CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.3. Thực trạng về hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
3.2.3.1. Số lượng lao động nông thôn được đào tạo ở huyện trong 5 năm qua
Số lượng LĐNT được đào tạo phản ánh khả năng đào tạo nghề cho LĐNT thời gian qua của huyện. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự chủ động đầu tư trang thiết bị, mở rộng các ngành nghề, hình thức đào tạo và đặc biệt là sự chuyển biến tâm lý về nghề nghiệp của người dân và lao động nên số lượng và hiệu quả đào tạo nghề của huyện Quảng Trạch được tăng lên qua các năm. Kết quả đào tạo nghề qua các năm được thể hiện trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Số lượng LĐNT được đào tạo trên địa bàn huyện Quảng Trạch, qua các năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
SL TL
(%) SL
TL (%)
SL TL
(%) SL
TL (%)
SL TL (%) Tổng số lao động
chưa qua đào tạo 40.875 100 41.176 100 41.447 100 42.297 100 43.532 100
Dạy nghề dài hạn 0 0 0 0 96 25,53 80 30,19 0 0
Dạy nghề ngắn hạn 340 100 651 100 280 74,47 185 69,81 404 100 Tổng số 340 0,83 651 1,58 376 0,91 265 0,63 404 0,93
(Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Quảng Trạch) Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy, số lượng lao động được đào tạo dài hạn trên địa bàn huyện là rất ít và chỉ trong 02 năm (2011 - 2012) là đào tạo được lớp nghề dài hạn
44
với tỉ lệ tương ứng là 25,53% và 30,19%. Đây là một bất cập cần sớm được giải quyết.
Hiện nay những lao động có nhu cầu học nghề dài hạn phải đi đến các cơ sở đào tạo bên ngoài huyện làm cho chi phí học tập tăng lên cũng như khả năng quay về làm việc tại huyện sau khi tốt nghiệp là rất thấp.
Số liệu ở bảng 3.9 cũng cho thấy, tỉ lệ LĐNT được đào tạo nghề còn chiếm tỉ lệ rất thấp so với tổng số LĐNT chưa qua đào tạo của huyện từ năm (2009 - 2013) với tỉ lệ tương ứng là 0,83%; 1,58%; 0,91%; 0,63% và 0,93%. Nguyên nhân là đại bộ phận lao động nông thôn chưa có nhận thức đúng về đào tạo nghề, học nghề, ngại thay đổi.
Mặt khác, việc ĐTN nhiều nơi còn mang tính hình thức, đánh trống ghi tên làm cho người học nghề mất niềm tin vào công tác ĐTN.
3.2.3.2. Ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
Lựa chọn ngành nghề đào tạo thật sự rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Nếu lựa chọn ngành nghề đào tạo một cách ồ ạt không những làm tốn kém tiền của của Nhà nước, của người học nghề mà còn làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của họ hạn chế. Không những thế, ngành nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ dẫn đến tình trạng người lao động được đào tạo ra nhưng lại không tìm được việc làm. Kết quả nghiên cứu về số lượng ngành nghề đào tạo ở huyện Quảng Trạch thì được thể hiện ở bảng 3.10.
45
Bảng 3.10. Số lượng ngành nghề đào tạo LĐNT huyện Quảng Trạch qua các năm
Cơ sở đào tạo Ngành nghề đào tạo Số lớp/năm
2009 2010 2011 2012 2013
Trung tâm dạy nghề Quảng Trạch
I. Đào tạo nghề ngắn hạn 10 21 08 06 10
1. May công nghiệp - - 01 - -
2. Cơ khí nông nghiệp 01 - - - -
3. Mây giang đan 01 - - - -
4. Tin học 01 04 01 01 01
5. Chăn nuôi thú y 03 07 03 01 04
6. Kỹ thuật trồng trọt 01 10 03 02 03
7. Chế biến món ăn - - 02 02 01
8. Nuôi trồng & chế biến thủy sản 03 - - - -
9. Chế biến nước mắm - - - - 01
II. Đào tạo dài hạn 02 03
1. Chăn nuôi thú y - - - 01 -
2. Điện dân dụng - - - 01 -
3. Chế biến món ăn - - 02 01 -
Trung tâm dạy nghề ngoài huyện
Đào tạo nghề ngắn hạn 02 02 03
1. Chăn nuôi thú y - - 01 01 02
2. Kỹ thuật trồng trọt - - 01 01 01 (Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Quảng Trạch) Số liệu ở bảng 3.10 cho thấy, số lượng ngành nghề mà Trung tâm Giáo dục-Dạy nghề đào tạo khá đa dạng, song việc đào tạo không đồng đều qua các năm từ (2009 - 2013). Số lượng nghề phi nông nghiệp được đào tạo còn ít nên việc lựa chọn nhóm nghề phi nông nghiệp để học còn hạn chế. Các lớp đào tạo cho LĐNT của trung tâm chủ yếu là các lớp đào tạo ngắn hạn với thời gian học (1 - 3) tháng. Trong 5 năm (2009 - 2013) tổng số lớp mà trung tâm đã mở là 54 lớp nghề ngắn hạn; 05 lớp nghề dài hạn và chủ yếu là đào tạo hai nghề chăn nuôi thú y và kỹ thuật trồng trọt.
