Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 81)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO

3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Căn cứ vào kết quả thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, thực trạng và hiệu quả của công tác ĐTN cho LĐNT của huyện Quảng Trạch thời gian qua, trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐTN cho LĐNT được đặt ra như sau:

3.4.3.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước và Chính quyền địa phương

Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp về ĐTN và GQVL cho LĐNT. Nhằm tạo nhận thức cho LĐNT về mục đích của học nghề để nâng cao kĩ năng nghề nghiệp, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình. Có như thế LĐNT tích cực tham gia các lớp dạy nghề ở địa phương.

Tăng cường chính sách về đầu tư CSVC-TTB DN cho Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề, cho giáo viên, học viên. Đồng thời, gắn với các chính sách GQVL cho LĐNT sau học nghề như: Kêu gọi DN đầu tư mở rộng SX, phát triển các làng nghề.

3.4.3.2. Giải pháp tư vấn, phân luồng lao động nông thôn có nhu cầu học nghề Hiện nay, nhu cầu học nghề của bộ phận LĐNT bao gồm nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau với mong muốn được học những ngành nghề sau này có cơ

70

hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ ĐTN cho LĐNT cần tích cực rà soát, tìm hiểu nhu cầu đối tượng, lứa tuổi có nhu cầu học nghề, đồng thời cần phải nắm bắt rõ nhu cầu tuyển dụng lao động của DN trên địa bàn và các vùng lân cận để có chiến lược phát triển các hình thức và ngành nghề đào tạo đáp ứng được nhu cầu đó.

Tư vấn dạy nghề phù hợp với trình độ học vấn và tuổi của LĐNT, đa số LĐNT có trình độ cấp II, tuổi trên 30 - 40 tuổi nên sau khi học nghề có tay nghề thấp và thu nhập không cao; đồng thời trong học tập cần lồng ghép rèn luyện theo kĩ năng học nghề và hành nghề của người học.

3.4.3.3. Giải pháp về hoạt động đào tạo

Kết quả thảo luận nhóm lao động đã tham gia học nghề cho thấy, để nâng cao hiệu quả ĐTN cho LĐNT cần phải:

+ Nâng cao tỉ lệ về số lượng đào tạo so với chỉ tiêu. Lựa chọn nghề đào tạo sao cho thích ứng với nhu cầu về việc làm tại chổ của người dân. Tuyển sinh đào tạo phải đi vào chiều sâu, đầu vào và đầu ra trong đào tạo phải có sự kết hợp chuẩn xác, gắn với việc làm ổn định sau đào tạo.

+ Hình thức đào tạo được lựa chọn trên cơ sở phù hợp với lứa tuổi, trình độ và đặc điểm cuộc sống của người dân trong vùng. Đa dạng và mở rộng hình thức như:

Đào tạo nghề dài hạn, đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo định hướng xuất khẩu lao động, đào tạo tại các trung tâm học tập cộng đồng, đào tạo tại các DN, cơ sở sản xuất và truyền nghề tại các làng nghề trên địa bàn.

+ Nội dung, chương trình dạy nghề cần được xây dựng và đổi mới phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của địa phương, cân đối giữa lí thuyết và thực hành, tăng thêm thời gian thực hành nghề để người học được thành thạo nghề hơn, giúp người học sau học nghề được GQVL và tự biết áp dụng vào sản xuất, kinh doanh.

+ Phương pháp giảng dạy của giáo viên cần được áp dụng đúng cho từng hình thức đào tạo. Chú trọng đưa các phương tiện dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của người học, giúp người học tiếp cận nhanh khoa học hiện đại. Vận dụng hiệu quả cơ sở lí thuyết về hướng dẫn thực hành trong thực tập cơ bản cũng như nâng cao cho học viên. Đào tạo ngắn hạn cho LĐNT không thể bỏ qua khâu thực hành sản xuất tại thực địa cũng như cơ sở sản xuất. Đổi mới phương pháp đánh giá học viên cuối khóa, đảm bảo chất lượng tay nghề của học viên.

71

3.4.3.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập

Đặc thù của ĐTN là thời gian thực tập và thực hành nghề chiếm khoảng 70%

quỹ thời gian đào tạo. Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy nghề của trung tâm dạy nghề huyện cũng như các cơ sở khác (lớp học cộng đồng và các làng nghề) đang trong tình trạng thiếu hụt và chưa được đầu tư đúng mức. Học viên ít được tiếp xúc với máy móc thiết bị mới, công nghệ tiên tiến để thực hành, thực tập. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đào tạo nghề là một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động, tạo điều kiện cho học viên có thể học tập, phát huy được năng lực bản thân, nhờ đó hiệu quả lao động được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Đầu tư CSVC phải trên cơ sở hiệu suất sử dụng cao, đáp ứng được mục tiêu thiết thực trước mắt và lâu dài của đơn vị tránh lãng phí.

Bên cạnh đó, phải bố trí CSVC-TTB phù hợp với nghề đào tạo để giáo viên và người học trực tiếp thực hành nâng cao tay nghề. Trung tâm dạy nghề cần liên kết với UBND các xã để sắp xếp, bố trí địa điểm học đảm bảo chu đáo và thuận lợi cho LĐNT tham gia học nghề.

