CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU TƯƠNG THEO
3.2.1. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống đậu tương ở giai đoạn 3 lá chét
Bảng 3.8. Chiều cao cây trước gây hạn và khoảng tăng trưởng chiều cao sau gây hạn và phục hồi
ĐVT: cm
Tên giống
Ngày gây hạn
1 3 5 7 14
Trước GH
Tăng lên SGH
Trước GH
Tăng lên SGH
Trước GH
Tăng lên SGH
Trước GH
Tăng lên SGH
Trước GH
DTDH 04 10,10f 0,23ab 9.87g 1,00bc 10,63e 3,10c 12,00de 6,90ab 10,17f DTDH 08 14,10abc 0,33ab 14.73ab 1,60ab 15,20abc 4,07bc 15,80ab 7,13ab 13,23cd DTDH 10 10,93ef 0,27ab 11.23fg 0,67c 12,37de 4,20bc 13,37bcd 5,93ab 11,63def 13 – 7 12,47cde 0,23ab 12.67def 1,10abc 12,90cde 3,27bc 11,23de 7,13ab 13,77bc DT84 14,47ab 0,40a 15.00a 1,30abc 15,57ab 6,36a 17,17a 7,23ab 16,80a DT26 14,17abc 0,33ab 14.53abc 1,37abc 14,37bcd 5,20ab 14,83abc 8,40ab 15,17ab DT31 15,47a 0,23ab 14.20abcd 1,76a 17,37a 3,90bc 16,20a 7,60ab 15,63ab DT51 12,07de 0,33ab 13.03bcde 1,10abc 12,00de 5,10abc 11,97de 7,10ab 12,10cde DT22 10,10f 0,30ab 10.13g 0,93bc 10.53e 4,13bc 10,13e 6,60ab 11,23ef DTPT 01 15,33a 0,17b 12.90cdef 1,77a 12,47de 4,77abc 12,40cde 7,77ab 12,33cde
DT30 12,90bcd 0,20ab 13.10bcde 0,63c 12,30de 3,43bc 13,23bcd 5,50ab 12,73cde DT2008
(đ/c) 11,87def 0,20ab 11.50efg 1,27abc 10,63e 3,37bc 11,20de 5,20b 11,00ef Ghi chú: Mỗi lần gây hạn là mỗi công thức thí nghiệm khác nhau. 1, 3, 5, 7 và 14, tương ứng với 5 công thức thí nghiệm.
Trước khi gây hạn 1 ngày, chiều cao trước khi gây hạn ở các giống dao động từ 10,10 – 15,47 cm. Giống có chiều cao lớn nhất là DT31 (15,47 cm), tiếp đến là DTPT 01 (15,33 cm), DT84 (14,47 cm) cao hơn giống đối chứng DT2008 (11,87cm). Giống có chiều cao thấp nhất là 2 giống DTDH 04 (10,10 cm) và giống DT22 (10,10 cm).
Sau gây hạn 1 ngày, giống có khoảng tăng trưởng nhiều nhất là giống DT84 (0,40cm). Giống có khoảng tăng trưởng thấp nhất là giống DTPT 01 (0,17cm). Nhìn chung sau gây hạn 1 ngày khoảng tăng trưởng của các giống không biến động nhiều.
Trước khi gây hạn 3 ngày, chiều cao các giống dao động từ 9,87 – 15,00 cm.
Các giống có chiều cao cao nhất là DT 84 (15,00 cm), DTDH 08 (14,73 cm), DT26 (14,53cm), DT31 (14,20 cm) cao hơn đối chứng DT2008 (11,50 cm). Thấp nhất là các giống DTDH 04 (9,87 cm), DT22 (10,13), DTDH 10 (11,23 cm) sai khác không có ý nghĩa thống kê với giống đối chứng DT2008.
Sau gây hạn 3 ngày, khoảng tăng trưởng chiều cao giữa các giống có sự sai khác dao động từ 0,63 – 1,77 cm. Giống có khoảng tăng trưởng cao nhất là DTPT 01 (1,77 cm), tiếp đến là DT31 (1,76 cm) cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với các giống DTDH 04 (1,00 cm), DT22 (0,93 cm), DTDH 10 (0,67cm), DT30 (0,63 cm) nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng DT2008 (1,27 cm) và các giống DT26 (1,37 cm), DT84 (1,30 cm), 13 – 7 (1,10 cm), DT51 (1,10 cm).
