CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.2. Thực trạng lao động nông thôn tham gia học nghề ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
3.2.2.1. Thực trạng lao động nông thôn học nghề, phân theo độ tuổi và giới tính Độ tuổi học nghề phản ánh tình trạng LĐNT học nghề đang trong độ tuổi nào, có ảnh hướng lớn tới việc chọn nghề học. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đào tạo nghề. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chỉ tiêu này và kết quả được thể hiện ở bảng 3.5.
39
Bảng 3.5. Tình hình lao động nông thôn học nghề, phân theo độ tuổi và giới tính
Chỉ tiêu
Tổng số 2009 2010 2011 2012 2013
SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL (%) 1. Theo độ tuổi 2.036 100 340 100 651 100 376 100 265 100 404 100 Từ 15-30 tuổi 275 13,51 27 7,94 53 8,14 96 25,53 80 30,19 19 6,71 Từ 31-45 tuổi 685 33,64 139 40,88 260 39,94 126 33,51 48 18,11 112 27,72 Từ 46-60 tuổi 1.076 52,85 174 51,18 338 51,92 154 40,96 137 51,70 273 65,57 2. Theo giới tính 2.036 100 340 100 651 100 376 100 265 100 404 100 Nam giới 616 30,25 161 47,3 263 40,4 31 8,2 65 24,5 96 23,76 Nữ giới 1.420 69,75 179 52,7 388 59,6 345 91,8 200 75,5 308 76,24 (Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Quảng Trạch) Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy, số lượng LĐNT tham gia đào tạo nghề trong độ tuổi (Từ 15 đến 30 tuổi) của huyện là 13,51%; đa số lao động còn lại tập trung ở nhóm tuổi nhóm tuổi 46-60, chiếm tỉ lệ trung bình 52,85% và từ 31 đến 45, chiếm 33,64%. Ở độ tuổi này, nhìn chung người lao động đã có việc làm khá ổn định và đã tích luỹ được tri thức, kinh nghiệm cần thiết cho quá trình lao động sản xuất. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, (chẳng hạn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất, lối canh tác truyền thống không phát huy hiệu quả trong khi chưa tìm ra được hướng sản xuất mới có hiệu quả hơn, trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật không phù hợp...) đa số lao động đang không có việc làm lúc nông nhàn. Đào tạo nghề cho người lao động, nhất là độ tuổi từ 31 tuổi trở lên cũng gặp nhiều trở ngại do khả năng chuyển đổi, thích ứng của người lao động với nghề mới và việc đào tạo nghề mới cho đối tượng này gặp khó khăn hơn nhiều so với lực lượng lao động ở độ tuổi lao động nông thôn từ (15 – 30) tuổi.
Mặt khác, từ năm (2009 - 2013) nhóm từ (15 – 30) tuổi tham gia vào ĐTN thấp (chỉ chiếm 13,51% tổng số người đủ 15 tuổi trở lên). Sở dĩ lao động trẻ tham gia vào ĐTN thấp hơn nhiều so với nhóm từ 35 tuổi trở lên do nhiều người trong số họ còn đang trong thời gian học tập. Đây là dấu hiệu đáng mừng, bởi lẽ, nhận thức của bản thân người lao động về sự cần thiết phải trau dồi tri thức, tay nghề trước khi tham gia vào thị trường lao động đang từng bước được nâng lên, do đó chất lượng lực lượng lao động của huyện sẽ ngày càng được nâng cao.
Số liệu ở bảng 3.5 cũng cho thấy, LLLĐ nữ tham gia vào đào tạo nghề lớn hơn
40
lao động nam và đang có chiều hướng tăng lên từ năm 2009 đến 2013 với tỉ lệ tương ứng là: 52,7%; 59,6%; 91,8%; 75,5% và 79,2%. Sở dĩ như vậy chủ yếu vì: Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ lớn (95,94% tổng dân số của huyện), trong khi lao động nữ của Quảng Trạch hiện vẫn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, dẫn đến lực lượng lao động nữ cao hơn lực lượng lao động nam trong nhiều năm qua. Lao động nam lại dễ thoát ly khỏi tỉnh để tìm việc làm ở nơi khác.
