CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.2. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống đậu tương theo giai đoạn sinh trưởng
- Vật liệu nghiên cứu: Tập đoàn 12 giống đậu tương chịu hạn.
- Dụng cụ thí nghiệm và nguyên vật liệu: Cốc nhựa trắng trong suốt cao 20 cm, đường kính 5-8cm; đất trồng đậu tương và phân bón(đất cát pha 95%, Phân hữu cơ vi sinh 3%, vôi 1%, lân 1% ).
- Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Tháng 01 – 7/2018: tại nhà lưới - khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Huế.
- Phương pháp thí nghiệm
+ Công thức thí nghiệm: Mỗi lần gây hạn là 1 thí nghiệm, số thí nghiệm = số lần gây hạn.
12 giống x 2 cây/cốc x 3 lần lặp lại = 36 cốc PVC/lần gây hạn. Tổng số cốc PVC = 36 x n = m; Trong đó n là số lần gây hạn. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) với 3 lần lặp lại.
+ Sơ đồ thí nghiệm:
TN 1: 1 ngày hạn
TN 2: 3 ngày hạn
TN 3: 5 ngày hạn
TN 4: 7 ngày hạn
TN 5: 14 ngày hạn
11 1 7 10 2
3 8 3 4 7
12 4 1 2 8
6 2 12 5 1
10 5 8 3 11
9 10 11 1 9
4 3 2 6 3
5 12 5 11 6
7 6 4 8 4
1 9 10 9 12
8 11 6 7 5
2 7 9 12 10
Ghí chú: Sơ đồ trên bố trí cho 1 lần nhắc lại, mỗi thí nghiệm là 1 lần gây hạn
+ Phương pháp gậy hạn nhân tạo: Khi cây được 3 lá chét thì tiến hành gây hạn nhân tạo bằng cách không tưới nước 1, 3, 5, 7, 14 ngày liên tục để theo dõi các chỉ tiêu chịu hạn. Cụ thể: tưới nước để khô 1 ngày theo dõi các chỉ tiêu: tưới nước để khô 3 ngày theo dõi các chỉ tiêu,…).
- Các bước gây hạn
Sau khi gieo đến khi cây đậu tương ở giai đoạn 3 lá chét thì tiến hành gây hạn nhân tạo 1 ngày hạn, 3 ngày hạn , 5 ngày hạn, 7 ngày hạn, 14 ngày hạn.
+ Lượng nước tưới. Trước khi gây hạn, tiến hành thử lượng nước (ml) để đất trong cốc đạt độ ẩm 50-60% (độ ẩm đất theo yêu cầu của cây đậu tương ở giai đoạn cây con). Sau đó tiến hành gây hạn nhân tạo với lượng nước trên,
+ Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và độ ẩm đất trong suốt quá trình thí nghiệm được xác định.
Bước 1: Cho cây ở các công thức đồng loạt chịu hạn .
Bước 2: Ở công thức gây hạn 1 ngày
+ Sau khi cây chịu hạn được 1 ngày thì đánh giá các chỉ tiêu, rồi tiến hành tưới nước.
+ Sau tưới nước 1 ngày thì đánh giá khả năng hồi phục, rồi tiến hành nhổ cây để cân đo.
Bước 3: Ở công thức gây hạn 3 ngày
+ Sau khi cây chịu hạn được 3 ngày thì đánh giá các chỉ tiêu, rồi tiến hành tưới nước.
+ Sau tưới nước 3 ngày thì đánh giá khả năng hồi phục, rồi tiến hành nhổ cây để cân đo.
Bước 4: Ở công thức gây hạn 5 ngày
+ Sau khi cây chịu hạn được 5 ngày thì đánh giá các chỉ tiêu, rồi tiến hành tưới nước.
+ Sau tưới nước 5 ngày thì đánh giá khả năng hồi phục, rồi tiến hành nhổ cây để cân đo.
Bước 5: Ở công thức gây hạn 7 ngày
+ Sau khi cây chịu hạn được 7 ngày thì đánh giá các chỉ tiêu, rồi tiến hành tưới nước.
+ Sau tưới nước 7 ngày thì đánh giá khả năng hồi phục, rồi tiến hành nhổ cây để cân đo.
Bước 6: Ở công thức gây hạn 14 ngày
+ Sau khi cây chịu hạn được 14 ngày thì đánh giá các chỉ tiêu, rồi tiến hành tưới nước.