Trước khi gây hạn 5 ngày, chiều cao các giống dao động từ 10,53 – 17,37 cm) cao nhất là các giống DT31 (17,37 cm), cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng DT2008 (10,63 cm) và các giống còn lại, ngoại trừ giống DT84 (15,57 cm) và DTDH 08 (15,20 cm) sai khác không ý nghĩa về mặt thống kê.
Sau gây hạn 5 ngày, giống có khoảng tăng trưởng chiều cao lớn nhất là giống DT84 (6,36 cm) cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng nhưng khác nhau không ý nghĩa về mặt thống kê so với các giống DT26 (5,20 cm), DT51 (5,10 cm), DTPT 01 (4,77 cm).
Trước khi gây hạn 7 ngày, chiều cao các giống dao động từ 10,13 – 17,17 cm.
Giống có chiều cao cao nhất là giống DT84 (17,17 cm), tiếp đến là DT31 (16,20 cm), DTDH 08 (15,80 cm), DT26 (14,83 cm). Giống có chiều cao thấp nhất là giống DT22 (10,13 cm).
Sau gây hạn 7 ngày, giống có khoảng tăng trưởng chiều cao lớn nhất là giống DT26 (8,40 cm), thấp nhất là giống đối chứng DT2008 (5,20 cm). Tất cả các giống trong thí nghiệm trong giai đoạn này có khoảng tăng trưởng chìều cao sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Trước khi gây hạn 14 ngày, chiều cao các giống dao động từ 10,17 – 16,80cm.
Giống có chiều cao lớn nhất là DT84 (16,80 cm) khác nhau có ý nghĩa so với giống
đối chứng và các giống còn lại trừ giống DT31 (15,63cm) và DT26 (15,17 cm) sai khác không có ý nghĩa.
Sau gây hạn 14 ngày, hầu hết các giống thí nghiệm đều chết điều đó cho thấy với khoảng thời gian gây hạn này đã vượt quá sự chịu hạn của các giống trong môi trường thí nghiệm.
Như vậy, trong thời gian gây hạn và phục hồi sau gây hạn các giống có sự tăng trưởng về chiều cao càng lớn thì có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi (hạn) càng cao thể hiện ở việc cây có khả năng giữ nước và lấy nước để sử dụng cho việc sinh trưởng và phát triển.
3.2.1.2 . Chiều dài rễ sau gây hạn
Bảng 3.9. Chiều dài rễ sau gây hạn
STT Tên giống
Ngày gây hạn
1 3 5 7 14
1 DTDH 04 12,50bc 15,57d 19,17c 23,73cd - 2 DTDH 08 17,13abc 22,03abc 26,77ab 32,77ab 3 DTDH 10 17,20abc 23,87ab 27,30a 32,17ab 4 13 – 7 17,53ab 23,47ab 24,33abc 31,50ab 5 DT84 18,87a 19,93abcd 26,43ab 32,20ab 6 DT26 20,33a 25,97a 29,47a 34,70a 7 DT31 17,93ab 23,53ab 29,40a 32,57ab 8 DT51 16,13abc 19,00bcd 23,63abc 25,43cd 9 DT22 11,20c 17,23cd 20,17bc 22,70d 10 DTPT 01 14,93abc 21,37abcd 24,43abc 28,27bc 11 DT30 19,00a 22,07abc 23,73abc 28,17bc 12 DT2008(đ/c) 17,80ab 20,47abcd 23,87abc 28,27bc
(- cây chết hoàn toàn) Ghi chú: Các công thức có cùng chữ cái thể hiện khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức P < 0,05.
Qua bảng 3.9 cho thấy:
Chiều dài rễ sau khi gây hạn 1 ngày ở các giống thí nghiệm có chiều dài dao động từ 11,20 – 20,33 cm.Giống có chiều dài lớn nhất là giống DT26 (20,33 cm), tiếp đến là giống DT30 (19,00 cm), DT84 (18,87 cm) các giống này sai khác có ý nghĩa với các giống DTDH 04 (12,50 cm) và giống DT22 (11,20 cm) nhưng không sai khác so với đối chứng DT2008 (17,80 cm) và các giống còn lại.
