HT1 (22,4 g).
- Năng suất lý thuyết: Đây là yếu tố đánh giá tổng quát tiềm năng năng suất của giống. Vụ Đông xuân 2016-2017, năng suất lý thuyết của các giống dao động lớn, từ 51,2 đến 79,2 tạ/ha và có sự sai khác giữa các giống. Giống có tiềm năng năng suất cao là giống: GSR58 (79,2 tạ/ha), GSR66 (74,8 tạ/ha); giống đối chứng HT1 đạt 54,2 tạ/ha. Vụ Hè thu 2017, Giống có năng suất lý thuyết cao là GSR58 (71,4 tạ/ha), GSR66 (70,3 tạ/ha); trong khi đó giống đối chứng HT1 đạt 48,4 tạ/ha.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tạ/ha
H1 H5 DV4 GSR50 GSR58 GSR66 GSR81 GSR84 GSR90 HT1 Giống lúa thí nghiệm
NSLT NSTT
Hình 3.9. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm vụ Đông xuân 2016-2017
- Năng suất thực thu: Là kết quả thực tế của quá trình sản xuất, là kết quả cuối cùng để chọn ra giống chịu mặn tốt trong các giống nghiên cứu. Vụ Đông xuân 2016- 2017, năng suất thực thu của các giống dao động từ 46,33 – 58,50 tạ/ha và có sự sai khác ý nghĩa. Bốn giống đạt năng suất thực thu cao gồm: GSR81 (58,5 tạ/ha), GSR58 (57,33 tạ/ha), GSR84 (56,17 tạ/ha)) và GSR66 (54,00 tạ/ha), trong khi đó đối chứng đạt 47,33 tạ/ha. Vụ Hè thu 2017, năng suất thực thu của các giống dao động từ 42,17 – 54,67 tạ/ha và có sự sai khác ý nghĩa. Các giống GSR81, GSR84, GSR58 và GSR66 đều có năng suất cao hơn đối chứng và cao hơn so với các giống còn lại, tương ứng 54,67 tạ/ha, 53,50 tạ/ha, 53,33 tạ/ha và 51,50 tạ/ha.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tạ/ha
H1 H5 DV4 GSR50 GSR58 GSR66 GSR81 GSR84 GSR90 HT1 Giống lúa thí nghiệm
NSLT NSTT
Hình 3.10. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm vụ Hè thu 2017
Như vậy, qua 2 vụ nghiên cứu, trong điều kiện nhiễm mặn có 4 giống đạt năng suất thực thu cao hơn đối chứng và cao vượt trội hơn so với các giống còn lại là GSR58, GSR66, GSR81 và GSR84.