+ Sau tưới nước 14 ngày thì đánh giá khả năng hồi phục, rồi tiến hành nhổ cây để cân đo.
+ Đánh giá khả năng chịu hạn: Ngay sau khi kết thúc gây hạn
+Chiều cao cây trước và sau gây hạn (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương QCVN 01-58 : 2011/BNNPTNT.
+ Khối lượng thân lá (g): Cân khối lượng thân lá sau khi cây đã phục hồi.
- Tỷ lệ cây chết (héo) sau gây hạn: Là số lượng mẫu điều tra bị chết(héo) tính theo phần trăm (%) so với tổng số mẫu điều tra.
- Tỷ lệ cây phục hồi sau tưới lại: Là số lượng mẫu điều tra phục hồi tính theo phần trăm (%) so với tổng số mẫu điều tra.
- Chỉ tiêu về rễ:
+ Chiều dài rễ (cm): Đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng của rễ chính, đo chiều dài rễ sau khi cây đã phục hồi.
+ Khối lượng rễ (g): Cân khối rễ sau khi cây đã phục hồi.
+ Số lượng nốt sần (nốt): đếm số lượng nốt sần có trên cây - Chỉ số chịu hạn được xác định theo công thức:
• Trong đó: S là chỉ số chịu hạn tương đối
• a1 là phần trăm cây không héo sau để hạn 1 ngày.
• b1 là phần trăm cây phục hồi sau 1 ngày tưới nước.
• a3 là phần trăm cây không héo sau để hạn 3 ngày.
• b3 là phần trăm cây phục hồi sau 3 ngày tưới nước.
• a5 là phần trăm cây không héo sau để hạn 5 ngày.
• b5 là phần trăm cây phục hồi sau 5 ngày tưới nước.
• a7 là phân trăm cây không héo sau để hạn 7 ngày.
• b7 là phần trăm cây phục hồi sau 7 ngày tưới nước.
• a14 là phân trăm cây không héo sau để hạn 14 ngày
• b14 là phần trăm cây phục hồi sau 14 ngày tưới nước
2.3.2.2. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống đậu tương ở giai đoạn trổ hoa - Đối tượng thí nghiệm: 12 giống đậu tương
- Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Tháng 01 – 7/2018: tại nhà lưới - khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Huế.
Sơ đồ thí nghiệm
LN1 LN2 LN3
5 1 4 10 9 2
7 8 6 9 12 1
6 3 8 3 8 10
2 12
9 11
2 7 5 3
12 5 11 7
10 4 1 11 6 4
+ Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trong châu. 12 giống ×2 cây/chậu
×3 lần lặp lại = 36 chậu, theo kiểu Ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) - 3 lần lặp lại.
+ Gây hạn nhân tạo: Sau khi cây có hoa đầu tiên (sau gieo khoảng 35-40 ngày) ngừng tưới nước trong khoảng thời gian từ 7 đến 14 ngày (tùy điều kiện thực tế mà quyết định số ngày ngưng tưới nước phù hợp).
Sau khi gây hạn 7-14 ngày (tùy điều kiện cụ thể), những cây còn sống sót thì tiếp tục chăm sóc bình thường cho đến khi thu hoạch để đo đếm các chỉ tiêu nông sinh học.
+ Lượng nước tưới. Trước khi gây hạn, tiến hành thử lượng nước (ml) để đất trong chậu đạt độ ẩm 70-80% (độ ẩm đất cây đậu tương yêu cầu ở giai đoạn trổ hoa).
Sau đó tiến hành gây hạn nhân tạo với lượng nước trên,
+ Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và độ ẩm đất trong suốt quá trình thí nghiệm được xác định.
- Chỉ tiêu đánh giá:
* Chỉ số chịu hạn theo phương pháp của Lê Trần Bình và cs, (1998). Đánh giá ngay sau khi kết thúc gây hạn.
* Đối với cây chết ngay sau khi kết thúc gây hạn thì các chỉ tiêu nông sinh học được đánh giá ngay sau khi gây hạn. Đối với những cây sống (phục hồi) sau khi gây hạn thì tiếp tục chăm sóc bình thường (bao gồm tưới nước cho đến khi thu hoạch đo đếm các chỉ tiêu nông sinh học.