Chiều dài rễ sau khi gây hạn 3 ngày ở các giống thí nghiệm có chiều dài dao động từ 15,57 – 25,97 cm. Đa số các giống có chiều dài rễ sau khi gây hạn khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng. Các giống DT26 (25,97 cm), DTDH 10 (23,87 cm), DT31 (23,53 cm), 13 – 7 (23,47 cm) có chiều cao lớn nhất có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống DT22 (17,23 cm) vàDTDH 04 (15,57 cm).
Chiều dài rễ sau khi gây hạn 5 ngày ở các giống thí nghiệm có chiều dài dao động từ 19,17 – 29,47 cm. Đa số các giống có chiều dài rễ sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê. Các giống DT26 (29,47 cm), DT31(29,40 cm) và giống DTDH 10 (27,30 cm) có chiều dài rễ lớn nhất và sai khác có ý nghĩa với các giống DT22 (20,17 cm), DTDH 04 (19,17 cm).
Chiều dài rễ sau khi gây hạn 7 ngày ở các giống thí nghiệm có chiều dài dao động từ 22,70 – 34.70 cm. Chiều dài rễ ởgiống DT26 (34,70 cm) là lớn nhất và cao hơn giống đối chứng DT2008 (28,27 cm) và các giống DTPT 01 (28,27 cm), DT30 (28,17 cm), DTDH 04 (23,73 cm), DT22 (22,70 cm. Các giống còn lại có chiều dài rễ dài hơn khống có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng.
Chiều dài rễ càng dài và phân nhánh nhiều có khả năng hút nước được nhiều vì vậy có khả năng chịu hạn càng tốt hơn so với những giống có chiều dài rễ ngắn. Trong các giống thí nghiệm có giống DT26 có chiều dài rễ trong điều kiện gây hạn là lớn nhất nên giống này có thể khả năng chịu hạn là tốt nhất. Tuy nhiên tính chịu hạn của một giống còn phụ thuộc vào yếu tố khác như cây có thể giảm sự mất nước hoặc cây chịu được sự mất nước (Trần Văn Điền, 2007).
3.2.1.3 .Số lượng nốt sần sau gây hạn của các giống thí nghiệm
Bảng 3.10. Số lượng nốt sần sau gây hạn trên bộ rễ (nốt/cây)
STT Tên giống Ngày gây hạn (ngày)
1 3 5 7 14
1 DTDH 04 0,33b 1,33b 3,33bcd 3,33de - 2 DTDH 08 2,67ab 3,00ab 3,67bcd 5,00bcde 3 DTDH 10 3,67a 4,67ab 7,00b 7,00abc 4 13 – 7 1,00b 4,00ab 4,00bcd 3,33de 5 DT84 2,00ab 2,33ab 4,33bcd 4,33cde 6 DT26 2,00ab 4,67ab 7,00b 10,00a 7 DT31 1,67ab 6,00a 11,00a 8,00ab 8 DT51 2,00ab 1,00b 5,33bc 5,67bcd 9 DT22 0,33b 1,67b 1,00d 3,33de 10 DTPT 01 0,67b 1,00b 2,67cd 1,67e 11 DT30 1,67ab 3,00ab 3,33bcd 4,00cde 12 DT2008(đ/c) 1,67ab 2,33ab 2,67cd 5,67bcd
(- cây chết hoàn toàn)
Ghi chú: Các công thức có cùng chữ cái thể hiện khác nhau không có ý nghĩa về
mặt thống kê ở mức P < 0,05.
Qua bảng 3.10 cho thấy:
Số lượng nốt sần trên bộ rễ sau gây hạn 1 ngày nhìn chung ở các giống ít có biến động. Giống có số lượng nốt sần nhiều nhất là DTDH 10 (3,67 nốt), thấp nhất là giống DTDH 04 và DT22 (0,33 nốt). Tất cả các giống không có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng DT2008 (1,67 nốt).
Sau gây hạn 3 ngày, số lượng nốt sần đã có sự thay đổi giữa các giống. Giống có số lượng nốt sần nhiều nhất là giống DT31 (6,00 nốt), tiếp đến là giống DT26, DTDH10 (4,67 nốt), thấp nhất là giống DTPT 01, DT51 (1,00 nốt). Nhìn chung các giống chưa có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng DT2008 (2,33 nốt).