Mặt khác, hiện tại thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở nông thôn, nơi mà lao động nữ vẫn đang chiếm tỷ lệ cao hơn. Đồng thời, tỷ lệ thời gian nông nhàn (không có việc làm khi hết mùa vụ) cũng có xu hướng tăng dần qua các năm từ (2009 – 2013) và tập trung ở lao động nữ nhiều hơn lao động nam.
3.2.2.1. Thực trạng lao động nông thôn học nghề, phân theo nhóm nghề
Đào tạo nghề cho LĐNT ở huyện Quảng Trạch hiện nay có hai nhóm nghề chính là: Nhóm nghề nông nghiệp và nhóm nghề phi nông nghiệp. Nhóm nghề được lựa chọn để đào tạo cho LĐNT là tùy thuộc vào điều kiện lao động sản xuất thực tế của từng vùng sinh thái khác nhau. Việc lựa chọn nghề để học cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc học nghề. Do vậy, chúng tôi nghiên cứu chỉ tiêu này và kết quả được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tình hình lao động nông thôn học nghề, phân theo nhóm nghề
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL (%) Nhóm nghề phi
nông nghiệp 70 20,58 123 18,89 70 18,62 157 59,24 63 15,59 Nhóm nghề
nông nghiêp 270 79,72 528 81,11 306 81,38 108 40,76 341 84,41 Tổng số 340 100 651 100 376 100 265 100 404 100
(Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Quảng Trạch) Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, tỉ lệ LĐNT học nghề theo nhóm nghề không ổn định qua các năm từ (2009 - 2013). Tỉ lệ LĐNT học nhóm nghề nông nghiệp có xu hướng tăng từ năm (2009 - 2013) tương ứng là: 79,72%; 81,11%; 81,38; 40;76% và 84,41%. Sở dĩ như vậy là vì: Đa số LĐNT tham gia học nghề đều đang tham gia lao động nông nghiệp nên họ đăng kí học nhóm nghề nông nghiệp nhằm mục đích nâng
41
cao tay nghề, nắm bắt quy trình kỉ thuật để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong lao động, sản xuất. Tỉ lệ LĐNT học nhóm nghề phi nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm từ (2009 - 2013) lần lượt là: 20,58%; 18,89%; 18,62%; 59,24% và 15,59%. Nguyên nhân là do những năm đầu LĐNT muốn học nghề phi nông nghiệp (mây giang đan, làm nón, chê biến món ăn) để tìm kiếm công việc mới và làm thêm lúc nông nhàn nhưng sau một thời gian những LĐNT đã tham gia học nghề này không theo được với nghề, bỏ nghề, dẫn đến việc học nghề mất công sức mà không có tác dụng. Đồng thời, công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp của địa phương cũng chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, số nghề phi nông nghiệp được đào tạo ở địa phương chưa đa dạng nên rất khó cho LĐNT lựa chọn nghề phù hợp để theo đuổi.
3.2.2.3. Thực trạng lao động nông thôn học nghề, phân theo học vấn và trình độ Chất lượng của LĐNT tham gia ĐTN là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả ĐTN của địa phương. Do vậy, ngoài các tiêu chí đánh giá về số lượng như đã trình bày ở trên, chúng tôi còn tìm hiểu về chất lượng của LĐ tham gia đào tạo nghề và kết quả được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Trình độ của lao động nông thôn trước khi tham gia học nghề
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL (%) 1. Theo trình độ văn hoá 340 100 651 100 376 100 265 100 404 100 Chưa tốt nghiệp tiểu học 05 1,47 07 1,07 04 1,06 03 1,13 04 0,99 Tốt nghiệp Tiểu học 37 10,88 65 9,98 38 10,11 26 9,81 40 9,90 Tốt nghiệp THCS 157 46,18 297 45,62 170 45,21 120 45,28 183 45,30 Tốt nghiệp THPT 141 41,47 282 43,33 164 43,62 116 43,78 177 43,81 2. Theo trình độ chuyên
môn 340 100 651 100 376 100 265 100 404 100
Trung cấp - - - -
Sơ cấp 06 1,77 13 2,0 08 2,13 05 1,89 07 1,74
ĐTN dưới 3 tháng 91 26,76 174 26,73 101 26,86 72 27,17 112 27,72 Chưa qua đào tạo 243 71,47 464 71,27 267 71,01 188 70,94 285 70,54
(Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Quảng Trạch)
42
Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy, ở huyện Quảng Trạch vẫn còn tình trạng LĐNT chưa tốt nghiệp tiểu học tham gia vào học nghề với tỉ lệ qua các năm từ (2009 - 2013) tương ứng là: 1,47%; 1,07%; 1,06%; 1,13% và 1,0%. Qua đây cho thấy trình độ học vấn của LĐNT tham gia học nghề tương đối cao nếu có các chính sách đào tạo về CMKT cho đối tượng này thì trong thời gian đến huyện sẽ có nguồn lao động nông thôn có chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KT-XH củng như chuyển đổi cơ cấu lao động của huyện.