3.4.3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề

Giáo viên là yếu tố quyết định đến hiệu quả đào tạo. Do đó muốn nâng cao hiệu quả ĐTN, giải pháp quan trọng là phải nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên. Lãnh đạo phòng đào tạo nghề thuộc Sở LĐTB-XH cho rằng: Cần lên kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Hiện nay số lượng giáo viên của trung tâm vẫn chưa đảm bảo, chủ yếu là giáo viên hợp đồng, kinh nghiệm trong thực tế còn hạn chế; đội ngũ cán bộ hành chính còn trẻ, kinh nghiệm trong công tác còn hạn chế. Do đó muốn nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT cần phải tăng thêm chỉ tiêu biên chế cán bộ, giáo viên dạy nghề cơ hữu cho trung tâm đảm bảo số lượng, chất lượng. Tăng cường cán bộ chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm học tập cộng đồng, các ban ngành - đoàn thể xã để tổ chức tư vấn và tổ chức mở các lớp ĐTN tại địa phương theo nhu cầu ĐTN của LĐNT. Khai thác hiệu quả đội ngũ chuyên gia giỏi đang làm việc tại các cơ sở sản xuất.

3.4.3.6. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động

Tạo việc làm mới và GQVL thêm cho người lao động chịu tác động trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Yêu cầu về chất lượng lao động của các DN cũng ngày càng khắt khe hơn, do đó để có thể giải quyết việc làm cho

72

LĐNT cần tiến hành nâng cao chất lượng, hiệu quả ĐTN cho LĐNT. Qua kết quả phỏng vấn lãnh đạo Trung tâm Dạy nghề và thảo luận nhóm cho thấy, muốn thực hiện tốt giải quyết việc làm cần thực hiện:

Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp sử dụng lao động để định hướng ngành nghề đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng để GQVL cho LĐNT sau khi học nghề, để thu hút LĐNT chủ động đăng kí tham gia học nghề.

Trong thời gian tới cần có chính sách thu hút đầu tư các DN trong và ngoài nước đầu tư vào huyện, mở mang các ngành dịch vụ, cung ứng đầy đủ số lao động có tay nghề, được dạy nghề để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động của các DN. Khuyến khích LĐNT học nghề để tìm việc làm tại các DN; đôn đốc các DN thực hiện cam kết tuyển dụng lao động vào làm việc trong DN.

Mở rộng tiếp nhận các công ty về tuyển lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài; Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện ưu tiên cho vay vốn đối với những người đi xuất khẩu lao động.

3.4.3.7. Mở các lớp văn hóa nghề cho LĐNT, đặc biệt là với thanh thiếu niên

Ngày nay, để đánh giá chất lượng, hiệu quả nguồn nhân lực, người ta không chỉ dừng lại ở thông số về kỹ năng, trình độ tay nghề đơn thuần mà còn ở một trình độ văn hóa nghề nghiệp. Chúng ta có thể nhận thấy, văn hóa nghề là thước đo nhận thức của người lao động đối với nghề nghiệp.Văn hóa nghề đòi hỏi mỗi người lao động trong một nghề phải nhận thức được đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nghề đó. Nó cũng đòi hỏi người lao động phải có những hiểu biết sâu sắc về hành vi nghề nghiệp, các quy chuẩn công tác.

Văn hóa nghề thể hiện ở ba mặt chính sau: Thứ nhất, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cao; Thứ hai, có sự hiểu biết sâu sắc về luật pháp và thực hiện đúng đắn các quy chuẩn luật pháp về nghề nghiệp và lao động nghề nghiệp; Thứ ba, có ý thức nghề nghiệp tốt, tuân thủ một cách tự giác các giá trị đạo đức nghề nghiệp và các mối quan hệ nghề nghiệp.

Trong thời gian tới, huyện Quảng Trạch cần có những kế hoạch cụ thể để có thể mở các lớp văn hóa nghề không chỉ thực hiện ở các cơ sở, trung tâm dạy nghề mà cần phải triển khai ngay từ giai đoạn học phổ thông cho tầng lớp thanh thiếu niên để họ hiểu rõ giá trị nghề nghiệp và nâng cao tầm nhận thức của bản thân. Cơ sở khách quan để có thể thực hiện được chính là sự phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện nay của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng. Chúng ta chỉ có thể

73

đào tạo và phát triển văn hóa nghề trong điều kiện đẩy mạnh và phát triển không ngừng quá trình CNH, HĐH.

Thực hiện được công tác này sẽ tạo ra được lực lượng lao động có chất lượng cao, đồng thời đẩy mạnh được sự phát triển CNH, HĐH của địa phương. Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình CNH, HĐH sẽ vừa tạo ra những nhu cầu về nguồn nhân lực vừa tạo cơ sở thực tiễn cho việc hình thành chuẩn mực và giá trị lao động nghề nghiệp mới. Ngược lại, chính nguồn nhân lực lao động có tri thức, có ý thức kỷ luật, yêu lao động, sáng tạo, có văn hóa nghề nghiệp cao, được tổ chức chặt chẽ lại sẽ là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển công nghệ và kỹ thuật, là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển không ngừng và bền vững của sự nghiệp công nghiệp hóa.

74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)