MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 36)

2.1. MỤC TIÊU CỤ THỂ

- Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

2.2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

* Về nội dung: Công tác đào tạo nghề và hiệu quả đào tạo nghề ở huyện Quảng Trạch.

* Về không gian: Địa bàn huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình.

* Về thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp phục vụ đề tài được thu thập trong giai đoạn 5 năm (2009 – 2013). Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2014 thông qua điều tra, phỏng vấn các lao động đã được đào tạo nghề..

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

- Thưc trạng dân số, lao động và lao động nông thôn; Đối tượng học nghề; Quy mô đào tạo; Hoạt động đào tạo.

- Năng lực của cơ sở đào tao nghề: Số GV, Trình độ, Chuyên ngành, Năng lực thực tế; Cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo nghề.

- Kinh phí đầu tư đào tạo.

- Những khó khăn và tồn tại của công tác đào tạo nghề.

26

2.3.2. Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

- Số lao động học nghề được khảo sát nhu cầu: Nhóm nghề nông nghiệp, Nhóm nghề phi nông nghiệp

- Việc làm sau đào tạo: Số lao động tìm được việc làm sau đào tạo, số lao động tìm được công việc mới có thu nhập cao hơn, Số lao động học nghề được giới thiệu việc làm sau học nghề, Số lao động làm đúng ngành nghề được đào tạo, số lao động làm việc không đúng ngành nghề được đào tạo, Số lao động học nghề được đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, Số lao động không tìm được việc làm sau đào tạo - Thay đổi của LĐNT sau đào tạo: Thay đổi về trình độ lao động, Thay đổi về kiến thức sau khi được đào tạo, Thay đổi về kỹ năng sau khi được đào tạo, Thay đổi về thái độ sau khi được đào tạo, Thay đổi đời sống của lao động sau học nghề (thu nhập, tài sản)

- Thay đổi về cơ cấu lao động nông thôn: Nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ

- Ý kiến của người lao động về công tác đào tạo nghề: Hài lòng, Không hài lòng, Ý kiến khác

2.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu

Xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, huyện Quảng Trạch có 3 vùng sinh thái cơ bản là: Vùng đồi núi có 09 xã; vùng đồng bằng có 16 xã; vùng ven biển có 08 xã. Chúng tôi chọn 3 xã dựa vào các tiêu chí sau:

- Đại diện cho 3 vùng sinh thái khác nhau

- Có số lượng lao động nông thôn tham gia học nghề nhiều.

- Có điều kiện kinh tế xã hội điển hình cho 3 vùng sinh thái mà nó đại diện.

- Lao động nông thôn tham gia học nghề phân bố cả hai nhóm nghề: Nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp

Trên cơ sở đó chúng tôi chọn 3 xã sau: Xã Quảng Thạch là xã đại diện cho vùng sinh thái đồi núi, xã Quảng Phương là xã đại diện cho vùng sinh thái đồng bằng, xã Quảng Xuân là xã đại diện cho vùng sinh thái ven biển.

27 2.4.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ UBND tỉnh Quảng Bình, Chi cục thống kê tỉnh, sở Kế hoạch - đầu tư, sở Lao động thương binh và xã hội, UBND huyện Quảng Trạch các phòng, ban ngành, trường dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện Quảng Trạch, UBND một số xã, các công trình nghiên cứu khoa học, các báo cáo đã được công bố liên quan đến vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong và ngoài nước. Các thông tin, số liệu thứ cấp của 5 năm qua (2009-2013) sẽ được thu thập để phục vụ cho đề tài nghiên cứu này.

2.4.3. Thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn bán cấu trúc lao động đã tham gia học nghề, bao gồm: 120 lao động đã được đào tạo nghề trong đó, mỗi xã chọn 40 lao động. Tiêu chí chọn mẫu nghiên cứu như sau:

* Có đại diện của cả 2 nhóm: Nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp.

* Có cả lao động nam và nữ

* Phân bố đều trên các thôn của xã điều tra

+ Cách chọn: Phương pháp chọn ngẫu nhiên có định hướng và không lặp lại.

Dựa vào danh sách lao động đã tham gia học nghề do UBND xã cung cấp. Lấy người đầu tiên bằng cách bốc xăm, sau đó chọn khoảng cách tổ đã được định sẵn cho đủ số lượng 40 người/1 xã (cho cả hai nhóm nghề).

+ Nội dung phỏng vấn gồm: Thông tin cơ bản về lao động (tuổi, giới tính, trình độ...), nghề nghiệp được đào tạo; thời gian đào tạo; khoảng thời gian nhận được việc làm từ khi được dạy nghề; thu nhập trước và sau khi nhận được việc làm do được dạy nghề mà chọn được việc làm; các vướng mắc khó khăn trong việc học, tìm kiếm việc làm; đánh giá của người học về công tác đào tạo của Trung tâm đào tạo nghề,

- Thảo luận nhóm: Tổ chức thảo luận 3 nhóm, mỗi nhóm 08 người:

+ Hai nhóm lao động tham gia học nghề và đã tìm được việc làm tốt sau khi học, bao gồm một nhóm lao động nông nghiệp và một nhóm phi nông nghiệp.

+ Nhóm lao động không tìm được việc làm theo đúng nghề đã học.

+ Nội dung thảo luận nhóm gồm: Những hạn chế của công tác đào tạo nghề;

khó khăn để tìm việc làm sau khi học nghề; giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

28

- Phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn người am hiểu về lĩnh vực ĐTN cho LĐNT và các vấn đề khác có ảnh hưởng đến công tác ĐTN cho LĐNT: Phỏng vấn 09 người, gồm: Lãnh đạo UBND huyện Quảng Trạch; Phó trưởng Phòng LĐTBXH phụ trách công tác đào tạo nghề; Giám đốc Trung tâm dạy nghề; Lãnh đạo 3 xã Quảng Thạch, Quảng Phương, Quảng Xuân; Lãnh đạo phòng dạy nghề Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình; Lãnh đạo Hội LHPN, Hội nông dân, Đoàn TNCS HCM của huyện.

+ Nội dung bao gồm: Ngành nghề đào tạo; hiệu quả lao động được đào tạo, nhu cầu sử dụng lao động; sự phù hợp về ngành nghề đào tạo; khó khăn vướng mắc trong quá trình đào tạo.

2.4.4. Phương pháp xữ lý thông tin, số liệu

- Xữ lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu.

- Xữ lý thông tin sơ cấp:

+ Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh.

+ Thông tin định lượng: Xữ lý các số liệu điều tra bằng Excel 2.4.5. Phương pháp phân tích

2.4.5.1. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả bao gồm các số tuyệt đối, phần trăm, trung bình,... được sử dụng chủ yếu cho các mô tả thực trạng đào tạo nghề.

2.4.5.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp đánh giá sự biến động tăng, giảm số lượng và hiệu quả lao động nông thôn theo thời gian và không gian để thấy được sự khác nhau của các đơn vị, các vùng, các nhóm tuổi, các hình thức lao động.

29

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)