Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu tương tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương triển vọng (Trang 26 - 32)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu tương tại Việt Nam

Ở Việt Nam, cây đậu tương là cây thực phẩm có thuyền thống lâu đời, quan trọng, cung cấp protein chủ yếu cho con người. Trước năm 80 năng suất đậu tương của Việt Nam còn thấp, nguyên nhân do bộ giống cũ năng suất thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu. Nhờ công tác chuyển giao kỹ thuật các giống đậu tương mới cao sản tại nhiều địa bàn đã được chú trọng, diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương Việt Nam đã tăng nhanh và có dấu hiệu chững lại.

Bng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở ViệtNam từ 1995 đến 2014

Năm Diện tích

(nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

1995 121,1 10,30 125,5

2000 122,3 11,80 144,9

2005 204,1 14,34 292,7

2009 147,0 14,64 215,2

2010 197,8 15,09 298,6

2011 181,4 14,69 266,5

2012 119,61 14,52 173,7

2013 117,2 14,36 168,3

2014 109,4 14,31 156,5

(Nguồn:FAO Statistic Database, 2018) Diện tích đậu tương của nước ta từ năm 1995 đến 2005 có ít biến động và hầu như tăng rõ rệt, từ năm 2005 đến 2009 diện tích đậu tương giảm đến 57,1 nghìn ha năm 2009 từ 204,1 nghìn ha xuống còn 147,0 nghìn ha, giảm 27.9% và tăng lại vào năm 2010 với 197.8 nghìn ha.

Trong 4 năm gần đây (từ 2010 – 2014), diện tích đậu tương có xu hướng giảm.

Diện tích đậu tương năm 2010 là 197,8 nghìn ha, đến năm 2014 chỉ còn 109.4 nghìn ha, giảm 44,7%.

Biểu đồ 13. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam từ 1995 - 2014

(Nguồn:FAO Statistic Database, 2018)

Biểu đồ 1.4. Diễn biến năng suất đậu tương ở Việt Nam từ 1995 – 2014

(Nguồn:FAO Statistic Database, 2018) Năng suất đậu tương bình quân của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới, trong 20 năm qua năng suất đậu tương có tăng nhưng không đáng kể. Năng suất đậu tương toàn quốc năm 1995 đạt 10,3 tạ/ha, đạt cao nhất là 15,09 tạ/ha (năm 2010) và đến niên vụ 2014 năng suất chỉ đạt 14,31 tạ/ha (giảm 5,1% so với năm 2010).

Biểu đồ 1.5. Diễn biếnsản lượngđậutươngởViệtNamtừ 1995 – 2014

(Nguồn:FAO Statistic Database, 2018) Về sản lượng biến động rõ rệt trong 4 năm gần đây (2010 – 2014) sản lượng năm 2014 với 156,5 nghìn tấn, giảm 47,6% so với năm sản lượng năm 2010 (298,6 nghìn tấn).

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm sút trên có thể do: Điều kiện sinh thái nhiều vùng thay đổi không phù hợp với yêu cầu chung của cây đậu tương; Do các hạn chế về kỹ thuật, thiếu bộ giống tốt có khả năng thích ứng rộng và phù hợp với từng

vùng trồng;Phòng trừ sâu bệnh kém, trình độ thâm canh thấp; Giá thành của đậu tương chưa được cao nên người dân không sản xuất.

Bng 1.4. Diện tích và sản lượng đậu tương một số vùng nước ta năm 2012 - 2014

Năm Tỉnh

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2011 2012 2013 2014 2011 2012 2013 2014 Hà Giang 21,3 22,1 22,9 23,8 24,2 25,8 28,8 30,4

Hà Nội 32,5 12,1 19,8 18,5 50,5 19,8 30,4 27,3

Thanh Hóa 9,6 7,8 9,3 7,6 14,4 12,1 13,8 11,2

Thái Bình 13,9 6,8 5,0 5,1 24,8 12,5 8,7 9,3

Đăk Nông 11,1 6,6 5,1 5,9 21,5 11,1 9,3 10,4

Đăk Lăk 7,9 7,7 3,9 3,6 11,4 11,4 6,0 5,2

Đồng Tháp 2,5 1,7 0,9 0,7 4,5 3,4 1,8 1,4

Đồng Nai 0,7 0,6 0,4 0,3 2,1 0,9 0,6 0,4

Cả nước 181,1 119,6 117,2 110,2 266,9 173,5 168,2 157,9 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Hà Giang và Hà Nội là 2 khu vực dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng đậu tương. Năm 2014, tỉnh Hà Giang dẫn đầu về diện tích cũng như sản lượng, diện tích đậu tương tỉnh Hà Giang đạt 23,8 nghìn ha, chiếm 21,6% tổng diện tích trồng đậu tương cả nước (110,2 nghìn ha), thứ hai là Hà Nội với 18,5 nghìn ha.