Số liệu ở bảng 3.7 cũng cho thấy, ở huyện Quảng Trạch tình trạng LĐNT chưa qua đào tạo còn rất cao và có xu hướng giảm dần qua các năm từ (2009 - 2013) với tỉ lệ lần lượt là: 71,47%; 71,27%, 71,01%, 70,94% và 70,54%. Theo điều tra, đại đa số lao động nông thôn không có việc làm lúc nông nhàn, trong đó số lượng lao động nông thôn chưa qua đào tạo – tức là không có trình độ chuyên môn kỹ thuật - lớn hơn nhiều so với lao động đã qua đào tạo. Tỉ lệ người không có việc làm lúc nông nhàn ở lực lượng lao động lao động nông thôn chưa qua đào tạo là 86,3%, trong khi đó, tỷ lệ này ở lực lượng lao động đã qua đào tạo là 13,7%.
Từ số liệu và phân tích trên cho thấy, yêu cầu lao động nông thôn có nghề đang là nhu cầu cấp bách và khách quan trong quá trình xây dựng nông thôn mới, do vậy, việc tăng cường công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn trong những năm tới phải được xem là hướng ưu tiên trọng điểm.
Nghề nghiệp của LĐNT tham gia ĐTN phản ánh tình trạng việc làm của đối tượng học nghề, phản ánh mục đích, động cơ học nghề của LĐNT. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu chỉ tiêu này và kết quả được trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Nghề nghiệp của lao động nông thôn trước khi tham gia học nghề
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL
(%) SL TL (%) Tổng số 340 100 651 100 376 100 265 100 404 100 1. chưa có việc làm - - - - 35 9,31 26 9,81 - - 2. Đã có việc làm 340 100 651 100 341 90,69 239 90,19 404 100 Nông nghiệp 314 92,35 565 86,79 245 71,85 178 74,48 368 91,09 Phi nông nghiệp 26 7,65 86 13,21 96 28,15 61 25,52 36 8,91
(Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Quảng Trạch)
43
Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy, đa số LĐNT tham gia ĐTN đã có một công việc nhất định, tỉ lệ LĐNT tham gia học nghề mà bản thân chưa có nghề gì chiếm tỉ lệ khá thấp và chỉ có ở các năm 2011, 2012 với tỉ lệ tương ứng là 9,31% và 9,81%. Số liệu ở bảng 3.8 cũng cho thấy, LĐNT làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia học nghề với tỉ lệ rất cao và có xu hướng không ổn định qua các năm từ (2009 - 2013) với tỉ lệ lần lượt là 92,35%; 86,79%; 71,85%; 74,48% và 91,09%. Như vây, LĐNT tham gia học nghề nhằm nâng cao tay nghề, muốn áp dụng KHKT vào sản xuất, muốn sản xuất của họ hiệu quả hơn, LĐNT muốn có nghề phụ vào buổi nông nhàn. Số ít LĐNT cũng muốn chuyển đổi nghề nghiệp của họ, tăng thu nhập cho gia đình khi tìm kiếm thêm công việc.