CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ỐNG RỄ PVC
3.1.3. Đặc điểm các tính trạng của rễ cây đậu tương và khối lượng thân lá khô
Các chỉ tiêu về tính trạng của rễ cây đậu tương và khối lượng thân lá khô được thể hiện ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu về tính trạng rễ cây đậu tương và khối lượng thân lá khô Giống
Chiều dài rễ (cm)
Khối lượng rễ khô
(g)
Khối lượng thân lá khô
(g)
Tỷ lệ khối lượng rễ/thân lá
(%)
DTDH 04 81,06abcd 12,68ab 27,99a 45,31
DTDH 08 77,25bcde 10,92bc 23,77ab 45,97
DTDH 10 82,16abc 9,27cd 18,46bcd 49,41
13 - 7 86,92a 14,95a 24,50ab 61,02
DT84 71,75e 9,21cd 23,00ab 40,04
DT26 72,32e 8,52cd 18,56bcd 45,89
DT31 70.28e 12,08b 12,70d 95,10
DT51 74,35e 10,94bc 11,90d 91,95
DT22 73,12de 9,08cd 14,72cd 61,66
DTPT 01 71,21e 6,65de 17,39bcd 38,28
DT30 82,76ab 12,44ab 20,87ab 59,62
DT2008(đ/c) 70,79e 4,88e 12,64d 38,56
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa ở mức α = 0,05 theo Dulcan
Qua Bảng 3.3 cho thấy, chiều dài rễ cây đậu tương giao động trong khoảng 70,28 – 86,92 cm. Đa số các giống có chiều dài rễ khác nhau không ý nghĩa so với đối chứng, chỉ có giống DTDH04, DTDH08, DTDH10,13 – 7 và DT30 là dài hơn có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, giống 13 – 7 có chiều dài rễ dài nhất với 86,92 cm dài hơn nhiều so với đối chứng là 70,76 cm.
Rễ cây đậu tương phát triển thành hai giai đoạn, lúc đầu rễ chính và các rễ phụ cấp 1 phát triển và kéo dài khoảng 30 – 40 cm. Đến giai đoạn sau các rễ phụ cấp 2 ở gần cổ rễ kéo dài và phát triển cho tới khi gần thu hoạch làm nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng. Khối lượng khô của rễ giao động từ 4,88 – 14,95 g. Tất cả các giống đều có khối lượng rễ khô cao hơn so với đối chứng (4,88g), ngoại trừ giống DTPT01. Giống có khối lượng rễ khô cao nhất là 13 – 7 (14,95g) và sai khác có ý nghĩa với hầu hết các giống, trừ giống DTDH04 và DT30 giữa các giống này có sự khác nhau không ý nghĩa ở mức α = 0.05.
Khối lượng thân lá khô của cây đậu tương sau khi thu hoạch giao động từ 11,90 – 27,99 g. Giống có khối lượng thân lá khô thấp nhất là DT51 (11,90 g). Thấp hơn so với đối chứng (12,64 g). Các giống còn lại đều có khối lượng thân lá khô cao hơn đối chứng.Cao nhất là giống DTDH04 đạt (27,99 g).
Trong các giống đậu tương nghiên cứu có 2 giống có tỷ lệ rễ/thân lá cao nhất là DT31 (95,10%), tiếp theo là giống DT51 (91,95%). Tỷ lệ rễ/thân lá càng cao thể hiện giống đó phát triển cân đối giữa thân lá và rễ, bộ rễ phát triển tốt cho phép cây đậu tương có khả năng chịu hạn tốt. Nhìn chung, các giống đậu tương nghiên cứu đều có tỷ lệ rễ/thân lá cao hơn so với đối chứng, chỉ có giống DTPT01 (38,28%) là thấp hơn so với đối chứng.
Sự xâm nhập của vi khuẩn Rhizobium japonicumvào rễ cây đậu tương cũng giống như vi khuẩn Rhizobium vào rễ cây lạc. Tuy nhiên, với rễ cây đậu tương do miền lông hút phía trên chóp rễ phát triển nên vi khuẩn thường xâm nhập nhiều vào miền lông hút của các rễ cọc và rễ con. Khi cây bắt đầu ra lá thật thứ nhất (sau gieo khoảng 10 ngày) đã có ít nốt sần phát sinh trên rễ cọc và rễ phụ cấp 1. Nốt sần phát sinh nhiều trên các rễ ở tầng đất 0 – 20 cm đặc biệt ở vùng cổ rễ.
Bảng 3.4. Số lượng nốt sần và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương nghiên cứu
Giống Số lượng nốt sần/cây (nốt)
Khối lượng nốt sần/cây (g)
DTDH 04 64,37b 2,70b
DTDH 08 66,60ab 4,03ab
DTDH 10 102,37a 4,63ab
13 - 7 76,53ab 4,03ab
DT84 88,10ab 5,40ab
DT26 76,70ab 5,70a
DT31 82,53ab 3,86ab
DT51 56,77b 3,50ab
DT22 69,50ab 5,07ab
DTPT 01 87,20ab 3,67ab
DT30 68,60ab 3,63ab
DT2008(đ/c) 54,20b 3,46ab
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa ở mức α = 0,05 theo Dulcan
Theo kết quả nghiên cứu ở giai đoạn thu hoạch, các giống đều có số lượng nốt sần nhiều hơn so với đối chứng (54,20 nốt sần/cây) và nhiều nhất là giống DTDH10 với 102,37 nốt sần. Mặc dù giống DTDH10 có số lượng nốt sần nhiều nhất nhưng khối lượng nốt sần cao nhất là ở giống DT26 với 5,70g/cây. Tuy nhiên, chỉ có giống DTDH04 và DT26 là có sự khác nhau ý nghĩa; còn lại các giống khác có sự khác nhau không ý nghĩa ở mức α = 0,05. Khối lượng nốt sần lớn, chứng tỏ chất lượng nốt sần ở giống DT26 có thể tốt hơn và có khả năng cố định N tốt hơn.