Diện tích và sản lượng đậu tương trong 4 năm gần đây (2011 – 2014) ở các tỉnh thành hầu hết đều giảm, riêng Hà Giang có diện tích và sản lượng tăng đều qua các năm. Năm 2011, diện tích đậu tương tỉnh Hà Giang là 21,2 nghìn ha, đến năm 2014 đạt 23,8 nghìn ha, tăng 12,3%. Sản lượng đậu tương của Hà Giang năm 2011 là 24,2 nghìn tấn và đến năm 2014 đạt 30,4 nghìn tấn, tăng 25,6%. Tuy nhiên, diện tích trồng đậu tương ở tất cả các tỉnh còn lại đều giảm, dẫn đến diện tích và sản lượng đậu tương cả nước suy giảm.

Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen, từ đó cho phép người nông dân được canh tác các loại cây này. Tuy nhiên, cho đến nay, việc khảo nghiệm vẫn chưa được tiến hành đối với các giống đậu tương công nghệ sinh học mặc dù đây là một trong bước đầu tiên để được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học. Đối với cây ngô, việc

khảo nghiệm đã hoàn thành vào năm 2011 và năm 2012, và hồ sơ phê duyệt cho năm giống ngô đã được trình lên Bộ Tài nguyên và Môi trường vào tháng 7 năm 2013. Sau khi được chấp thuận, các giống ngô sinh học đã được canh tác thương mại tại Việt Nam. Như vậy, sản lượng trên mỗi hecta cho các giống ngô mới sẽ vượt so với đậu tương và càng khiến cho khả năng cạnh tranh của đậu tương suy giảm.

1.2.2.2. Mt s yếu t hn chế trong sn xut đậu tương ở Vit Nam

Cũng như các nước sản xuất đậu tương trên thế giới, các yếu tố hạn chế đến sản xuất đậu tương ở Việt Nam bao gồm 3 nhóm yếu tố là: Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội, nhóm yếu tố sinh học và nhóm yếu tố phi sinh học.

Theo Trần Văn Lài (1991), yếu tố kinh tế - xã hội hạn chế sản xuất đậu đỗ là sự thiếu quan tâm của nhà nước, lãnh đạo các địa phương. Đặc biệt là nông dân có thu nhập thấp nên không có khả năng mua giống tốt, phân bón, vật tư đủ để đầu tư cho trồng đậu tương. Kết quả điều tra cho thấy 75 - 80% số hộ nông dân ở Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An thiếu vốn đầu tư thâm canh, trong khi nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ tích cực (Nguyễn Văn Viết và cs, 2002). Giá bán sản phẩm không ổn định cũng là nguyên nhân cản trở sản xuất đậu tương. Hệ thống cung ứng giống còn bất cập. Vấn đề thuỷ lợi hoá trong sản xuất đậu đỗ chưa được đáp ứng. Do vậy tình trạng thiếu nước vào thời điểm gieo trồng nhưng lại thừa nước vào thời kỳ thu hoạch đã làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Theo Nguyễn Văn Chương (2016), Nông dân vẫn còn ngần ngại khi chuyển đổi, chủ yếu là vấn đề tiêu thụ sản phẩm, không cạnh tranh được với giá đậu tương nhập khẩu. Doanh nghiệp cũng muốn thu mua đậu tương nguyên liệu trong nước, nhưng không thể cao hơn giá nhậu khẩu, vì phải cạnh tranh với doanh nghiệp khác có ngành nghề liên quan. Nên nông dân muốn thực hiện theo tập quán “ăn chắc, mặc bền” trồng lúa vẫn dễ, đã có sẵn thiết bị phục vụ từ gieo trồng đến thu hoạch, có thể ứng dụng cơ giới hóa hầu như toàn bộ, nếu có thất bát thì vẫn ít rủi ro hơn.

Nông dân còn ngại sản xuất những cây trồng có chi phí lao động cao, khó ứng dụng được cơ giới hóa trong khi nguồn nhân lực lao động thì đang giảm dần do quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp, các thiết bị máy móc chế biến sản phẩm sau thu hoạch có giới hạn. Hàng hóa nông sản tiêu thụ khó khăn, năng suất chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, giá nông sản không ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân.