46
Số liệu ở bảng 3.10 cho thấy, công tác ĐTN cho LĐNT ở huyện Quảng Trạch không những do Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề của huyện mà còn có các trường nghề ngoài huyện cũng tham gia đào tạo. Số lượng nghề do các cơ sở ngoài huyện đào tạo tại huyện Quảng Trạch là 02 nghề ít hơn nhiều so với Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề của huyện đào tạo và mới chỉ tham gia đào tạo trong 03 năm gần đây (2011 - 2013)
Như vậy, với những ngành nghề được mở và với quy mô đào tạo, đầu tư khá lớn qua mỗi năm, LĐNT ngày càng có thêm nhiều cơ hội học tập và tìm việc làm sau đào tạo nhằm cải thiện cuộc sống của mình với mức thu nhập cao và ổn định.
3.2.3.3. Một số hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch Hình thức đào tạo nghề có là yếu tố quan trọng để công tác đào tạo nghề có hiệu quả ở mỗi địa phương. Do vậy, ngoài tiêu chí đánh giá đa dạng ngành nghề như đã trình bày ở trên, chúng tôi còn tìm hiểu về hình thức đào tạo nghề cho LĐNT của huyện Quảng Trạch. Các hình thức đào tạo nghề cho LĐNT ở huyện được trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Quảng Trạch (2009 – 2013)
STT Hình thức Cơ sở đào tạo Thời gian Địa điểm Nguồn kinh phí
1 Dạy nghề ngắn hạn
Trung tâm dạy nghề huyện; Trường nghề ngoài huyện
1 đến 4 tháng
Tại trung tâm hoặc tại thôn, xã
Theo QĐ 1956 của Chính phủ
2 Dạy nghề dài hạn
Trung tâm dạy nghề liên kết đào tạo
1 đến 3
năm Tại Trung tâm Học phí
(Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Quảng Trạch) Đào tạo nghề ngắn hạn: Đây là hình thức phù hợp với đa số đối tượng là LĐNT. Tuy nhiên, đối với bộ phận LĐNT này cần được phân rõ đối tượng để hình thức dạy nghề phù hợp với nguyện vọng học nghề và độ tuổi lao động. Triển khai nhân rộng hình thức này nhằm khai thác tối đa năng lực và chức năng hoạt động của cơ sở dạy nghề phục vụ nhu cầu đa số đối tượng trên địa bàn huyện. Với việc phân rõ đối tượng và độ tuổi lao động sẽ là một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động, đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động.
Đào tạo nghề dài hạn: Hình thức này phù hợp với đại bộ phận LĐNT đang còn trẻ tuổi. Có nguyện vọng muốn có bằng nghề trung học chuyên nghiệp.
47 3.2.3.4. Thực trạng về chương trình đào tạo nghề
Để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao thì yếu tố đầu tiên cần phải quan tâm đó là chương trình đào tạo nghề cho người lao động. Một chương trình đào tạo chuẩn, nội dung đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và nhu cầu học nghề của đối tượng học nghề sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT. Chương trình đào tạo nghề cho LĐNT năm 2013 của huyện được thể hiện qua bảng 3.12.
Bảng 3.12. Các chương trình đào tạo nghề cho LĐNT ở huyện Quảng Trạch năm 2013 Chương trình đào tạo Cơ sở đào tạo Ngành nghề đào tạo
Trung cấp Trung tâm Dạy nghề liên kết đào tạo
1. Chăn nuôi thú y 2. Điện dân dụng 3. Chế biến món ăn
Sơ cấp
Trung tâm dạy nghề huyện
1. May công nghiệp 2. Tin học
3. Chăn nuôi thú y 4. Kỹ thuật trồng trọt 5. Mây giang đan 6. Chế biến món ăn
7. Nuôi trồng&chế biến thủy sản 8. Cơ khí nông nghiệp
9. Chế biến nước mắm Trường ngoài huyện
tham gia dạy nghề
1. Chăn nuôi thú y 2. Kỹ thuật trồng trọt
(Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Quảng Trạch, 2013 )
48
Qua bảng 3.12 chúng tôi thấy, mỗi chương trình đào tạo khác nhau, ngành nghề đào tạo dành cho LĐNT cũng khác nhau. Tùy vào khả năng của mỗi người, họ có thể tự lựa chọn ngành nghề cho họ. Mặc dù có sự cố gắng cùng với sự phát triển kinh tế như hiện nay, nhưng cũng có thể nhận thấy rằng, chương trình đào tạo nghề của huyện Quảng Trạch khá sơ sài, ngành nghề đào tạo khá nhiều nhưng chưa phân bố phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn nên thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu của LĐNT địa phương. Thực tế huyện Quảng Trạch cho thấy LĐNT vẫn chưa được học tập một cách bài bản và khoa học về các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp; người nông dân mới chỉ dừng lại ở các lớp đào tạo lý thuyết ngắn ngày tại các lớp học cộng đồng được mở ra ở địa phương. Với thực tế này, người nông dân chỉ mới biết lý thuyết, do đó việc áp dụng các KHKT vào thực tế sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.
Để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT của huyện đòi hỏi UBND huyện Quảng Trạch cần có những chiến lược phù hợp, cần linh hoạt hơn trong việc thay đổi, bổ sung thêm các chương trình đào tạo nhắm đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động ngày càng phong phú, đa dạng.