Sau gây hạn 5 ngày, số nốt sần trên bộ rễ có sự biến động giữa các giống.
Giống có số lượng nốt sần cao nhất là giống DT31 (11,00 nốt) cao hơn đối chứng
DT2008 (2,67 nốt) và các giống còn lại. Tiếp đến là giống DT26, DTDH10 (7,00 nốt) cao hơn đối chứng và các giống DTPT 01 (2,67 nốt), DT22 (1,00 nốt).
Sau gây hạn 7 ngày, số lượng nốt sần trên bộ rễ giao động từ 1,67 – 10,00 nốt.
Giống có số lượng nốt sần cao nhất là giống DT26 (10,00 nốt) cao hơn đối chứng DT2008 (5,67 nốt), tiếp đến là giống DT31 (8,00 nốt), DTDH 10 (7,00 nốt). Giống thấp nhất là giống DTPT 01 (1,67 nốt).
Như vậy, khi số ngày gây hạn càng tăng lên đến 7 ngày thì nhận thấy 2 giống DT26 và DT31 có khả năng hình thành số lượng nốt sần cao nhất điều đó chứng tỏ bộ rễ của 2 giống này có khả năng phát triển được trong điều kiện hạn, có sự tương tác cộng sịnh với vi khuẩn Rhizobium Japonicum để tham gia vào quá trình hình thành nốt sần cũng như qua trình hút nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây.
3.2.1.4. Khối lượng tươi rễ sau gây hạn và phục hồi
Bảng 3.11. Khối lượng tươi rễ sau gây hạn và phục hồi
ĐVT: g
STT Tên giống
Ngày gây hạn
1 3 5 7 14
1 DTDH 04 0,97 c 1,27 d 1,60 b 2,00 d -
2 DTDH 08 1,57 ab 1,83 abc 2,40 a 2,87 ab 3 DTDH 10 1,37 abc 1,93 ab 2,30 a 2,83 ab 4 13 – 7 1,40 abc 1,77 abc 2,06 ab 2,63 abc
5 DT84 1,60 ab 1,77 abc 2,43 a 2,80 ab
6 DT26 1,57 ab 2,20 a 2,53 a 2,97 a
7 DT31 1,63 a 2,10 a 2,50 a 2,90 ab
8 DT51 1,30 abc 1,57 bcd 2,07 ab 2,33 bcd
9 DT22 0,87 c 1,40 cd 1,73 b 2,07 cd
10 DTPT 01 1,07 bc 1,80 abc 2,03 ab 2,77 ab 11 DT30 1,57 ab 1,93 ab 2,13 ab 2,40 abcd 12 DT2008(đ/c) 1,57 ab 1,83 abc 2,10 ab 2,47 abcd
( - cây chết hoàn toàn)
Ghi chú: Các công thức có cùng chữ cái thể hiện khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức P < 0,05.
3.2.1.5. Khối lượng tươi thân lá sau gây hạn và phục hồi
Khối lượng tươi thân lá sau phục hồi gây hạn 1 ngày ở các giống thí nghiệm dao động từ 0,97 – 1,63 g. Khối lượng tươi thân lá ở giống DT31 (1,63 g) và DT26 (1,53g) là lớn nhất và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng DT2008 (1,27g). Giống DT22 (0,97g) nhỏ nhất và thấp hơn có ý nghĩa với giống đối chứng DT2008 (1,27g).
Sau khi gây hạn 3 ngày khối lượng tươi thân lá sau phục hồi ở các giống thí nghiệm dao động từ 1,10 – 1,83 g. Khối lượng tươi thân lá ở giống DTDH 08(1,83 g) và DT31 (1,77g) là cao nhất và cao hơn giống đối chứng DT2008 (1,37g) và DTDH 04 (1,10g) . Các giống còn lại có khối lượng tươi thân lá sai khác không có ý nghĩa về thống kê so với giống đối chứng.
