Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống lúa chịu mặn tại quảng nam (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM

3.3.2. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Số nhánh hữu hiệu là một trong những chỉ tiêu sinh trưởng quyết định số lượng bông trên một đơn vị diện tích. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mà giống lúa đó đem lại. Khả năng đẻ nhánh phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như: Chế độ dinh dưỡng, mật độ gieo cấy, tuổi mạ, kỹ thuật bón phân, nhiệt độ, độ sâu mực nước trong thời kỳ này…Khả năng đẻ nhánh liên quan mật thiết đến số nhánh hữu hiệu hay số bông/đơn vị diện tích.

Những giống có khả năng đẻ nhánh sớm, tập trung, thường cho tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao và ngược lại. Động thái đẻ nhánh thể hiện sự đẻ nhánh sớm hay muộn, tập trung hay kéo dài. Đặc tính đẻ nhánh rất quan trọng, vì vậy khi nghiên cứu đặc tính này giúp chúng ta có cơ sở để tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm đạt được số nhánh hữu hiệu cao nhất. Qua nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.4, hình 3.6 và 3.7.

Kết quả ở bảng 3.4, hình 3.6 và 3.7 cho thấy:

- Số nhánh tối đa: Vụ Đông xuân 2016-2017, giống có số nhánh tối đa đạt cao nhất là GSR90 (10,1 nhánh/cây), thấp nhất là giống GSR66 (7,3 nhánh/cây), giống đối chứng có 9,4 nhánh/cây. Các giống lúa thí nghiệm đều có sự sai khác ý nghĩa và sai khác ý nghĩa so với đối chứng, trừ giống GSR90. Vụ Hè thu 2017, giống có số nhánh cao nhất là GSR90 (11,2 nhánh/cây) và thấp nhất là giống GSR58 (7,4 nhánh/cây).

Qua kết quả ở bảng 3.4 chúng tôi nhận thấy số nhánh tối đa không có sự khác biệt lớn 2 vụ và độ mặn cũng chưa ảnh hưởng rõ đến quá trình đẻ nhánh.

Bng 3.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Giống

Vụ Đông xuân 2016-2017 Vụ Hè thu 2017

Số nhánh tối đa (nhánh/cây)

Số nhánh hữu hiệu (nhánh/cây)

Tỷ lệ nhánh

hữu hiệu (%)

Số nhánh tối đa (nhánh/cây)

Số nhánh hữu hiệu (nhánh/cây)

Tỷ lệ nhánh

hữu hiệu (%)

H1 8,5b 4,5ef 52,9 8,7bc 3,2de 36,8

H5 7,7bc 4,2f 54,5 8,2cdef 3,1e 37,8

DV4 7,9bc 5,0de 63,3 7,6def 3,8cd 50,0

GSR50 8,1bc 5,4cd 66,7 8,4bcd 3,8cd 45,2

GSR58 7,6c 6,5a 85,5 7,4f 4,9a 66,2

GSR66 7,3c 6,2ab 84,9 7,5ef 4,5ab 60,0

GSR81 7,8bc 5,9abc 75,6 8,3bcde 4,1bc 49,4

GSR84 8,0bc 6,0abc 75,0 7,8def 4,2abc 53,8

GSR90 10,1a 5,7bc 56,4 11,2a 3,7cde 33,0

HT1(đ/c) 9,4a 4,9def 52,1 9,0b 3,2de 35,6

LSD0,05 0,84 0,71 - 0,82 0,67 -

Ghi chú: Trong cùng 01 cột, các chữ cái khác nhau thì sai khác ý nghĩa với p < 0,05

0 2 4 6 8 10 12

H1 H5 DV4 GSR50 GSR58 GSR66 GSR81 GSR84 GSR90 HT1(đ/c) Giống lúa thí nghiệm

nhánh/cây

Số nhánh tối đa (nhánh/cây) Số nhánh hữu hiệu (nhánh/cây)

Hình 3.6. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ Đông xuân 2016-2017

0 2 4 6 8 10 12

H1 H5 DV4 GSR50 GSR58 GSR66 GSR81 GSR84 GSR90 HT1(đ/c) Giống lúa thí nghiệm

nhánh/cây

Số nhánh tối đa (nhánh/cây) Số nhánh hữu hiệu (nhánh/cây)

Hình 3.7. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ Hè thu 2017

- Số nhánh hữu hiệu: Giữa 2 vụ thí nghiệm số nhánh hữu hiệu có sự khác biệt lớn. Số nhánh hữu hiệu ở vụ Đông xuân 2016-2017 của các giống dao động từ 4,2 nhánh/cây (H5) đến 6,5 nhánh/cây (GSR58), cao hơn vụ Hè thu 2017 chỉ đạt từ 3,1 nhánh/cây (H5) đến 4,9 nhánh/cây (GSR58). Ở vụ Hè thu 2017, giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng do nền nhiệt tương đối cao, độ mặn cao (độ mặn nước từ 3,4 đến 3,5 dS/m) nên đã ảnh hưởng đến khả năng hình thành nhánh hữu hiệu của các giống lúa. Vì vậy, các giống tuy có số nhánh tối đa cao nhưng số nhánh hữu hiệu thấp và thấp hơn so với vụ Đông xuân 2016-2017.

- Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Là phần trăm số nhánh thành bông so với số nhánh tối đa. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu quyết định bởi số nhánh hữu hiệu và số nhánh tối đa. Số nhánh hữu hiệu của các giống trong vụ Đông xuân 2016-2017(từ 52,1 đến 85,5%) cao hơn nhiều so với vụ Hè thu 2017 (33,0 – 66,0%). Ở vụ Đông xuân 2016-2017, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống đạt mức khá, trên 52%. Ở vụ Hè thu 2017, tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt thấp, 6/10 giống có tỷ lệ nhánh hữu hiệu < 50%, các giống còn lại < 70%, đối chứng đạt 35,6%. Tóm lại, độ mặn cao ở vụ Hè thu 2017 đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số giống lúa chịu mặn tại quảng nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)