Do quan niệm của nông dân chưa thực sự coi đậu tương là cây trồng chính nên ở nhiều nơi nhiều vùng không chú ý đến việc lựa chọn đất trồng và không đầu tư đúng mức cho nó. Do vậy chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của giống.

Nhóm yếu tố sinh học hạn chế sản xuất đậu tương ở Việt Nam là sâu bệnh hại và thiếu giống cho năng suất cao thích hợp với từng vùng sinh thái. Theo Trần Đình Long

(1991), một số cơ quan nghiên cứu gần đây giới thiệu các giống đậu tương mới đề nghị đưa ra sản xuất nhưng thực tế số giống được nông dân chấp nhận đưa vào sản xuất còn ít, chủ yếu người dân vẫn sử dụng giống cũ là chính.

Đậu tương là cây trồng bị nhiều loài sâu bệnh hại. Tại Việt Nam qua nghiên cứu đã phát hiện ra trên 70 loại sâu hại thuộc 34 họ, 8 bộ và 17 loại bệnh. Trong đó 12 -13 loại sâu và 4 -5 loại bệnh hại phổ biến ở nhiều vùng. Theo Nguyễn Văn Viết và cs (2002), đối với đậu tương, các loài sâu hại nguy hiểm nhất là giòi đục thân, sâu xanh, sâu đục quả, bọ xít, bọ nhảy, bọ trĩ, nhện. Các loại bệnh phổ biến hại đậu tương là lở cổ rễ, gỉ sắt, sương mai, đốm chấm vi khuẩn, vius hại lá. Trong các loại bệnh trên ở miền Bắc bệnh gỉ sắt thường gây hại nặng trong vụ Xuân. Theo Ngô Thế Dân và cs (1999), bệnh gỉ sắt đã được phát hiện, có mặt và gây thiệt hại trên tất cả các vùng trồng đậu tương trong cả nước. Các tác giả cho biết bệnh gây hại nặng làm năng suất đậu tương giảm tới 40 - 50%.

Nhóm các yếu tố phi sinh học ảnh hưởng đến sản suất đậu tương ở nước ta chủ yếu là đất đai và điều kiện khí hậu bất thuận (Nguyễn Văn Viết và cs, 2002). Theo Văn Tất Tuyên và Nguyễn Thế Côn (1995), cho biết, đối với đậu tương vụ Đông, nhiệt độ thấp ở giai đoạn sinh trưởng cuối đã kéo dài thời gian chín, làm giảm khối lượng hạt, thậm chí làm đậu tương không chín được.

1.2.2.3. Tình hình tiêu th đậu tương của Vit Nam

Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia tiêu thụ đậu tương lớn của thế giới. Sản phẩm hạt đậu tương phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài nhằm phục vụ cho công nghiệp chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của các tập đoàn đa quốc gia. Bình quân trong 3 năm gần đây, mỗi năm nước ta nhập hơn 1,1 triệu tấn (năm 2011) đến hơn 1,4 triệu tấn (năm 2012) với tổng kim ngạch nhập khẩu dao động từ 600 triệu USD đến gần 859 triệu USD.

Bng 1.5. Tình hình nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong ba năm 2011 - 2013

Nguồn nhập khẩu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lượng (nghìn tấn)

Giá trị (triệu USD)

Lượng (nghìn tấn)

Giá trị (triệu USD)

Lượng (nghìn tấn)

Giá trị (triệu USD) Tổng cộng

Brazil

1.132,50 599,4 1.462,71 844,8 1.261,70 703,63

506,9 258,2 584,57 345,3 571,1 307,96

Hoa Kỳ 227,1 135,9 576,75 333,3 555,5 318,62

Argentina 159,8 87,6 98,96 62,8 66,03 35,42

Canada 88,2 47,6 122,39 66,5 38,5 24,51

Uruguay 26,9 15,4 8,38 5,3 18,9 10,83

Paraguay 110,5 49,5 57,12 26,6 10,07 5,08

Khác 13,1 5,2 14,53 5 1,57 1,21

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, số liệu BICO, Bản đồ thương mại toàn cầu) Số liệu trong bảng 5 cho thấy, nguồn nhập khẩu đậu tương chính của Việt Nam chủ yếu từ các nước châu Mỹ, trong đó Mỹ và Brazil là 2 nước xuất khẩu lớn đậu tương cho Việt Nam. Như vậy, bình quân mỗi năm nước ta phải chi trả từ 500 – 800 triệu USD cho việc nhập khẩu đậu tương từ nước ngoài, trong khi điều kiện đất đai, khí hậu và công lao động của Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động phần lớn nguồn nguyên liệu này.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương triển vọng (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)