Sau khi gây hạn 5 ngày khối lượng tươi thân lá sau phục hồi ở các giống thí nghiệm dao động từ 1,53 – 2,23 g. Khối lượng tươi thân lá ở giống DT31 (2,23 g), DT26 (2,23)là cao nhất tiếp đến là DTDH 08 (2,23g), DT84 (2,00g), 13 – 7 (1,93g) là cao hơn đối chứng DT2008 (1,57g) và các giống này sai khác không có ý nghĩa về thống kê với nhau. Các giống còn lại có khối lượng tưới thân lá sau gây hạn và phục hồi sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê với so với đối chứng.
Sau khi gây hạn 7 ngày khối lượng tươi thân lá sau phục hồi ở các giống thí nghiệm dao động từ 1,73 – 2,57 g. Khối lượng tươi thân lá ở các giống DT31 (2,57 g),DTDH 08 (2,53 g ), DT26 (2,47g) là lớn nhất và đều cao hơn so với giống DT2008 (Đ/C) (1,73 g). 3 giống này sai khác không ý nghĩa với các giống 13 – 7 (2.30g) và DT84 (2.27g).Giống có khối lượng tươi thân lá sau gây hạn và phục hồi thấp nhất là giống đối chứng DT2008 (Đ/C) (1,73 g).
Khối lượng thân lá càng lớn thể hiện cây sinh trưởng càng mạnh, trong điều kiện gây hạn như nhau nhưng giữa các giống thể hiện sự tăng trưởng thân lá khác nhau chứng tỏ giữa các giống có sự khác nhau về khả năng chống chịu trong điều kiện thiếu nước. Các giống DT 31, DT26, DTDH 08 thể hiện rõ nhất khả năng chống chịu của mình.
Bảng 3.12. Khối lượng tươi thân lá sau gây hạn và phục hồi
ĐVT: g
STT Tên giống
Ngày gây hạn
1 3 5 7 14
1 DTDH 04 1,00 de 1,10 e 1,53 de 1,93 cde - 2 DTDH 08 1,53 ab 1,83 a 2,23 a 2,53 a 3 DTDH 10 1,00 de 1,43 bcd 1,90 abc 2,10 bcd 4 13 – 7 1,43 abc 1,70 abc 1,93 ab 2,30 ab 5 DT84 1,47 ab 1,63 abc 2,00 ab 2,27 abc
6 DT26 1,53 a 1,70 abc 2,23 a 2,47 a
7 DT31 1,63 a 1,77 ab 2,23 a 2,57 a
8 DT51 1,17 cde 1,40 bcd 1,80 bcd 2,07 bcde 9 DT22 0,97 e 1,47 abcd 1,57 cd 1,80 de 10 DTPT 01 1,37 abc 1,50 abc 1,87 bcd 2,10 bcd 11 DT30 1,43 abc 1,50 abc 1,77 bcd 2,07 bcde 12 DT2008(đ/c) 1,27 bcd 1,37 cd 1,57 cde 1.73 e
( - cây chết hoàn toàn) Ghi chú: Các công thức có cùng chữ cái thể hiện khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức P< 0,05.
3.2.1.6 Chỉ số chịu hạn cuả các giống đậu tương giai đoạn 3 lá chét
Chỉ số chịu hạn tương đối được tính theo các chỉ tiêu là tỷ lệ phầm trăm cây không héo và tỷ lệ phần trăm cây phục hồi sau 1, 3, 5,7,14 ngày gây hạn nhân tạo (Trang 24, phần phương pháp nghiên cứu). Chỉ số chịu hạn tương đối càng lớn thì khả năng chịu hạn của cây càng cao và ngược lại. Đây là cơ sở để đánh giá và tuyển chọn nhanh giống đậu tương có khả năng chịu hạn.
Kết quả xác định chỉ số chịu hạn của 12 giống đậu tương thí nghiệm thể hiện qua biểu đồ 3.1.
Trong các giống đậu tương nghiên cứu, các giống có chỉ số chịu hạn cao nhất là DT26 (23570.0), tiếp đến là giống DT31 (22784.5), DTDH 08 (18863,5), DT51 (18856.4), DTDH 04 (18856.4), DT30 (18856,4), 13 – 7 (16498.9) đều cao hơn so với đối chứng giống DT2008 (14142,1). Giống có chỉ số chịu hạn tương đối thấp nhất là DT84 (11785,4).